Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH xây lắp điện cơ thuận phát (Trang 31)

3.1.1. Địa chỉ và loại hình kinh doanh.

Tên Doanh nghiệp: Công ty TNHH xây lắp điện cơ Thuận Phát

Địa chỉ: thôn Đình Thôn - xã Mỹ Đình - huyện Từ Liêm – TP Hà Nội Điện thoại: 04.37855036 F ax: 04.37855282

Đại diện: Ông Trần Mỹ Quảng Chức vụ: Giám đốc

3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp

Công ty TNHH xây lắp điện cơ Thuận Phát được thành lập vào năm 2005 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0102030829 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 10 tháng 05 năm 2005. Thay đổi lần thứ nhất ngày 31 tháng 12 năm 2007.

3.1.1.2. Lĩnh vực hoạt động và quy trình sản xuất sản phẩm

* Cung cấp, lắp đặt và bảo trì hệ thống điện cho các nhà máy và toà nhà ... bao gồm:

- Đường dây và trạm biến áp (6-35KV) cung cấp điện - Hệ thống cáp động lực - tủ điện

- Hệ thống đèn chiếu sáng trong nhà, xưởng - Hệ thống chiếu sáng bên ngoài

- Hệ thống chống xét

- Hệ thống cấp nguồn cho máy sản xuất - Hệ thống điện thoại

- Hệ thống báo cháy

* Cung cấp, lắp đặt và bảo trì hệ thống cơ khí cho các nhà máy và toà nhà ... bao gồm:

- Hệ thống cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất - Hệ thống thoát nước xử lý nước thải

- Hệ thống điều hoà không khí - Hệ thống thông gió

- Hệ thống khí nén - Hệ thống gas

- Hệ thống bơm và chữa cháy - Hệ thống vệ sinh và bếp

* Thiết kế và tư vấn giám sát phần xây dựng và các toà nhà công nghiệp: - Thiết kế kiến trúc và tư vấn giám sát

- Cơ cấu tổ chức tư vấn thiết kế và giám sát - Thiết kế hệ thống điện và tư vấn giám sát

- Thiết kế hệ thống cấp nước, thoát nước và tư vấn giám sát

Công ty đã thực hiện một loạt các dự án lớn, trở thành một nhà thầu có uy tín trong lĩnh vực điện cơ tại Việt Nam.

Công ty hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực xây lắp các hệ thống điện và cơ khí trong các nhà máy ở khu công nghiệp và khu vui chơi giải trí ...

*Chế độ kế toán áp dụng tại Doanh nghiệp

- Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch)

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán bằng tiền Việt nam đồng.

- Chế độ kế toán áp dụng: Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC.

- Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

- Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức kế toán máy và hình thức sổ theo hình thức “Nhật ký chung”.

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: theo thực tế

+ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Giá bình quân gia quyền + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

- Phương pháp khấu hao TSCĐ đang áp dụng: Theo phương pháp đường thẳng, được khấu trừ vào nguyên giá của TSCĐ và thời gian sử dụng hữu ích ước tính phù hợp với khung quy định trong QĐ206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003.

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: theo thực tế - Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: theo thực tế

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả: theo thực tế

- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái: theo tỷ giá Liên ngân hàng tại thời điểm ghi nhận.

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: theo thực tế

* Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH xây lắp điện cơ Thuận Phát.

* Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty TNHH xây lắp điện cơ Thuận Phát:

( Nguồn: Phòng kế toán của công ty)

+ Kế toán trưởng: Phụ trách chung theo nhiệm vụ, chức năng của phòng, chịu trách nhiệm trước pháp luật do nhà nước quy định, giúp giám đốc công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê tin kinh tế, tham gia hợp đồng kinh tế và hạch toán kế toán. Đảm bảo thực hiện đúng chế độ chính sách quy định, tổ chức đào tạo hướng dẫn, kiểm tra kế toán trong công ty.

+ Kế toán TSCĐ + Vốn bằng tiền + NVL + CCDC: Có nhiệm vụ theo dõi việc tăng, giảm TSCĐ, theo dõi các khoản thu, chi số tăng, giảm của tiền tại quỹ hay tại ngân hàng. Theo dõi vật liệu nhập kho, xuất kho, tồn kho.

+ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm + Tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN: Có nhiệm vụ theo dõi và tập hợp chi phí sản xuất để cuối kỳ căn cứ vào kết quả của chi phí sản phẩm và các tài liệu có liên quan để tính giá thành sản phẩm. Kế toán tiền lương BHXH, BHYT, BHTN theo dõi quá trình chi trả lương đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động trong công ty.

