Những hiệu quả về mặt xã hội do tác động của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh tiền giang (Trang 49 - 54)

- Chính sách ưu đãi phải rõ ràng, cụ thể, ổn định lâu dài, không nêu chung chung.

b. Những hiệu quả về mặt xã hội do tác động của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài:

trực tiếp nước ngoài:

♦ Tạo ra nhiều công ăn việc làm: Liên doanh nước ngoài có sức thu hút lao động nhất là các liên doanh may mặc như Công ty MSA Nhà Bè ( thu hút 804 lao động), Công ty Nam of London ( 624 lao động). Công ty Foster’s Tiền Giang có lao động tại Công ty không cao (khoảng 160 lao động) nhưng thực tế

sử dụng thêm mạng lưới tiếp thị bia tại các cửa hàng ăn uống và tạo thêm công

giao thức ăn cho các trang trại hoặc hộ chăn nuôi tập trung lớn cũng thu hút một số lượng lao động đáng kể.

Hiệu quả sử dụng lao động của các FDI Tiền Giang giai đoạn 1993- 2003 như sau (xem bảng 2.8) Bảng 2.8- Hiệu quả sử dụng lao động của các DN có vốn ĐTNN giai đoạn 1993-2003 tại Tiền Giang Năm Lao (ngườđộngi) Doanh thu/Lao động (tr.đ/người) KN. XK/Lao động (USD/người) Nộp NS/Lao động (tr.đ/người) Năm 1993 454 382 0 214 Năm 1994 662 654 2279 217 Năm 1995 761 369 3155 213 Năm 1996 791 377 8432 45 Năm 1997 691 458 14315 127 Năm 1998 638 684 20783 132 Năm 1999 638 679 22785 134 Năm 2000 443 752 21398 206 Năm 2001 447 812 5133 194 Năm 2002 403 1.989 4929 205 Năm 2003 1.889 623 1294 49 Tốc độ PT Bình quân 1993-2003 115,32% 645 8.248 134 Chia ra : Giai đoạn 1993-1997 107,04% 485 8.439 153 Giai đoạn 1998-2003 124,25% 813 8.048 117 Người 0 500 1000 1500 2000 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Biểu đồ 2.8 - Số lao động của các DN có vốn ĐTNN giai đoạn 1993-2003 tại Tiền Giang

Qua bảng 2.8 ta nhận thấy hiệu quả đầu tư của DN có vốn đầu tư nước ngoài biểu hiện qua chỉ tiêu lao động như sau:

+ Tốc độ phát triển lao động bình quân của doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài tại Tiền Giang giai đoạn 1993-2003 là 115,32%. Trong đó: @ Giai đoạn 1993-1997: 107,04%. @ Giai đoạn 1998-2003: 124,25%.

+ Bình quân một lao động giai đoạn 1993-2003 tạo ra doanh thu là 645 triệu đồng.

Trong đó: @ Giai đoạn 1993-1997: 485 triệu đồng @ Giai đoạn 1998-2003: 813 triệu đồng.

+ Bình quân một lao động trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Tiền Giang giai đoạn 1993-2003 tạo 8.248 USD kim ngạch xuất khẩu.

Trong đó: @ Giai đoạn 1993-1997: 8.439 USD kim ngạch xuất khẩu. @ Giai đoạn 1998-2003: 8.048 USD kim ngạch xuất khẩu.

+ Bình quân một lao động trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Tiền Giang trong giai đoạn 1993-2003 tạo 134 triệu đồng thuế nộp ngân sách.

Trong đó: @ Giai đoạn 1993-1997: 153 triệu đồng nộp ngân sách. @ Giai đoạn 1998-2003: 117 triệu đồng nộp ngân sách.

♦ Nâng cao trình độ quản lý công nghệ và quản lý sản xuất kinh doanh cho cán bộ quản lý và nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động:

Đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều sử dụng công nghệ mới hoặc máy móc thiết bị tương đối hiện đại hơn các doanh nghiệp trong nước trong cùng thời điểm. Điều này được chứng minh khi liên doanh BGI hình thành tuy máy móc cũ nhập từ Châu Phi về nhưng tại thời điểm năm 1992 Tiền Giang cũng như Việt Nam lúc bấy giờ không có nhà máy bia có thể

so sánh được, máy móc và qui trình sản xuất bia của liên doanh Bia BGI được xếp hàng topten.

