và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH xây lắp điện cơ Thuận Phát.
Thứ nhất: Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Quá trình tập hợp và phân bổ chi phí NVL, CCDC cho các đối tượng sử dụng. Về cơ bản doanh nghiệp đã thực hiện nguyên tắc vật liệu xuất dùng cho đối tượng nào thì tính chi phí cho đối tượng đó.
Theo em Doanh nghiệp nên mở thẻ theo dõi NVL, CCDC để tiện cho khâu quản lý, khi cần kiểm tra đối chiếu có thể thực hiện được ngay và dễ dàng. Mẫu thẻ:
BÁO CÁO NHẬP XUẤT TỒN KHO NVL, CCDC
Qúy:....Năm:.... STT NVL,Tên CCDC ĐVT Tồn kho đầu năm Nhập Xuất Tồn kho cuối kỳ Kỳ này Lũy kế Kỳ này Lũy kế
SL TT SL TT SL TT SL TT SL TT SL TT
Tổng cộng
Ngày....tháng....năm.... Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Kế toán Công ty cần yêu cầu các nhân viên thống kê đội lập bảng kê vật liệu thừa chưa sử dụng hết ở công trình để có căn cứ phản ánh chính xác hơn chi phí NVLTT thực tế phát sinh.
Chủ nhiệm CT cần phải tổ chức kiểm kê lượng vật liệu còn lại chưa sử dụng tại công trường xây dựng khi công trình đã hoàn thành. Bởi nguyên vật liệu dù được mua dựa trên tính toán theo dự toán và kế hoạch thi công song việc thừa vật liệu trong thi công là điều khó tránh khỏi cho dù là không nhiều. Khi đó tùy theo phương thức xử lý lượng vật liệu thừa này mà thực hiện hạch toán cho phù hợp:
Nếu chuyển số vật liệu này sang thi công công trình khác: Kế toán theo định khoản:
Nợ TK 621 ( Chi tiết công trình nhận vật liệu) Có TK 621 ( Chi tiết công trình thừa vật liệu)
Nếu thực hiện bán số vật liệu thừa không sử dụng hết kế toán có thể tính toán xác định giá vốn vật liệu thừa đem bán và ghi nhận doanh thu. Song do lượng vật liệu thừa thường ít kế toán có thể ghi giảm chi phí tương ứng với số tiền thu được theo định khoản:
Nợ TK 111,112.131...
Có TK 3333 ( Nếu có)
Có TK 621 ( Chi tiết cho công trình thừa vật liệu)
Thứ hai: Đối với chi phí nhân công trực tiếp:
Việc tập hợp và phân bổ tiền lương của doanh nghiệp theo chế độ quy định. Hàng tháng các bảng chấm công, bảng thanh toán lương, các chứng từ khác có liên quan đến vấn đề lương thì kế toán các đội xây lắp tập hợp gửi về phòng tài chính kế toán của Doanh nghiệp, kế toán tiền lương tiến hành kiểm tra đối chiếu, lập các bảng kê tổng hợp và bảng phân bổ tiền lương, BHXH và theo dõi các sổ sách liên quan.
Công ty nên áp dụng cả hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm, gắn tiền lương của công nhân với năng suất lao động để kích thích tinh thần làm việc và tăng hiệu quả lao động.
Công ty nên hạch toán rõ ràng chi phí vật liệu, nhân công dùng cho hoạt động máy thi công, không được hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp. Các chi phí vật liệu phục vụ máy thi công cho nhiều lần thì hạch toán phân bổ cho các công trình liên quan để đảm bảo xác định chính xác chi phí sử dụng máy thi công, giúp các nhà quản trị có được những thông tin chính xác về hoạt động của đơn vị mình, biết được kết quả lãi, lỗ của từng công trình.
Thứ tư: Chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố sau đây: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu dùng cho phân xưởng, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Toàn bộ chi phí trên được hạch toán vào tài khoản 627 và được mở chi tiết cho tài khoản cấp 2 cụ thể nhưng thực tế ở Công ty TNHH xây lắp điện cơ Thuận Phát, các chi phí sản xuất chung đều được hạch toán chung vào tài khoản 627, không mở chi tiết ra các tài khoản cấp 2. Việc này rất khó khăn cho quá trình phân tích các yếu tố chi phí thuộc sản xuất chung. Do đó, chúng ta khó đề ra các biện pháp nhằm quản lý, tiết kiệm được chi phí sản xuất chung, hạ giá thành sản phẩm. Để khắc phục tình trạng đó công ty nên mở chi tiết một số tài khoản cấp 2 với TK 627.
Thứ năm: Về kết chuyển giá vốn các công trình khi đã có doanh thu và chi phí nhưng cuối mỗi tháng kế toán không kết chuyển chi phí các công trình luôn mà đến tháng 12 kế toán mới kết chuyển giá vốn để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như vậy là không hợp lý và không kịp thời. Theo em khi đã phát sinh doanh thu và chi phí đã được tập hợp thì doanh nghiệp nên kết chuyển để xác định giá vốn các công trình vào cuối mỗi tháng.