3.1.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn năm 2011.( Bảng CĐKT được trình bày ở phụ lục 3.1) ( Bảng CĐKT được trình bày ở phụ lục 3.1)

* Tình hình tài sản của công ty

Năm 2011 tổng tài sản và nguồn vốn của công ty là 8.595.413.914 đồng với các biến động như sau:

Trong năm 2011, do đầu tư thêm nguồn nhân lực, chính sách khuyến khích người lao động tốt và do mở rộng sản xuất, lưu thông nên tổng tài sản, nguồn vốn cuối năm 2011 đã tăng so với đầu năm 2011 là 1.250.902.126 đồng, tương ứng tăng 17,03%. Trong cơ cấu tài sản, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Cuối năm 2011, tài sản ngắn hạn tăng 1.066.948.693 đồng. Tương ứng 18,32% so với đầu năm 2011. Tài sản ngắn hạn tăng lên chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn. Tài sản dài hạn của công ty tăng lên 183.953.433 đồng so với đầu năm, tương ứng 12,08% là do trong năm công ty đã đầu tư thêm vào các loại máy móc thiết bị mới để tăng công suất cũng như cải thiện hơn chất lượng sản phẩm.

* Tình hình nguồn vốn của công ty

Nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng lên, chứng tỏ công ty có khả năng tài chính tương đối ổn định. Nợ phải trả tăng 846.689.436 đồng so với đầu năm tương ứng 16,69%. Vốn chủ sở hữu tăng 404.212.690 đồng, tương ứng 17,78%. Chứng tỏ công ty có sự bổ xung vốn sản xuất kinh doanh, công ty đã chiếm dụng vốn của các đơn vị khác nhưng vẫn luôn chủ động về mặt tài chính.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Biểu 3.2 So sánh nguồn vốn năm 2010 và 2011

3.1.3. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh năm 2009, 2010, 2011.

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là mục đích cuối cùng của hầu hết các doanh nghiệp. Để đánh giá một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không người ta thường phân tích trên bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với bản thân mỗi doanh nghiệp cũng phải phân tích kết quả hoạt động của chính mình, Từ đó tìm ra được những điểm đã đạt được, những gì cần khắc phục, từ đó đưa ra định hướng phát triển cho phù hợp. Đối với Công ty TNHH xây lắp điện cơ Thuận Phát, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện qua Phụ lục 3.3.

Qua phụ lục 3.3 ta thấy: Lợi nhuận sau thuế của Công ty qua 3 năm là tăng, điều đó cho thấy việc sản xuất kinh doanh của Công ty là có hiệu quả. Cụ thể năm 2009 là 48.251.617 đồng, năm 2010 là 152.646.762 đồng tăng so với năm 2009 là 216,35%, năm 2011 là 303.159.518 đồng tăng so với năm 2010 là 98,6%.

Về doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng của Công ty hàng năm là cao, và có sự tăng lên qua các năm. Tuy doanh thu của công ty hàng năm là cao, nhưng giá vốn và chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty cũng khá cao, vì vậy làm cho lợi nhuận giảm xuống. Cụ thể năm 2011 Doanh thu là 60.533.301.236 đồng, giá vốn là 54.536.094.135 đồng, cho nên lợi nhuận gộp là 5.997.207.101 đồng. Chi phí quản lý kinh doanh là 5.257.079.633 đồng làm giảm lợi nhuận dẫn đến lợi nhuận sau thuế còn 303.159.518 đồng. Vì vậy công ty cần tổ chức công việc hợp lý hơn như về chi phí quản lý doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận cao hơn, hiệu quả hơn.

Đơn vị tính: Triệu đồng

3.1.4. Tình hình lao động ba năm 2009, 2010, 2011.

Lao động là một yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động của công ty. Vì công ty có xu hướng đầu tư cao về máy móc, công nghệ nên trong những năm qua số lượng lao động của công ty tuy đi theo chiều hướng tăng lên nhưng số lượng lao động tăng qua các năm không đáng kể. Trong đó tổng số lao động từ 60 người năm 2009 tăng lên thành 66 người năm 2010 và đến năm 2011 là 77 người. Giữa năm 2010 và 2011 mức tăng lên là 11 người, mức tăng bình quân hàng năm là 13,33%/năm, trong đó việc phân theo giới tính cho thấy số lao động nam và nữ qua các năm đều tăng nhưng do đặc tính của công ty chủ yếu là hoạt động xây lắp nên số lao động nam qua các năm chiếm phần lớn trong tổng số lao động. Cụ thể là số lao động năm 2011 là 69 người tức chiếm 89,61% tổng lao động của công ty, còn số lao động nữ chỉ có 8 người chiếm 10,39% tổng số lao động của công ty. Riêng phân theo trình độ thì thấy cơ cấu của các bậc trình độ cũng tương đối ổn định, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là công nhân kỹ thuật vì do đặc thù của nhà máy là hoạt động xây lắp. Để thấy được xu hướng biến động của số lượng cũng như chất lượng lao động, ta tham khảo bảng tình hình lao động của công ty ( Phụ lục bảng 3.4) và hai biểu đồ sau:

Đơn vị tính: Người

Đơn vị tính: Người

Biểu đồ 3.5. So sánh tình hình lao động ba năm theo trình độ ( Phụ lục bảng 3.4)

3.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại công ty TNHH xây lắp điện cơ Thuận Phát. thành sản phẩm tại công ty TNHH xây lắp điện cơ Thuận Phát.

