Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Lợi Nhuận Tại Công Ty Gosaco

Một phần của tài liệu Một số giải pháp giúp tăng lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty GOSACO (Trang 49)

Đối Với Công Ty:

3.2.1. Định Hướng Phát Triển Cuả Công Ty Trong Thời Gian Tới:

- Tiếp tục ổn định tổ chức, đẩy mạnh đồng đều cả lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, phấn đấu nâng cao doanh số, chất lượng sản phẩm đảm bảo chi phí hợp lý, giữ vững uy tín và hình ảnh Công ty với thị trường trong và ngoài nước.

- Củng cố và mở rộng thị trường trong nước, từng bước phát triển thị trường quốc tế với phương châm:”đa dạng hoá chức năng, đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá thị trường”.

Từ những mục tiêu trên, Công ty đã định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh như sau:

Công ty tiếp tục phát triển mạng lưới kinh doanh trong và tăng cường khâu sản xuất nội địa phát huy xưởng sản xuất gỗ mở rộng, trên cơ sở đó để tăng cường xuất khẩu, tăng kinh doanh xuất khẩu Đặc biệt coi trọng công tác tiếp cận thị trường tạo nguồn hàng xuất khẩu, do có chế độ mới ưu tiên vốn xuất khẩu, chính sách xúc tiến thương mại của Bộ tài chính về hàng xuất khẩu mang ngoại tệ cho Nhà nước. Công ty đang tìm hướng mới để đưa xuất khẩu lên mức cao, mở văn phòng đại diện tại Lào, Mianma để đưa hàng sản xuất của Công ty ngày càng nhiều.

Đẩy mạnh việc trồng trọt diện tích rừng phục vụ trong nước và xuất khẩu, dự kiến năm 2010 sẽ đầu trồng trọt khoảng 2500 ha các loại gỗ như bạc hà, trắc, xoan đào, thông…

Tăng cường một số thiết bị phục vụ cho dây chuyền tẩm, xấy sản phẩm đã được cải tạo mở rộng, để có khối lượng lớn, tốt phục vụ trong nước và xuất khẩu.

3.2.2. Các Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Lợi Nhuận Tại Công Ty Gosaco:

Sau thời gian tìm hiểu và phân tích cụ thể tình hình tài chính của Công ty Gosaco em xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp chủ yếu nhằm khắc phục những điểm yếu còn tồn tại và một số đề xuất kiến nghị để góp phần nâng cao lợi nhuận, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, em hy vọng sẽ góp được một phần nhỏ trong việc phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như tăng lợi nhuận cho Công ty.

-Xưởng tẩm, xấy sản phẩm của Công ty đã đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO vào năm 2008. Điều đó thể hiện sự đầu tư thích đáng của Công ty vào quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Trong thời gian tới, Công ty cần củng cố và đầu tư thêm vào xưởng sản xuất mặt hàng giường và bàn tủ gỗ để thể đạt được mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm sản xuất.

- Công ty cần nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh và thế đứng vững chắc trên thị trường. Muốn vậy, Công ty phải gia tăng cải thiện các yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh như: năng suất lao động, giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm và kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường.

Từ những mục tiêu trên, đứng ở góc độ tài chính doanh nghiệp, để tăng lợi nhuận Công ty cần quan tâm tới các biện pháp chủ yếu sau:

3.2.2.1 Đẩy Mạnh Công Tác Maketing, Công Tác Quảng Cáo, Đăng Ký Thương Hiệu Sản Phẩm: Hiệu Sản Phẩm:

Công ty nên xây dựng đội ngũ Maketing có chuyên môn cao để phát triển công tác thị trường, tiếp nhận những ý kiến đóng góp từ phía khách hàng. Công ty có thể quảng cáo sản phẩm của mình trên các phương tiện thông tin đại nhằm mở rộng thị trường và nâng cao thị phần trong và ngoài nước để tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu.

Ngày nay một Công ty phát triển mạnh không những tạo ra lợi nhuận cao với chất lượng sản phẩm tốt mà còn phải biết xây dựng thương hiệu vững mạnh thông qua hoạt động Marketing. Một Công ty phát triển vững mạnh cần có đội ngũ Marketing chuyên nghiệp. Thông qua nghiệp vụ Marketing sẽ cung cấp kịp thời những thông tin thị trường cho nhà sản xuất, thu thập ý kiến của khách hàng và chất lượng sản phẩm,

SVTH: Võ Thị Mỹ Lệ Trang 42

mẫu mã, kiểu dáng phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng từ đó Công ty có thể thu thập những thông tin cần thiết để có những chính sách, chiến lược kịp thời và đúng đắn trong sản xuất kinh doanh.

