Xu hướng phát triển ngành bán lẻ dược phẩm Việt Nam:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với kênh phân phối bán lẻ của công ty dược sài gòn sapharco (Trang 71 - 72)

C. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:

4.1.2. Xu hướng phát triển ngành bán lẻ dược phẩm Việt Nam:

Trước đây, ngành bán lẻ dược phẩm của nước ta hoạt động khá bát nháo, một số vấn đề như đã đề cập ở chương trước đã khiến ngành bán lẻ tưởng chừng như không thể quản lý nổi khi cả nước hiện đang có hơn 40.000 nhà thuốc. Xu thế chung của thị trường sẽ khiến các nhà thuốc này không ngừng tìm mọi cách để chiếm giữ

thị phần kể cả áp dụng phương thức cạnh tranh không lành mạnh. Và điều này hiện đang diễn ra rất phổ biến. Một phần là do ý thức người dân còn chưa cao khi không chấp hành tốt các khuyến cáo của Bộ y tế, mọi người hầu như chỉ biết đến làm sao để hết bệnh mà không màng đến tác dụng phụ hoặc những hậu quả xấu có thể xảy ra khi vẫn tiếp tục xem “dược sĩ là bác sĩ” hoặc “bác sĩ là dược sĩ” cũng như việc chấp nhận sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc như hiện nay. Thị trường này đã tưởng chừng như bị thả nổi hoàn toàn nếu không có quyết định số 11/2007/QĐ_BYT nhằm áp dụng tiêu chuẩn cuối cùng trong tổng số 5 tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs) trong quy trình đảm bảo chất lượng thuốc, đó là tiêu chuẩn GPP. Việc áp dụng GPP đã mở ra một thị trường hoàn toàn mới cho ngành bán lẻ dược phẩm, GPP trở thành một điều kiện bắt buộc để các công ty, cá nhân muốn tham gia vào thị trường này hay theo Micheal M. Porter (chiến lược cạnh tranh – 1980) còn gọi là “hàng rào gia nhập” của ngành bán lẻ dược phẩm. Chính hàng rào này sẽ là một thách thức lớn cho những ai muốn gia nhập vào nhưng cũng mang lại một lợi ích to lớn đó là nâng ngành bán lẻ dược phẩm lên một tầm cao mới, thanh lọc những phần tử kinh doanh yếu kém gây ảnh hưởng xấu đến thị trường, tạo ra một môi trường mới khốc liệt hơn, chuyên nghiệp hơn và theo như bà Phạm Khánh Phong Lan, PGĐ Sở Y tế TPHCM cho rằng, thay vì quản lý hơn 4.000 nhà thuốc đơn lẻ như hiện nay thì quản lý vài ba chuỗi nhà thuốc uy tín đương nhiên thuận tiện hơn. Có thể nói chính tiêu chuẩn GPP chính là nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy ngành dược phẩm trong nước phát triển hơn về chất lượng, thu hút nhiều sự đầu tư của các công ty lớn trong và ngoài ngành.

Có thể nói năm 2011 sẽ là năm quyết định cho ngành bán lẻ dược phẩm Việt Nam, là một cột mốc đánh dấu sự chuyên nghiệp hóa trong lĩnh vực này, mở ra một trang mới về ngành bán lẻ dược phẩm cả nước. Với dự đoán khoảng gần 3000 nhà thuốc buộc phải đóng cửa, “miếng bánh” thị trường bán lẻ dược phẩm đang lớn dần và thu hút nhiều sự cạnh tranh, thị trường bán lẻ dược phẩm những năm tiếp theo hứa hẹn sẽ có nhiều cuộc cạnh tranh khốc liệt nhằm chiếm giữ thị phần “béo bở” này của các công ty có tầm cỡ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với kênh phân phối bán lẻ của công ty dược sài gòn sapharco (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)