Nhà máy Bia BGI tung sản phẩm của mình ra thị trường giai đoạn đầu 1993-1994 đã chiếm lĩnh khoảng 50% thị trường bia đồng bằng sông Cửu Long và ngay cả TP Hồ Chí Minh phục vụ cho tầng lớp từ trung lưu trở

xuống. Đối với tỉnh Tiền Giang lúc bấy giờ chúng ta đã nghiên cứu học tập phong cách lãnh đạo của người Pháp đặc biệt tác phong công nghiệp của công nhân, quản lý theo dây chuyền sản xuất.

Liên doanh gạo sấy hình thành lúc bấy giờ khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả khu vực Đông Nam bộ chỉ có Nhà máy gạo sấy ở Tiền Giang và một doanh nghiệp liên doanh nước ngoài khác tại Long An (liên doanh với

nhà máy khác). Gạo do nhà máy gạo sấy sản xuất được cung cấp cho các nước khu vực Trung Đông, Ấn Độ…Hoặc máy móc nhập khẩu từ Nhật của Liên doanh Việt Nguyên VINARICE thời điểm bấy giờ đánh giá là hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á.

Qua việc hình thành các liên doanh xay xát gạo, liên doanh bia BGI chúng ta tiếp cận một số kỹ thuật xay xát gạo tiên tiến trên thế giới và học hỏi

được tác phong công nghiệp trong sản xuất, phương pháp trả lương theo sản phẩm và gắn với hiệu quả công việc.

♦ Thúc đẩy tăng nhanh năng lực sản xuất, tạo thêm nhiều ngành nghề, tăng sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm, doanh nghiệp:

Cùng quá trình hình thành các liên doanh tại Tiền Giang nhiều sản phẩm mới ra đời như: sản phẩm nước giải khát (bia, nước ngọt), gạo đồ, gạo thơm…những sản phẩm này góp phần phát triển ngành công nghiệp của tỉnh cũng như làm tăng GDP cho tỉnh.

Chi nhánh Công ty CP tại Tiền Giang hình thành tạo điều kiện phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh thông qua việc Công ty giao sản phẩm cho trang trại chăn nuôi hay hộ chăn nuôi tập trung lớn. Đồng thời việc hình thành sản phẩm mới của các liên doanh cũng là việc cạnh tranh khá gay gắt của các doanh nghiệp trong tỉnh có cùng một mặt hàng sản xuất như các liên doanh xay xát tạo sự cạnh tranh trong việc thu mua lúa để chế biến của Công ty lương thực tỉnh và các Nhà máy xay xát trong tỉnh.

Liên doanh CP có cùng sản phẩm với Công ty chăn nuôi và các cơ sở

chế biến thức ăn gia súc khác của tỉnh (Hợp tác xã chế biến thức ăn gia súc Bình Minh…), đồng thời máy móc đều cùng là Thái Lan nên việc cho phép

đầu tư Nhà máy CP tại Tiền Giang là vấn đề được cân nhắc và tranh luận của tỉnh. Tương tự, các liên doanh nước ngoài về may mặc tạo sự thu hút thị

trường lao động của các Xí nghiệp may trong tỉnh đồng thời thúc đẩy sự nâng cao tay nghề của công nhân, mức trả lương phù hợp để giữ chân được công nhân.

♦ĐTTTNN góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

Tỉnh Tiền Giang là tỉnh nông nghiệp, trong khi các liên doanh nước ngoài của tỉnh phần lớn thuộc ngành công nghiệp cũng là điều kiện thuận lợi trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Việc đầu tư các liên doanh thu hút vốn phát triển ngành công nghiệp và ngành dịch vụ hỗ trợ kèm theo cũng như hình thành lực lượng lao động có kỹ thuật, tác phong công nghiệp phục vụ phát triển tỉnh nhà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Liên doanh BGI hình thành tạo điều kiện cho Xí nghiệp Cơ khí 1/5, Xí nghiệp Xây dựng thủy lợi và một số đơn vị khác trong tỉnh phát triển nhờ vào các công trình xây dựng nhà máy BGI. Giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện

của Liên doanh BGI góp phần chuyển dịch cơ cấu GDP của tỉnh, nâng cao tỷ

trọng GDP của ngành công nghiệp.

