CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh tiền giang (Trang 60 - 65)

- “Sẵn sàng về đất đai”: chủ động tạo quỹ đất khi nhà đầu tư cần là có Nhiều dự án đầu tư có chi phí đền bù và giải phóng mặt bằng chiế m t ỷ

3-CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

3.1- Đảm bảo ổn định an ninh trật tự địa phương, đặc biệt ổn định an ninh trật tự tại các khu, cụm công nghiệp. an ninh trật tự tại các khu, cụm công nghiệp.

Ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn là sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư, chỉ có ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội mới

đảm bảo đủ các điều kiện ổn định và phát triển kinh tế, do đó cần thiết phải

đảm bảo sựổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội ởđịa phương.

Nước ta nói chung, Tiền Giang nói riêng an ninh cơ bản ổn định, là một trong những điều kiện tốt thu hút đầu tư nước ngoài. Trong những năm qua, kể

từ khi khu công nghiệp Mỹ Tho, cụm công nghiệp Trung An được xây dựng và đi vào hoạt động, an ninh trật tự khu vực này cơ bản ổn định, tuy nhiên có lúc xảy ra sự cố vi phạm an ninh trật tự trong khu, cụm CN, nhà đầu tư liên hệ

công an địa phương thường rất khó khăn, hoặc không liên hệ được hoặc liên hệ được nhưng đến rất chậm.

Từ thực tế như vậy cần thiết lập một đội công an chuyên trách theo dõi và xử lý các vấn đề có liên quan đến an ninh trật tự khu, cụm công nghiệp.

3.2- Đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh Tiền Giang.

Cơ sở hạ tầng là một trong những vấn đề hàng đầu mà nhà đầu tư quan tâm khi quyết định thực hiện đầu tư. Thực tế cho thấy những địa phương mà cơ sở hạ tầng yếu kém rất khó thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và khi đã không thu hút được nhà đầu tư thì khả năng cải tạo cơ sở hạ tầng cũng hạn chế. Chính cái vòng luẩn quẩn này tạo nên thực trạng vùng kinh tế đã phát triển thì càng phát triển thêm và những vùng kinh tế có cơ sở hạ tầng kém phát triển thì càng tụt hậu.

Cơ sở hạ tầng gồm hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại là yếu tố quan trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài được mạnh mẽ. Trong điều kiện khả năng vốn ngân sách có hạn không thể cùng một lúc đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội, do đó trước mắt để cải thiện một bước môi trường đầu tư cần thiết thực hiện một số biện pháp sau:

+ Thứ nhất: Đầu tư mới nhà hàng, khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế; nâng cấp các khách sạn, nhà hàng hiện có.

Trong xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế thì việc nâng cấp các nhà hàng, khách sạn hiện có và xây dựng mới các nhà hàng, khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế là cần thiết, nhằm đảm bảo phục vụ khách đến tham quan các khu di tích, du lịch ở Tiền Giang. Mặt khác đảm bảo đủ điều kiện phục vụ các nhà đầu tưđến tìm hiểu và đầu tư có nơi ăn, nghỉ, hội họp và vui chơi giải trí.

+ Thứ hai: Tiến hành nâng cấp hệ thống đường bộ trong tỉnh, trước tiên cần hoàn chỉnh các trục giao thông chính đến các khu công nghiệp để có thể

thông thương các phương tiện vận tải nặng phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa. Kiến nghị với Chính phủ xúc tiến đầu tư các dự án hạ tầng quan trọng trong vùng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long như đường sắt TP Hồ Chí Minh - Mỹ

Tho, mở rộng, nâng cấp quốc lộ 50 từ Mỹ Tho đến Cầu Nổi, nối Tiền Giang với thành phố Hồ Chí Minh…những công trình này có tác động rất lớn đến vị

trí trung chuyển của tỉnh Tiền Giang.

Đồng thời với việc xây dựng đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, tỉnh phải chủ động thiết kế xây dựng hệ thống các đường và xin Trung ương cho nối từ các khu vực, địa phương trong tỉnh đến đường cao tốc

để khai thác tốt thế mạnh của đường cao tốc trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Tiền Giang.

+ Thứ ba: Từng bước đầu tư phát triển Cảng Mỹ Tho để có thể phục vụ

tốt cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giảm bớt một phần chi phí để có điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, nhất là doanh nghiệp đóng tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Việc đầu tư phát triển Cảng Mỹ Tho còn có ý nghĩa đón đầu vận chuyển hàng hoá ở các tỉnh miền Tây khi Cầu Rạch Miễu xây dựng xong sẽ có đường giao thông nối liền tỉnh Bến Tre với tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp…

Ngoài ra, theo chủ trương của thành phố Hồ Chí Minh, các Cảng nằm trong nội thành như Cảng Nhà Rồng, cảng Bến Nghé, Tân Cảng sẽ di dời ra xa thành phố, vì vậy việc phát triển Cảng Mỹ Tho là rất cần thiết phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận trong tương lai.