Thứ sáu: Hình thức sổ kế toán:
Doanh nghiệp nên in sổ chi tiết các tài khoản để tiện cho việc ghi chép kiểm tra đối chiếu số liệu được kịp thời theo mẫu sau:
Bộ, sở:... Mẫu số S43 - H
Đơn vị:... ( Ban hành theo quy định số 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ tài chính)
SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN Tên tài khoản:...Số hiệu:... Đối tượng:... Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số phát
sinh Số dư Ghi
chú Số
hiệu thángNgày Nợ Có Nợ Có
1 2 3 4 5 6 7 8 9
- Sổ này có....trang, đánh số từ trang 01 đến trang... - Ngày mở sổ:....
Ngày....tháng....năm....
Người ghi sổ Phụ trách kế toán Thủ trưởng đơn vị
( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký tên, đóng dấu)
Thứ bảy:Trong tổ chức công tác kế toán nói chung.
Nên giảm bớt công việc hiện nay cho kế toán trưởng bằng cách giao trách nhiệm cho nhân viên kế toán khác để kế toán trưởng có thể thực hiện các nhiệm vụ của mình hiệu quả nhất. Bên cạnh đó thường xuyên tổ chức, đào tạo nâng cao trình độ nhân viên kế toán, cập nhật các văn bản, chế độ kế toán mới.
Để tạo sự đồng bộ trong công tác quản lý số liệu ,thông tin,kế toán trưởng nên phân công trách nhiệm rõ ràng trong việc quản lý đối với các cán bộ nhân viên trong phòng kế toán của Công ty. Do việc chứng từ luân chuyển liên tục, nhanh chóng nên kế toán sẽ phải hạch toán những khoản chi phí và giá thành sản phẩm qua các số liệu cung cấp , dễ xảy ra sai sót về số liệu kế toán. Vì vậy theo
em nên có thêm kế toán tập hợp chi phí và kế toán gía thành để tránh sai sót trong quá trình tính toán số liệu mà một kế toán đảm nhiệm. Kế toán chi phí tập hợp xong chuyển sang cho kế toán giá thành như vậy nó sẽ đảm bảo tính chính xác ,không bị nhầm lẫn số liệu.
Công ty nên có một bộ phận kế toán quản trị để quản trị chi phí, xây dựng các định mức chi phí cho phù hợp với từng sản phẩm, điều kiện công ty.
PHẦN IV
KẾT LUẬN
1. Phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp, là điều kiện có thể giúp cho các doanh nghiệp đứng vững và khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Để đạt được điều đó thì các doanh nghiệp phải có kế hoạch sử dụng và quản lý chi phí một cách hợp lý, chặt chẽ. Một trong những công cụ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp có thể theo dõi, quản lý chi phí là công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Vì thông qua đó nhà quản lý doanh nghiệp sẽ nắm bắt một cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và các thông tin về giá thành sản phẩm. Từ đó tìm ra được những tồn tại và khó khăn cần khắc phục trong quá trình thực hiện sản xuất sản phẩm, đưa ra những biện pháp tối ưu, quyết định phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp mình.
2. Công ty TNHH xây lắp điện cơ Thuận Phát đã hết sức coi trọng công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP, vì đó là cơ sở để Công ty tính giá thành thực tế công trình xây lắp, là chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý chi phí, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty đã tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, khoa học và hợp lý, chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Nhà nước, đồng thời đáp ứng được yêu cầu tiết kiệm chi phí và hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với công trình Katolec, Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành là phương pháp tính giá thành trực tiếp nên giá thành thực tế cho công trình là 1.291.696.048 ( đồng).
Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty có một số ưu điểm nhưng cũng còn một số tồn tại, hạn chế nhưng tôi tin rằng với kinh nghiệm vững vàng, trình độ chuyên môn cao của đội ngũ kế toán, cộng thêm sự hỗ trợ các phương tiện kỹ thuật hiện đại chắc chắn công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng của Công ty ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Giang. (2010). Retrieved 01 10, 2012, from 4share.vn:
http://docs.4share.vn/docs/14311/Ke_toan_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh _san_pham_xay_lap_tai_Cong_ty_Co_phan_Cong_trinh_Vien_thong.html
Hà. (2010). Retrieved 1 10, 2012, from tailieu.vn: http://tailieu.vn/xem-tai- lieu/nghien-cuu-thuc-te-ke-toan-chi-phi-va-tinh-gia-thanh-san-pham-tai-xi- nghiep-xay-lap-33.896416.html
PGS.TS Võ Văn Nhị, k. k. Kế toán doanh nghiệp xây lắp, kế toán đơn vị chủ đầu tư. Nhà xuất bản tài chính.
