Chất lượng sản phẩm:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với kênh phân phối bán lẻ của công ty dược sài gòn sapharco (Trang 53 - 55)

C. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:

3.3.2.Chất lượng sản phẩm:

Chất lượng sản phẩm ở đây không những chỉ là chất lượng của sản phẩm thuốc điều trị, thực phẩm chức năng, hay các sản phẩm khác mà còn là chất lượng của nhà thuốc, mà cụ thể là chất lượng theo tiêu chuẩn GPP. Việc chấp hành tốt các quy định về chỉ tiêu chất lượng của Bộ Y tế đưa ra không những thể hiện hình ảnh một công ty tuân thủ luật pháp mà còn thể hiện một sự cạnh tranh lành mạnh.

Hiện nay Sapharco đang có mối quan hệ hợp tác rất tốt với trên 150 công ty hàng đầu và nổi tiếng trên thế giới về sản xuất kinh doanh dược phẩm, nguyên liệu, y dụng cụ như Áo, Ba Lan, Mỹ, Đức, Cananda, Nhật, Ý, Hà Lan, Thụy Sỹ, Úc, Philippines, Singapore, Malaysia, Thái Lan…, đặc biệt là các Tập Đoàn Dược hàng đầu như United Pharma, Sanofi – Aventis, Zuellig Pharma… Với thế mạnh về lĩnh vực phân phối và ủy thác xuất nhập khẩu, Sapharco hoàn toàn có thể chủ động được nguồn đầu vào mà không phải thông qua một kênh trung gian nào khác để đến kênh phân phối bán lẻ, điều này giúp Sapharco hoàn toàn có thể khẳng định về chất lượng của từng loại sản phẩm.

Bên cạnh chất lượng của sản phẩm đơn thuần, chất lượng của nhà thuốc chính là mục tiêu cực kỳ quan trọng mà Sapharco đang hướng đến. Và đây cũng chính là yếu tố chính mà các đối thủ cạnh tranh khác của Sapharco đang đầu tư vào một cách mạnh mẻ. Phano và ECO là hai công ty non trẻ nhưng các công ty này đã sớm nhìn thấy tiềm năng của kênh phân phối này, và có những bước đi cụ thể hướng vào chất lượng các nhà thuốc. Bằng cách tiêu chuẩn hóa các nhà thuốc đồng thời hoạt động kinh doanh theo chuỗi cùng sự trợ giúp của Bộ y tế, các công ty này đang dần gây được sự chú ý nhất định với người tiêu dùng cũng như dần trở thành đối thủ cạnh tranh lớn trong lĩnh vực bán lẻ của Sapharco.

Trích dẫn quyết định số 11/2007/QĐ-BYT: “ Kể từ ngày 01/01/2011, tất cả các nhà thuốc trong cả nước phải đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” theo quy định tại Quyết định này.”

Tính đến 28/7/2010, trên địa bàn Tp. HCM và các huyện lân cận có 752 nhà thuốc đăng ký cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành tốt GPP. (nguồn tham

khảo từ Sở Y Tế Tp. HCM, thông tin được đăng tải trên website:

http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/news_detail.asp?period_id=1&cat _id=481&news_id=7511#content ). Như vậy, nếu thực hiện theo đúng quyết định, đến cuối năm nay sẽ có khoảng hơn 1000 nhà thuốc hoàn tất thủ tục cấp phép chứng nhận đạt chuẩn GPP, và điều này có nghĩa là gần 3000 nhà thuốc còn lại trên địa bàn Tp.HCM sẽ phải ngưng kinh doanh. Cuộc sàn lọc này sẽ tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư theo chuỗi nhà thuốc mà điển hình là Sapharco, Phano, ECO hay Codupha và một số công ty khác. Bằng việc xây dựng nên hệ thống SPG Pharmacy, cho thấy Sapharco đã thật sự hướng đến việc xây dựng chuỗi nhà thuốc đạt chuẩn

một cách nghiêm túc thay vì chỉ nâng cấp một số nhà thuốc thuộc sỡ hữu của Công ty như trước đây.

Chất lượng sản phẩm vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng lớn đến thành bại công ty. Và càng quan trọng hơn khi ngành dược là ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Sau hàng loạt thông tin sai phạm của các nhà thuốc đạt chuẩn GPP từ thanh tra Sở Y Tế Tp.HCM, vấn đề GPP ngày càng được mọi người quan tâm hơn. Chính vì vậy mà việc đảm bảo chất lượng nhà thuốc càng gây thêm nhiều thách thức cho ngành bán lẻ Dược phẩm đồng thời cũng tạo ra nhiều cơ hội để các công ty khẳng định uy tín của mình với khách hàng.

Không phải ngay lúc này Sapharco mới chú trọng đầu tư chất lượng sản phẩm, mà ngay từ khi thành lập, công cụ cạnh tranh về chất lượng sản phẩm đã được công ty vận dụng và phát huy một cách triệt để. Nhiều dự án về nâng cao chất lượng sản phẩm của Sapharco đã được thực hiện như đầu tư các công nghệ hiện đại của Châu Âu và Nhật Bản, quan tâm chú trọng đến từng chi tiết nhỏ nhất trong quá trình sản xuất như: dàn đồng hồ đo áp suất ở mỗi phòng, ống nước RO, máy ép vỉ của Đức, máy đóng thuốc COMAS với dây chuyền hoàn toàn tự động…và đặc biệt là công ty thành lập bộ phận chuyển giao công nghệ và phát triển sản phẩm (STTD). Có thể nói, công cụ cạnh tranh về chất lượng sản phẩm đã được Sapharco thực hiện rất triệt để. Công ty không những chỉ muốn đáp ứng yêu cầu của Bộ Y Tế đưa ra mà còn muốn đưa công cụ này trở thành vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với kênh phân phối bán lẻ của công ty dược sài gòn sapharco (Trang 53 - 55)