Công ty nên phân bổ các nhân viên Marketing ở các khu vực, cửa hàng là mỗi nhân viên của Công ty nên phụ trách một tỉnh để có thời gian cung cấp thông tin kịp thời vì ngày nay các đối thủ tung ra thị trường những mặt hàng tương tự như những sản phẩm của công ty.

Nhân viên Marketing nên dành 80% cho khách hàng hiện tại của Công ty, 20%cho khách hàng tương lai và 85% cho sản phẩm đã ổn định, 15% cho sảm phẩm mới. Đội ngũ nhân viên phải biết phân tích dữ liệu tiêu thụ đo lường tiềm năng của thị trường để từ đó có những chiến lược tốt hơn.

Công ty nên tổ chức các hội nghị khách hàng định kỳ, tổ chức hội thảo sản phẩm chuyên đề như: hội thảo về quảng cáo chất lượng sản phẩm, chính sách giá nhằm tăng cường cải thiện sản phẩm. Vì thế cần phải triệt để khai thác các phương tiện truyền thông, truyền hình để phát huy thân thế cũng như sản phẩm của công ty. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến sự sống còn của sản phẩm. Để bán được nhiều hàng và doanh số tăng cao thì ngoài việc sản phẩm phải đạt chất lượng tốt thì Công ty phải đầu tư cho đội ngũ bán hàng, đội ngũ Marketing ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả.

Với cương vị một nhà sản xuất, người có nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu khác nhau của khách hàng luôn phải nghĩ rằng sản phẩm được ưa chuộng ngày hôm nay sẽ là dấu hiệu báo động sự không thỏa mãn của khách hàng trong ngày mai để từ đó không ngừng cải tiến sản phẩm của mình ngày càng hoàn thiện hơn về cả hình thức lẫn chất lượng.

Công ty nên có chiến lược phân khúc thị trường các sản phẩm gỗ: phục vụ chuyên dụng các lãnh vực chuyên biệt có yêu cầu chuyên biệt về đặc tính sản phẩm với nhu cầu tương đối cao nhằm tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong cùng ngành và qua đó có thể nắm được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường. Công ty chúng ta có thể ký hợp đồng với các Công ty xây dựng để tìm các công trình xây dựng thiết kế nội thất để cung cấp các mặt hàng như gạch gỗ Gosa, vàn sàn công nghiệp, len tường, cửa gỗ … cho các công trình biệt thự.

3.2.2.2 Thực Hiện Tiết Kiệm Triệt Để Mọi Chi Phí Trong Sản Xuất:

Như chúng ta đã biết việc sử dụng hợp lý các khoản chi phí trong kinh doanh sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận trong Công ty. Qua hai năm 2008 và 2009, khoản mục chi phí đã chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong doanh thu thuần, đặc biệt là đối với bản thân Công ty buôn bán kinh doanh chủ yếu thông qua hợp đồng.

Về chi phí bán hàng, do có nhu cầu lớn về vận tải và nhu cầu nhiều khi phát sinh đột xuất nên Công ty đã chọn phương thức thuê dịch vụ vận tải bên ngoài. Tuy không phải đầu tư vốn ban đầu, nhưng trong trường hợp Công ty khối lượng hàng hoá vận chuyển rất lớn nên Công ty nên đầu tư mua phương tiện vận tải riêng thay thế cho việc đi thuê bên ngoài.

Trong hoạt động kinh doanh để giảm bớt chi phí lưu thông công ty cần tổ chức tốt khâu vận tải hàng hóa.

Ở cơ cấu sản xuất và tiêu thụ, công ty ngoài việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí thu mua nguyên vật liệu, chi phí hao mòn tài sản cố định,… mà còn trong khâu tiêu thụ, đem sản phẩm đến tay khách hàng. Trong việc tiêu thụ sản phẩm có rất nhiều chi phí phát sinh và có những chi phí nằm ngoài dự đoán của nhà sản xuất, Công ty cần tiết kiệm tối đa chẳng hạn như khi vận chuyển hàng hóa cần phải tính toán sao cho chi phí bảo quản, dự trữ, bốc vác, phân loại, đóng gói sản phẩm,… để sản phẩm đến tay người tiêu dùng đúng hạn, đúng chất lượng và đúng số lượng. Tính đến đoạn đường phân phối sao cho tiết kiệm nhất từ đó giảm chi phí lưu thông.

