Đặc điểm các doanh nghiệp có vốn ĐTNN giai đoạn 1993-2003 tại Tiền Giang.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh tiền giang (Trang 42 - 45)

- Chính sách ưu đãi phải rõ ràng, cụ thể, ổn định lâu dài, không nêu chung chung.

2- THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐTTTNN TẠI TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 1993-2003:

2.5- Đặc điểm các doanh nghiệp có vốn ĐTNN giai đoạn 1993-2003 tại Tiền Giang.

tại Tiền Giang.

Qua phân tích các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN hoạt động tại Tiền Giang có nhận định đặc điểm các doanh nghiệp này như sau:

1- Các Doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Tiền Giang đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ (trừ liên doanh BGI Tiền Giang) vốn pháp định khoảng 1- 3 triệu đô la Mỹ, thậm chí có doanh nghiệp chỉ khoảng 80.000 USD nên mức

độ cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trường có nhiều hạn chế.

2- Máy móc thiết bị đầu tư tại các Liên doanh nước ngoài đa số là máy cũ ( liên doanh Bia BGI, Liên doanh Tam Long, Liên doanh Gạo sấy) đã qua sử dụng từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm và khả năng cạnh tranh, nhất là cạnh tranh với hàng hóa ngoại nhập và các sản phẩm của doanh nghiệp thành phố Hồ chí Minh. Trong số liên doanh nước ngoài tại Tiền Giang có đến 3/12 là máy cũđã qua sử dụng.

3- Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đa số thuộc ngành công nghiệp nhẹ, trong giai đoạn 1993-2003 tổng số liên doanh nước ngoài tại Tiền Giang là 13 DN thì có đến 11 DN trong ngành công nghiệp nhẹ (nhất là chế biến lương thực có 4 DN). Điều này do lợi thế của tỉnh Tiền Giang là tỉnh nông nghiệp tập trung là cây lúa và cây ăn quả để cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

4- Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tập trung phần đông tọa lạc tại khu công nghiệp Mỹ Tho, cụm công nghiệp Trung An hoặc khu vực thành phố Mỹ

Tho, chỉ có 1-2 doanh nghiệp tại các huyện, thường các doanh nghiệp đóng tại các huyện có qui mô nhỏ.

5- Đối tác nước ngoài của các liên doanh không phải là các tập đoàn lớn mạnh, có tên tuổi trên thế giới (trừ tập đoàn BGI là tập đoàn về nước giải khát có tiếng trên thế giới nhưng chỉở mức độ trung bình).

6- Một đặc điểm cần chú ý là đa số các doanh nghiệp đầu tư tại Tiền Giang đều bị lỗ, đặc biệt các doanh nghiệp ĐTNN hình thành trước năm 2000

đều lỗ kéo dài và không có biện pháp khắc phục dẫn đến tình trạng phải giải thể trước thời hạn. Có doanh nghiệp như Liên doanh Bia BGI phải bán toàn bộ

cổ phần bên Tiền Giang cho đối tác nước ngoài. Trong số các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Tiền Giang giai đoạn 1993-2003 chỉ có Liên doanh Việt Nguyên lãi năm 1997 và BADAVINA có lãi năm 2002, 2003.

7- Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong giai đoạn thập niên 90 đa số

là các liên doanh giữa đối tác là các Công ty nước ngoài hoặc cá nhân người nước ngoài với doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Tiền Giang; giai đoạn 1998 – 2003 đa số là doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, hoặc liên doanh nhưng

8- Đa số các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Tiền Giang hoạt động trong phạm vi số vốn đăng ký ban đầu, chỉ một vài doanh nghiệp điều chỉnh tăng vốn (Vốn pháp định, vốn đầu tư), điều này nói lên tính ổn định và phát triển của doanh nghiệp chưa vững chắc.

9- Số nộp ngân sách của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không lớn, ngoại trừ Liên doanh Bia BGI.

10- Triển khai thực hiện dự án đầu tư còn chậm so với đăng ký trong giấy phép đầu tư, phần lớn do chậm giao mặt bằng, thời hạn vốn góp các bên tham gia Liên doanh không theo đúng cam kết.

@ Một số nguyên nhân chính dẫn đến sự giải thể trước thời hạn của các doanh nghiệp FDI tại Tiền Giang là:

+ Máy móc thiết bị cũ: đa số các liên doanh nước ngoài tại Tiền Giang

đầu tư trong những năm đầu thập niên 90 đều sử dụng máy móc thiết bị cũ

(liên doanh sản xuất vải không dệt, liên doanh BGI, liên doanh Tam Long, Liên doanh Gạo sấy). Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

+ Vốn góp có giá trị sổ sách lớn nhưng giá trị sử dụng thực tế không cao, không ngang bằng với giá trị thị trường. Chính nguyên nhân này dẫn tới tình trạng trích khấu hao cao làm cho giá thành sản phẩm cao, nhưng chất lượng sản phẩm làm ra không cạnh tranh được với thị trường. Vốn góp của liên doanh Tam Long là 878.000 USD là giá trị nhà xưởng máy móc hiện có, văn phòng do định theo giá mua MMTB các năm trước, thời điểm đưa vào góp vốn liên doanh cao hơn giá thị trường; hoặc máy móc của liên doanh BGI

đưa từ CAMERUN Châu Phi về nâng giá lên tạo sự tranh cãi của 2 Công ty kiểm toán SGS Thụy Sĩ và Công ty EURST & YOUNG Pháp phải đưa lên Chính Phủ quyết định (Chênh lệch hơn 7 triệu USD).