Phượng, T. (2006, 10 11). tapchiketoan.com. Retrieved 02 15, 2012, from tapchiketoan.com: http://www.tapchiketoan.com/ke-toan/ke-toan-hoat-dong- xay-lap/dac-diem-san-xuat-xay-lap-co-anh-huong-den-ke-toan-cpsx-va-tinh- gtsp-trong-cac-doanh-nghiep-xa.html
Thêm, T. (2006, 10 19). tapchiketoan.com. Retrieved 02 15, 2012, from tapchiketoan.com:http://www.tapchiketoan.com/ke-toan/ke-toan-hoat-dong-xay- lap/vai-tro-va-nhiem-vu-cua-ke-toan-cpsx-va-tinh-gtsp-trong-cac-doanh-nghiep- xa.html
Sổ cái các TK, bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Các bảng biểu liên quan, Công ty TNHH xây lắp điện cơ Thuận Phát, năm 2012.
PHỤ LỤC
Bảng 3.1: Tài sản và nguồn vốn của công ty qua 2 năm
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu năm 2011 năm 2010 So sánh
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền
I. TÀI SẢN 8.595.314. 914 100 7.344.412.7 88 1 00 1.250.902.1 26 A- Tài sản ngắn hạn 6.889.706.811 80,16 5.822.758.118 79,28 1.066.948.693 1. Tiền và các khoảng tương đương
tiền 259.700. 878 3 ,02 311.167.3 57 4, 24 (51.466.4 79)
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn -
3. Các khoản phải thu ngắn hạn 5.997.084.134 69,77 4.755.312.186 64,75 1.241.771.948 4. Hàng tồn kho 561.341. 506 6 ,53 756.278.5 75 10,3 0 (194.937.06 9) 5. Tài sản ngắn hạn khác 71.580. 293 0 ,83 71.580.2 93 B - Tài sản dài hạn 1.705.608. 103 19, 84 1.521.654.6 70 20,7 2 183.953.4 33 1. Tài sản cố định 1.615.212.510 18,79 1.329.197.953 18,10 286.014.557 2. Bất động sản đầu tư -
3. Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn -
IV. Tài sản dài hạn khác 90.395.593 1,05 192.456.717 2,62 (102.061.124) II. NGUỒN VỐN 71.580. 293 1 7.344.412.7 88 1 00 1.250.902.1 26 A - Nợ phải trả 5.918.441. 719 68, 86 5.071.752.2 83 69,0 6 846.689.4 36 1. Nợ ngắn hạn 5.918.441.719 68,86 5.071.752.283 69,06 846.689.436 2. Nợ dài hạn - B - Vốn chủ sở hữu 2.676.873.195 31,14 2.272.660.505 30,94 404.212.690 1. Vốn chủ sở hữu 2.676.873.195 31,14 2.272.660.505 30,94 404.212.690
Bảng 3.3. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh.
Đơn vị tính: VNĐ
St
t Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 10.991.110.926 23.446.890.431 60.533.301.236 2 Các khoản giảm trừ doanh thu
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10.991.110.926 23.446.890.431 60.533.301.236
4 Giá vốn hàng bán 8.829.803.496 19.820.054.863 54.536.094.135
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.161.307.430 3.626.835.568 5.997.207.101 6
Doanh thu hoạt động tài chính
6.264.801 24.876.904 20.085.222
7 Chi phí tài chính 364.113.050 599.967.242 356.000.000
trong đó: Chi phí lãi vay 364.113.050 599.967.242 356.000.000 8 Chi phí quản lý kinh doanh 1.739.123.691 2.848.216.215 5.257.079.633 9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 64.335.490 203.529.015 404.212.690 10 Thu nhập khác
11 Chi phí khác 12 Lợi nhuận khác
13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 64.335.490 203.529.015 404.212.690 14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 16.083.873 50.882.253 101.053.172 15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 48.251.617 152.646.762 303.159.518
Bảng 3.4. Tình hình lao động ba năm 2009, 2010, 2011
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh 10/09
So sánh
11/10 BQ
SL Cơ cấu SL Cơ cấu SL Cơ cấu (+,-) (%) (+,-) (%) (%)
Tổng số lao động 60 100 66 100 77 100 6 110 11 116.67 113.33
I. Phân theo giới tính
1. Nam 55 91.67 59 89.39 69 89.61 4 107.27 10 116.95 112.11
2. Nữ 5 8.33 7 10.61 8 10.39 2 140 1 114.29 127.14
II. Phân theo trình độ
1. Đại học 5 8.33 6 9.09 8 10.39 1 120 2 133.33 126.67
2. Cao đẳng 3 5.00 3 4.55 4 5.19 0 100 1 133.33 116.67
3. Trung cấp 2 3.33 3 4.55 3 3.90 1 150 0 100.00 125.00
4. Công nhân kỹ thuật 50 83.33 54 81.82 62 80.52 4 108 8 114.81 111.41