Ví dụ như:

Khi có hai đơn đặt hàng, tổng kho có thể sắp xếp phương tiện vận tải sao cho có thể trên một chuyến xe có thể cung cấp hàng cho hai cửa hàng hoặc có thể linh hoạt tận dụng tối đa nếu như đơn hàng không đủ xe thì có thể linh động báo với cửa hàng, công ty, chi nhánh lấy thêm những mặt hàng khác cho đủ tải trọng và dung tích của phương tiện vận tải nhằm tiết kiệm tối đa chi phí để tăng lợi nhuận cho công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009 vẫn tăng hơn so với năm 2008 là 377.238 nghìn đồng, tương ứng 5,11%, Công ty cần phải xem xét và xây dựng định mức các chi phí trong nội bộ. Hiện nay còn tồn tại hiện tượng nhiều công việc cá nhân

SVTH: Võ Thị Mỹ Lệ Trang 44

được đưa vào tận dụng trong Công ty như gọi điện thoại đường dài liên tỉnh, điện thoại di động phục vụ cá nhân... Song song với việc kiểm tra xem xét, phạt các phòng ban sử dụng vào mục đích cá nhân, thì cần phải có các biện pháp khen thưởng các phòng ban, phân xưởng sử dụng dưới mức chi phí, làm cho mỗi cá nhân có ý thức hơn trong việc xây dựng một tập thể Công ty vững mạnh.

3.2.2.3 Nâng Cao Chất Lượng Hàng Hoá, Nhằm Giảm Giá Thành Sản Phẩm Và Tạo Điều Kiện Giảm Giá Bán, Tăng Sức Cạnh Tranh, Tăng Doanh Thu:

Yếu tố chất lượng sản phẩm luôn quyết định tới doanh thu tiêu thụ hàng hoá của Công ty, để làm được điều đó đòi hỏi Công ty phải đề ra được các biện pháp tích cực như sau:

-Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý quy trình công nghệ sản phẩm, nghiên cứu chất lượng sản phẩm về tuổi thọ

-Nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bố trí mở rộng dây chuyền sản xuất.

-Đại lý bao tiêu mua bán trọn gói để giảm bớt lượng hàng tồn kho, tiết kiệm chi phí lưu kho của công ty.

-Nâng cao trình độ tay nghề công nhân kỹ thuật, đào tạo cán bộ quản lý, thu hút nhiều nguồn chất xám từ bên ngoài, thuê chuyên gia giỏi trong lĩnh vực về sản xuất công nghiệp.

3.2.2.4 Đẩy Mạnh Công Tác Xuất Khẩu:

Những năm qua, xuất khẩu của Công ty luôn đứng đầu toàn ngành gỗ, vì vậy, Công ty nên tiếp tục xác định đây là vị trí mũi nhọn trong định hướng phát triển của những năm tiếp theo. Công ty nên đề ra một số biện pháp như sau:

- Tích cực tạo nguồn hàng có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh.

- Khai thác triệt để mọi khả năng có thể để xuất khẩu bằng nhiều nguồn, nhiều sản phẩm khác nhau.

- Hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp khác, trường, viện nghiên cứu, cơ sở sản xuất trong và ngoài ngành

3.2.2.5 Sử Dụng Hợp Lý Có Hiệu Quả Vốn Kinh Doanh Bao Gồm Vốn Cố Định Và Vốn Lưu Động Nhằm Tăng Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh: Vốn Lưu Động Nhằm Tăng Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh:

Tổ chức tốt việc quản lý và sử dụng vốn giúp cho doanh nghiệp có thể tăng được khối lượng sản xuất sản phẩm , tiết kiệm được chi phí và hạ được giá thành sản phẩm, góp phần tăng lợi nhuận cho Công ty. Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong 2 năm qua chưa đạt được như mong muốn. Để khắc phục tình trạng trên, Công ty cần đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá để tăng vòng quay của vốn lưu động nói riêng và vòng quay vốn toàn Công ty nói chung, góp phần đạt mục tiêu lợi nhuận cho Công ty. Tìm mọi biện pháp và áp dụng nhiều chính sách ưu đãi trong thanh toán để đẩy nhanh công tác thu hồi vốn, giảm tỷ lệ các khoản phải thu.