Hiệu quả hoạt động của Cảng Mỹ Tho được nhân lên khi thực hiện

đồng thời với việc thực hiện cải cách đăng ký kê khai thuế hải quan tại Cảng.

+ Thứ tư: Phát triển và hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, cần lưu ý tăng số kênh thông tin quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của các nhà đầu tư, điều chỉnh mức cước phí thông tin và bưu điện theo hướng phù hợp với người sử dụng, hoàn thiện các biện pháp khai thông và mở rộng mạng internet.

+ Thứ năm: Đổi mới và hoàn thiện hơn hệ thống tín dụng ngân hàng của tỉnh Tiền Giang để phù hợp với hoạt động tín dụng quốc tế nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu cho các nhà đầu tư. Đảm bảo thực hiện tốt việc cân đối ngoại tệ,

đảm bảo việc chuyển đổi ngoại tệ cho nhà đầu tư nước ngoài để trả lãi, trả nợ

gốc cho nước ngoài, mua nguyên vật liệu, vật tư cho sản xuất, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài vay vốn ở các ngân hàng thương mại của tỉnh, xác định các hạn mức vay phù hợp yêu cẩu sản xuất và khả năng trả nợ của doanh nghiệp có vốn ĐTNN để giảm bớt vốn vay nước ngoài hiện nay chúng ta chưa giám sát được.

3.3- Tạo điều kiện cho việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của khu công nghiệp tập trung. động của khu công nghiệp tập trung.

Khu công nghiệp là một vùng lãnh thổ được phân chia và phát triển có hệ thống nhằm cung ứng các thiết bị kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, phương tiện công cộng phù hợp với yêu cầu phát triển của liên hiệp ngành công nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khu công nghiệp là một công cụ có hiệu quả để thúc đẩy xuất khẩu, nhất là để chế tạo ra nguồn hàng hoá, chế biến nguyên liệu và xuất khẩu nông sản chế biến. Qua hoạt động của khu công nghiệp sẽ tăng thu ngoại tệ, sử

dụng lao động và dịch vụ, sử dụng được nguyên liệu trong nước, thu được các khoản tiền do cho thuê đất đai và các dịch vụ khác.

Những lợi điểm của khu công nghiệp đựơc thể hiện ở những nội dung sau:

+ Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể điều chỉnh hoạt động đầu tư theo chính sách của nước chủ nhà.

+ Sử dụng được lao động tại chỗ. + Thúc đẩy được xuất khẩu.

+ Mở đường cho hợp tác quốc tế đặc biệt mở đường cho hợp tác kinh doanh với các nước khác. Mặt khác có thể nói các khu công nghiệp là môi trường hấp dẫn nhất đối với đầu tư nước ngoài vì ở đây thường có những chính sách ưu đãi có lợi cho nhà đầu tư.

Do những lợi điểm trên đây việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt

động của các khu công nghiệp tạo một cơ sở để thu hút đầu tư quốc tế.

3.4- Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Tiền Giang. Giang.

Qua tham khảo các tỉnh có hình thành khu công nghiệp, để thu hút đầu tư trong và ngoài nước các tỉnh đã thực hiện các phương án đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp như sau:

Phương thức thứ nhất : Ngân sách bỏ ra đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp (như trường hợp Tiền Giang đã làm cho KCN Mỹ Tho) sau đó mời gọi

đầu tư.

Cách làm này có ưu điểm: Các nhà đầu tư không phải bỏ ra chi phí đầu tư mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật …, vì vậy ở các khu công nghiệp thực hiện phương thức này nhanh chóng được lấp đầy.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương thức này là khả năng ngân sách có hạn nên không thể thực hiện cho tất cả các khu, cụm công nghiệp.

Phương thức thứ hai: Quy hoạch mặt bằng khu, cụm công nghiệp và kêu gọi nhà đầu tư hạ tầng đến cho thuê đất thô và họ chủ động đầu tư (theo quy hoạch, dự án được duyệt) và tựđịnh giá cho thuê lại hạ tầng.

Cách làm này có ưu điểm là ngân sách chỉ bỏ ra một khoản kinh phí không lớn, đồng thời nếu nhà đầu tư hạ tầng nào chấp nhận phương thức này thì hẳn nhiên họ sẽ trở thành “nhà vận động đầu tư có tiềm năng” cho tỉnh, bởi khi họ dám bỏ vốn vào đầu tư hạ tầng mặt bằng để cho thuê lại thì tất nhiên họ

phải tính tới phương án thu hồi vốn và có lãi.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương thức này là trên địa bàn tỉnh sẽ có hai giá cho thuê đất khu, cụm công nghiệp : một giá hiện đang vận hành và một giá do nhà đầu tư hạ tầng định đoạt ( theo phương thức này ở Long An đã

làm, nhà đầu tư KCN Tân Kim và KCN Thuận Đạo đưa ra giá cho thuê lại đất gấp hàng chục lần so với mặt bằng giá chung).

