Hệ số quay kho của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đồ án tốt nghiệpTổ chức công tác hạch toán vật liệu và công cụ, dụng cụ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Dệt 8/3 ppt (Trang 66 - 68)

VI. Tổ chức hạch toán vật liệu, công cụ, dụng cụ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Dệt 8/3.

4.Hệ số quay kho của sản phẩm.

Chỉ tiêu Năm 1996 Năm 1997 Chênh lệch 1. Giá trị sản lượng hàng hoá thực

hiện

169.923.571.425 195.858.734.427 25.935.163.002

2. Giá trị hàng hoá tồn kho đầu năm

22.358.178.909 24.221.587.560

3. Giá trị sản lượng hàng hoá tồn kho cuối năm

24.211,587.560 18.377.697.320

4. Số dư bình quân sản lượng hàng hoá tồn kho

23.289.882.725 21.299.642.440 -1.989.759.715

5. Hệ số quay kho của sản phẩm 7,3 9,2 1,9 Như vậy, trong nămm 1997 hệ số quay kho của sản phẩm cao hơn so với năm 1996 là 1,9 lần.

Nguyên nhân là do giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện ( DTTT) năm 1997 tăng so với 1996 là: 25.935.163.002đ, trong khi đó, số dư bình quân của sản lượng hàng hoá tồn kho lại giảm 1.989.759.715đ. Đây là dấu hiệu tốt cho Công ty Dệt 8/3. Bởi lẽ, trong cơ chế thị trường sản phẩm sản xuất nhằm mục đích để bán, do vậy sản lượng bán ra càng được nhiều càng được nhiều càng tốt. Chính vì vậy, nó tạo điều kiện cho công ty thu hồi

được nhanh vốn lưu động, và giảm đi được các khoản chi phí hàng tồn kho...làm cho vốn lưu động nhanh chóng tham gia vào quá trình sản xuất.

5. Hệ số ( sức ) sản xuất của vốn lưu động.

Chỉ tiêu Năm 1996 Năm 1997 Chênh lệch 1. Doanh thu 169.932.571.425 195.858.734.427 25.935.163.002 2. Vốn lưu động đầu năm 102.216.318.829 95.911.411.596

3. Vốn lưu động cuối năm 95.911.411.596 94.841.520.392

4. vốn lưu động bình quân 99.563.545.757 97.375.521.567 - 2.188.024.190 5. Sức sản xuất của vốn lưu

động

1,71 2,04 0,33

Các chỉ tiêu ở trên chúng ta đã nghiên cứu, nó mới chỉ là các chỉ tiêu xem xét tình hình vốn lưu động ở trạng thái tĩnh. Do vậy, chỉ tiêu sức sản xuất của vốn lưu động dùng để phân tích tình hình chu chuyển của vốn lưu động, hay nói cấch khác, ta sẽ phân tích vốn lưu động trong trạng thái động.

Trong năm 1996 cứ 1đ vốn lưu động của công ty thì tạo ra được 1.17đ doanh thu, còn năm 1997 là 2,04đ. mặc dù sức sản xuất của vốn lưu động năm 1997 có tăng so vvới 1996 là 0,33đ, nhưng ở mức sản xuất của vốn lưu động chỉ đạt 1,71đ (1996) và 2,04đ (1997) thì thật là chưa hiệu quả. Do vậy, công ty cần phải chú ý tới điểm này.

Nguyên nhân của việc tăng sức sản xuất năm 1997 so với 1996 là:

- Doanh thu tiêu thụ tăng 25.935.163.002đ , doanh thu tăng là do sản phẩm ngày càng phù hợp với nhu cầu thị trường, thị trường tiêu thụ rộng rãi hơn, công ty đã có chính sách quảng cáo và khuyến mại tốt hơn.

- Vốn lưu động bình quân của công ty giảm 2.188.024.190đ năm 1997 so với 1996. Giảm vốn lưu động bình quân chính là do tiền nặt và hàng tồn kho của công ty liên tục giảm, trong khi các khoản phải thu tăng rất nhanh

Do vậy, công ty cần phải có biện pháp thích hợp để khắc phục được tình trạng xấu xảy ra.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đồ án tốt nghiệpTổ chức công tác hạch toán vật liệu và công cụ, dụng cụ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Dệt 8/3 ppt (Trang 66 - 68)