Để hạn chế tình trạng chiếm dụng vốn Công ty đòi hỏi công ty phải tăng cường các khoản nợ phải thu bằng các biện pháp sau:

- Giảm thời gian trả chậm xuống còn 20 ngày để thu hồi nợ nhanh hơn, việc này có thể gây bất bình cho khách hàng nhưng thay vào đó Công ty có thể có số vòng quay của vốn hiệu quả hơn và Công ty có thể xoa diệu khách hàng bằng cách chiết khấu thương mại cho khách hàng chẳng hạn như nếu khách hàng trả theo phương thức trả chậm trong vòng 10 ngày thì chiết khấu từ 0.5%-1% trên tổng giá trị lô hàng hay chiết khấu trực tiếp cho khách hàng thanh toán ngay hay tạm ứng trước. Với những phương thức chiết khấu trên sẽ kích thích khách hàng linh động hơn trong việc trả nợ cho Công ty từ đó sẽ làm cho kỳ thu tiền bình quân của công ty giảm xuống và vòng quay của vốn sẽ tăng lên.

- Hạn chế kéo dài thời gian trả nợ của khách hàng bằng cách tính lãi suất trên tổng số nợ với lãi suất tương đương hoặc có thể cao hơn lãi suất tiền vay ở ngân hàng Việt Nam. Với chính sách này buộc lòng khách hàng nếu không muốn phải chịu thêm khoản phí lãi vay cho khoản tiền nợ quá hạn họ phải nhanh chóng thanh toán cho Công ty.

- Đối với những khách hàng thường xuyên trễ hạn trong việc thanh toán nợ cho Công ty, Công ty nên đưa ra những chính sách chiết khấu thanh toán hoặc chính sách khuyến mãi cho từng khách hàng cụ thể mà những chính sách này hấp dẫn hơn những chính sách khuyến mãi thông thường khác nhằm bước đầu khích lệ khách hàng trả nợ nhanh từ đó tạo thói quen trong việc thanh toán đúng hạn cho công ty.

SVTH: Võ Thị Mỹ Lệ Trang 46

- Đối với những khách hàng thường xuyên gây khó khăn cho công ty trong việc thu hồi nợ, Công ty có thể dùng biện pháp rắn. Không những không cho hưởng bất kỳ chế độ ưu đãi nào mà còn có thể tăng giá bán hơn mức bình thường và đưa ra chiến lược giá bán cho từng thời hạn thanh toán. Có như vậy mới ép buộc được khách hàng nhanh nhẹn trong việc thanh toán nợ cho Công ty.

- Và để việc thanh toán nhanh, sớm thì Công ty ngoài các chính sách chiết khấu, ưu đãi, Công ty nên thường xuyên cử nhân viên đến thăm hỏi đại lý, cửa hàng, khách hàng nhân tiện xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của họ để từ đó có phương pháp thanh toán hay thu nợ một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao. Đối với những khách hàng thanh toán không đúng hạn thì phải chịu những điều khoản khi không thanh toán nợ đúng hạn của Công ty, có như vậy Công ty mới có thể thu hồi nợ nhanh.

- Đối với những khách hàng không có biện pháp nào để thu hồi nợ ta có thể nhờ đến pháp luật can thiệp, đối với những khách hàng phá sản, mất khả năng thanh toán thì công ty phải gác số nợ này lại và chuyển khoản dự phòng nợ khó đòi sang để bù đắp như vậy việc trích lập khoản dự phòng nợ khó đòi hằng năm là điều cần thiết của công ty.

- Đối với những khách hàng mới ở những thị trường mà Công ty cần mở rộng mới tiếp cận không thể dùng các biện pháp thu hồi nợ nhanh như những cách trên. Bởi vậy nếu Công ty gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường mới, khi mà những đối thủ cạnh tranh đã chiếm lĩnh thị trường này Công ty cần xúc tiến thêm những chiến lược mới như tăng cường chiến dịch Marketing. Ngoài ra Công ty còn phải

Một phần của tài liệu Một số giải pháp giúp tăng lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty GOSACO (Trang 49)