Phương thức thứ ba: Quy hoạch mặt bằng khu, cụm công nghiệp và kêu gọi nhà đầu tư hạ tầng đến cho thuê đất thô và họ chi tiền giải toả đền bù, chủ động đầu tư (theo quy hoạch, dự án được duyệt) và tự định giá cho thuê lại hạ

tầng.

Ưu điểm phương án này là ngân sách không phải bỏ tiền đầu tư, nhưng có nhược điểm chính của phương thức này là trong trường hợp đơn vị kinh doanh hạ tầng tính toán giá cho thuê cao thì sẽ khó thu hút đầu tư.

Ngoài các phương thức trên, một vài địa phương còn đưa ra những cách làm khác, như tỉnh Đồng Nai đưa ra phương thức : đối với các khu, cụm công nghiệp đã được tỉnh quy hoạch, nhưng chưa có đơn vị đầu tư hạ tầng, nếu có doanh nghiệp nào muốn vào ngay và họ phải bỏ vốn ra làm đường nội bộ theo qui hoạch để vừa phục vụ sản xuất, kinh doanh cho chính bản thân doanh nghiệp, vừa phục vụ lợi ích công cộng thì giá trị đầu tư các công trình này sẽ được khấu trừ vào tiền thuê đất hàng năm hoặc khấu trừ vào chi phí sử dụng hạ tầng - nếu các khu, cụm công nghiệp đó sau này có thu phí hạ tầng; tỉnh Vĩnh Long đưa ra quy định : Ổn định giá cho thuê đất thô trong suốt thời gian nhà đầu tư thuê đất kinh doanh cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp v.v…

Qua phân tích các phương thức đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp ở

các tỉnh như nêu trên, Tiền Giang nên tập trung đầu tư hạ tầng theo hướng sau: Ngân sách chỉ đầu tư vào những Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp mang tính chiến lược nhằm thu hút những dự án có tính kỹ thuật cao, những dự án sử dụng nguyên liệu địa phương, sử dụng nhiều lao động, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ xuất khẩu, những dự án có số nộp ngân sách lớn, thu nhiều ngoại tệ và làm lực thúc đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm thay đổi cơ bản về cơ cấu kinh tế của tỉnh, còn các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp khác tiến hành quy hoạch, kêu gọi các thành phần kinh tế

tham gia với những ưu đãi cho các nhà đầu tư kinh doanh cho thuê lại đất có xây dựng hạ tầng và thực hiện như Đồng Nai: Đối với các khu, cụm công nghiệp đã được tỉnh quy hoạch, nhưng chưa có đơn vị đầu tư hạ tầng, nếu có doanh nghiệp nào muốn vào ngay và họ phải bỏ vốn ra làm đường nội bộ theo qui hoạch để vừa phục vụ sản xuất, kinh doanh cho chính bản thân doanh nghiệp, vừa phục vụ lợi ích công cộng thì giá trị đầu tư các công trình này sẽ được khấu trừ vào tiền thuê đất hàng năm hoặc khấu trừ vào chi phí sử dụng hạ tầng - nếu các khu, cụm công nghiệp đó sau này có thu phí hạ tầng.

Trường hợp có nhà đầu tư thuê đất thô và đầu tư hạ tầng thì tỉnh Tiền Giang phải quy định thời gian lấp đầy khu công nghiệp. Nếu nhà đầu tư vì lý do chủ quan kéo dài thời gian lấp đầy khu công nghiệp như đầu tư hạ tầng chậm, nâng giá cho thuê cao khi đã thu hồi đủ vốn… thì có hình thức xử phạt. Mức phạt được tính trên cơ sở giá cho thuê nhân (x) diện tích chưa lấp đầy

nhân (x) thời gian chậm lấp đầy nhân (x) tỉ lệ lãi vay dài hạn ngân hàng thương mại.

Trường hợp nhà đầu tư hạ tầng không thể thuê cùng một lúc toàn bộ diện tích khu, cụm CN thì có thể phân khu theo quy hoạch để cho thuê.

3.5- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếp tục thực hiện cấp phép đầu tư như thời gian qua nhưng cần lưu ý các vấn đề sau:

Thứ nhất: Quy định cụ thể thời gian cấp phép cho từng loại dự án theo phân cấp như tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dương đã làm; đồng thời có sự

phối hợp tốt giữa BQL các khu công nghiệp với các ngành chức năng Tài nguyên – Môi trường, Thuế, điện lực, cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy…trong việc giải thích các thông tin cần thiết khi nhà đầu tư nước ngoài yêu cầu.

Thứ hai: UBND tỉnh ban hành quy chế quy định thời gian giải quyết các

đề nghị của nhà đầu tư trong thời gian thực hiện dự án để các ngành liên quan căn cứ thực hiện và giải quyết nhanh các yêu cầu của nhà đầu tư.

Thứ ba: Rà soát chỉnh sửa các quy định về ưu đãi đầu tư cho phù hợp thực tế và có tính khả thi cao, cụ thể điều chỉnh QĐ 21/2004/QĐ-UB ngày 29/4/2004; QĐ 45/2001/QĐ-UB ngày 16/10/2001 của UBND tỉnh.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh tiền giang (Trang 60 - 65)