♦ Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đầu tư tại tỉnh, vấn đề

trước tiên là phải hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đồng thời phải thực hiện đồng thời hệ thống giao thông, cảng, thông tin liên lạc, điện, nước …tương xứng có đủ sức cạnh tranh với các tỉnh khác và có khả năng thu hút những nhà đầu tư quy mô lớn. Chính nhờ động lực phát triển liên doanh nước ngoài tỉnh Tiền Giang đã xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Tho, cụm công nghiệp Trung An, đường vào Khu công nghiệp Mỹ Tho, dự án mở rộng Cảng Mỹ Tho và hiện nay đang chuẩn bị xây dựng Khu công nghiệp Tân Hương.

2.6.2- Những hạn chế ở khu vực có vốn ĐTNN tại Tiền Giang:

Nhìn chung khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mang lại một số hiệu quả

nhất định đối với tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên khu vực đầu tư nước ngoài trên

địa bàn tỉnh có một số hạn chế như sau:

- Mâu thuẫn lớn giữa các bên đối tác (bên Tiền Giang và bên nước ngoài) thường xảy ra khi định giá tài sản góp vốn. Hiện tượng này thể hiện rõ nét nhất là tại Liên doanh BGI khi định giá máy móc thiết bị của nhà máy, hai bên đề nghị 2 Công ty kiểm toán khác nhau là Công ty kiểm toán SGS Thụy Sỹ và EURS YOUNG Pháp tính toán chênh lệch nhau hơn 7 triệu USD phải

đệ trình lên Chính phủ quyết định. Điều này khiến 2 Bên nghi ngờ lẫn nhau, tạo không khí bất hòa giữa 2 bên và ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư

Tiền Giang nhất là đối với các đối tác nước ngoài chuẩn bị liên hệ đầu tư tại Tiền Giang.

Ngoài ra việc nước ngoài chịu bao tiêu sản phẩm tiêu thụ, do không ràng buộc rõ ràng trong hợp đồng liên doanh gây tranh cãi và mất lòng tin giữa 2 bên. Việc thay đổi thường xuyên người tham gia quản lý điều hành đối với phía Tiền Giang trong một số liên doanh làm ảnh hưởng đến việc điều hành liên doanh nên nước ngoài phản đối.

- Một mâu thuẫn khác của khu vực đầu tư nước ngoài của tỉnh gây ra là tạo sự cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong tỉnh, thể hiện trong giai đoạn các doanh nghiệp liên doanh xay xát lương thực hình thành hàng loạt tại tỉnh tạo sự căng thẳng trong khâu thu mua nguyên liệu lúa đầu vào; các liên doanh may thành lập sau năm 2000 tạo sức ép về tuyển thợ có tay nghề của các Xí nghiệp trong tỉnh đã đào tạo xong nhưng do cơ chế thị trường chuyển sang làm việc tại liên doanh.

Liên doanh chế biến thức ăn gia súc CP hình thành gây sự cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm thức ăn gia súc trong tỉnh, các doanh nghiệp chế

biến thức ăn gia súc này đã đưa ra nhiều ưu đãi trong khâu đại lý tiêu thụ sản phẩm (tỷ lệ gối đầu vốn cao, không thế chấp tài sản bảo kê hàng hóa mua…).

Tuy nhiên việc cạnh tranh này chưa đến mức độ buộc doanh nghiệp trong tỉnh phải ngừng sản xuất, chỉ buộc từng doanh nghiệp phải có chính sách phù hợp riêng để tồn tại.

- Cơ cấu phân bổ vốn ĐTNN theo ngành, theo vùng còn nhiều bất hợp lý, thiếu chủđộng, còn bị chi phối theo ý muốn của nhà đầu tư.

- Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa tuân thủ nghiêm túc pháp luật Việt Nam như vi phạm về sử dụng lao động, vi phạm về xử lý nước thải… gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư.

- Nhiều dự án FDI hoạt động kém hiệu quả gây tâm lý không tốt về

niềm tin đối với khu vực đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh tiền giang (Trang 49 - 54)