+ Một số chi phí của liên doanh cao hơn chi phí các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất kinh doanh mặt hành tương tự ( lương, quảng cáo, khấu hao, giá

điện, bưu điện, nước, giá thuê đất, cước bốc xếp tại Cảng, trả lãi vay nhất là lãi vay nước ngoài…). Điều này một phần do cơ chế 2 giá đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, một phần do các DN tìm cách nâng giá đầu vào.

+ Đánh giá thị trường không sát thực tế như Liên doanh gạo sấy có sản phẩm gạo đồ là sản phẩm đặc thù, thị trường tiêu thụ không nhiều chủ yếu là các nước Châu Phi. Do không đánh giá khả năng tiêu thụ, nên sản phẩm sản xuất không có thị trường tiêu thụ và phải ngừng sản xuất. Ngoài ra phía Việt Nam không nắm được giá đầu ra, Công ty bán gạo đồ (290 USD/tấn gạo 5% tấm) thấp hơn giá gạo trắng cùng loại của Thái Lan (300 USD/tấn) và thấp hơn giá bán của Xí nghiệp gạo sấy Long An.

Đối với Công ty Bia BGI lúc ra đời, thị trường bia chỉ có bia Sài Gòn và BGI, sau đó các hãng bia khác như Tiger, Heneiken…lần lượt có mặt tại thị

trường, làm thị phần BGI bị thu hẹp.

+ Một số Luận chứng kinh tế kỹ thuật của liên doanh không sát thực tế, chỉ dạng lý thuyết với mục đích để có giấy phép đầu tư nên khi triển khai thực hiện không đạt được như dự án.

Điều này thể hiện rõ nét ở Liên doanh Bia BGI, công suất thực tế và công suất theo luận chứng kinh tế kỹ thuật khoảng cách rất xa, theo công suất thiết kế 50 triệu lít/năm, sau này tăng công suất thiết kế 65 triệu/lít/năm nhưng thực hiện thấp hơn 50% công suất nhà máy; Liên doanh Việt Nguyên công suất thiết kế 90.000tấn/năm nhưng thực hiện cao nhất đạt 37,82% công suất, trung bình đạt 25% công suất thiết kế; công suất thiết kế nhà máy gạo đồ

30.000 tấn/năm thực tế chạy đủ 3 ca chỉ đạt 18.000tấn/năm, công suất bình quân nhà máy gạo đồ đạt 25% so thiết kế, bằng 42% công suất thực tế…hoặc khả năng cung cấp gạo thơm cho nhà máy Việt Nguyên từ liên doanh 4 tỉnh Tiền Giang, An Giang, Long an, Đồng Tháp không thực hiện được do năng suất trồng gạo thơm thấp nên nông dân không trồng.

+ Không thực hiện cam kết bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng Liên doanh (hợp đồng liên doanh của Công ty Gạo sấy phía nước ngoài độc quyền bao tiêu sản phẩm nhưng chỉ thực hiện cao nhất 36%, Liên doanh Việt Nguyên phía nước ngoài chịu trách nhiệm bao tiêu nhưng không thực hiện theo cam kết). Trong hợp đồng liên doanh chỉ nêu nước ngoài chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm, không nêu rõ giá cả bao tiêu lấy chuẩn từ thông tin cơ quan nào cung cấp (Phòng thương mại …) và thị trường nào (nước nào thí dụ gạo thị trường Mỹ, Thái Lan…), nếu không thực hiện việc bao tiêu xử lý phạt như thế nào…vv…

+ Không đảm bảo uy tín lâu dài như Liên doanh BGI giai đoạn đầu mới tung ra thị trường chất lượng sản phẩm rất được nhiều người ưa chuộng, nhưng sau đó làm mất lòng tin người tiêu dùng (thị phần của BGI giảm dần năm 1993 chiếm 50%, năm 1994 chiếm 22,5%, năm 1995 chiếm 20%, năm 1996 chiếm 11%).

+ Do sự bất đồng trong quản lý của các bên tham gia liên doanh: liên doanh gạo sấy thay đổi thường xuyên đại diện quản lý phía Tiền Giang tạo khó khăn trong hoạt động liên doanh, Hội đồng quản trị không sử dụng hết vai trò, quyền lực để điều hành Ban Giám đốc. Liên doanh Việt Thắng có sự mâu thuẫn của đại diện 2 Bên tham gia điều hành liên doanh.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh tiền giang (Trang 42 - 45)