3.2.1. Phân loại CPSX và đối tượng hạch toán CPSX.

3.2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí.

- Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh là một yếu tố không thể thiếu đối với công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.

- Công ty chủ yếu xây lắp: Hệ thống điện, đường ống dẫn nước...

Do vậy đối tượng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty là: Lắp đặt hệ thống điện, nhà máy dự án...

Trong luận văn này tôi lựa chọn công trình: katolec làm đối tượng để tập hợp chi phí và tính giá thành. Công trình Katolec thực hiện các công việc liên quan đến công tác thi công hệ thống Điện - Nước bao gồm hệ thống Điện - Nước phục vụ sinh hoạt trong nhà và ngoài nhà theo hồ sơ thiết kế được lập và cả phần phát sinh thay đổi ( nếu có). Công trình được khởi công từ ngày 05/10/2011.

Kỳ tập hợp chi phí: Từ ngày 5/10/2011 đến ngày 31/12/2011.

3.2.1.2. Chi phí sản xuất.

Trong quá trình hoạt động sản xuất của Công ty chi phí sản xuất phát sinh thường xuyên gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm do đó để phục vụ cho công tác quản lý tới chi phí sản xuất và tính giá sản phẩm.

Công ty phân loại chi phí thành các khoản mục sau:

Khoản mục Loại

CP NCTT

* Lương chính của công nhân trực tiếp thi công xây lắp.

* Các khoản phụ cấp theo lương như: Phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm…

CP NVLTT * Dây cáp, dây điện, ống nước, keo dính nhựa…

CP SXC

* Lương của bộ phận quản lý phân xưởng * Chi phí vật liệu như: xăng, dầu…

* Chi phí công xụ dụng cụ sản xuất như: máy khoan, máy cưa…

* Chi phí khấu hao TSCĐ

* Chi phí dịch vụ mua ngoài như: điện phục vụ sản xuất…

* Chi phí khác bằng tiền như: Mua rạp che nắng…

3.2.1.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.

Để thuận tiện cho công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Công ty đã sử dụng phương pháp: Tập hợp chi phí chung cho cả kỳ lắp đặt sau đó phân bổ theo mức tiêu hao nguyên vật liệu.

3.2.1.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.

Quy trình xây lắp, lắp đặt của Doanh nghiệp là một quy trình sản xuất giản đơn để thích hợp cho quy trình xây lắp của Doanh nghiệp kế toán hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp.

Trường hợp 1:

Nếu cuối kỳ có nhiều công trình, dự án làm dở cần tổ chức đánh giá công trình, dự án làm dở cuối kỳ theo phương pháp thích hợp. Giá thành một dự án, công trình được xác định theo công thức:

Tổng giá thành thực tế của khối lượng

dự án = Chi phí dự án dở dang đầu kỳ + Chi phí lắp đặt phát sinh trong kỳ - Chi phí dự án dở dang cuối kỳ

Khi đó giá thành đơn vị của Dự án được xác định theo công thức:

Giá thành sản

phẩm đơn vị =

Tổng giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành khối lượng sản phẩm

Trường hợp 2:

Cuối kỳ không có sản phẩm làm dở hoặc có nhưng ít và ổn định thì không cần tính toán. Lúc này tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ sản xuất đồng thời tổng giá thành sản phẩm.

Tổng giá thực tế

sản phẩm hoàn thành =

Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Với dự án Katolec doanh nghiệp áp dụng trường hợp 2.

3.2.2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

- Chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm nhiều loại với tính chất và nội dung khác nhau, phương pháp hạch toán, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cũng khác nhau khi phát sinh trước hết chi phí sản xuất được biểu hiện theo yếu tố chi phí rồi mới được biểu hiện thành các khoản mục giá thành sản phẩm. Việc tập hợp chi phí giá thành sản xuất phải được tiến hành theo trình tự hợp lý, khoa học thì mới tính giá thành sản phẩm chính xác và kịp thời được.

Vì vậy, với đặc điểm xây lắp, điều kiện cụ thể và yêu cầu quản lý của Công ty nên Công ty TNHH xây lắp điện cơ Thuận Phát áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn.

Ztt = Dđk + Ctk - Dck Trong đó:

Ztt: Giá thành thực tế của công trình hoặc hạng mục công trình. Dđk: Chi phí khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ.

Dck: Chi phí khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. Ctk: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

- Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng:

• CP NVLTT: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, Sổ cái tài khoản, bảng tổng hợp CP NVLTT.

• CP NCTT: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng trích lương, phiếu kế toán, bảng tổng hợp CP NCTT.

• CP SXC: Phiếu kế toán, bảng trích lương, bảng phân bổ CCDC, bảng tính khấu hao TSCĐ, sổ cái tài khoản 627, bảng tổng hợp CP SXC.

3.2.2.1. Tài khoản sử dụng:

- Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Có 2 TK cấp 2:

+ TK 621C: Chi phí nguyên vật liệu chính. + TK 621P: Chi phí nguyên vật liệu phụ.

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH xây lắp điện cơ thuận phát (Trang 31)