Nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông sài gòn (Trang 32)

1.3.1. Các nhân tố khách quan

Môi trƣờng pháp lý

Nghiệp vụ huy động vốn của các Ngân Hàng Thương Mại chịu sự điều chỉnh rất lớn của môi trường pháp lý. Có những Bộ Luật tác động trực tiếp mà chúng ta thường thấy như: Luật các Tổ Chức Tín Dụng, Luật Ngân Hàng Nhà Nước... Những Luật này qui định tỉ lệ huy động vốn của ngân hàng so với vốn tự có, qui định về việc gửi và sử dụng tài khoản tiền gửi... Có những Bộ Luật tác động gián tiếp đến hoạt động ngân hàng như Luật đầu tư nước ngoài hoặc các Ngân Hàng Thương Mại không được nhận tiền gửi hoặc cho vay bằng cách tăng giảm lãi suất, mà phải dựa vào lãi suất do Ngân Hàng Nhà Nước đưa ra và chỉ được xê dịch trong biên độ nhất định mà Ngân hàng Nhà Nước cho phép...

Bên cạnh những bộ luật đó thì chính sách tài chính tiền tệ của một quốc gia cũng ảnh hưởng rất lớn tới nghiệp vụ tạo vốn của Ngân Hàng Thương Mại. Nó được thể hiện ở mục tiêu của chính sách tiền tệ, chẳng hạn khi nền kinh tế lạm phát tăng, Nhà nước có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thì lúc đó Ngân Hàng Thương Mại huy động vốn dễ dàng hơn. Như vậy, môi trường pháp lí

Trang 24 là nhân tố khách quan có tác động rất lớn tới quá trình huy động vốn của Ngân Hàng Thương Mại. Mục tiêu hoạt động của Ngân Hàng Thương Mại được xây dựng vào các qui định, qui chế của Nhà nước để đảm bảo an toàn và nâng cao niềm tin từ khách hàng.

Môi trƣờng kinh tế xã hội

Tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước cũng có tác động không nhỏ đến quá trình huy động vốn của ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái thì nó đều ảnh hưởng tới nghiệp vụ tạo vốn của Ngân Hàng Thương Mại.

Mọi biến động của nền kinh tế bao giờ cũng được biểu hiện rõ trong việc tăng, giảm nguồn vốn huy động từ bên ngoài của ngân hàng. Nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển, từ đó tạo điều kiện tích luỹ nhiều hơn, do đó tạo môi trường cho việc thu hút vốn của Ngân Hàng Thương Mại thuận lợi. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng, người dân không gửi tiền vào ngân hàng mà giữ tiền để mua hàng hoá, việc thu hút vốn gặp khó khăn.

Tâm lý, thói quen khách hàng

Khách hàng của ngân hàng bao gồm những người có vốn gửi tại ngân hàng và những đối tượng sử dụng vốn đó. Về môi trường xã hội ở các nước phát triển, khách hàng luôn có tài khoản cá nhân và thu nhập được chuyển vào tài khoản của họ. Nhưng ở các nước kém phát triển, nhu cầu dùng tiền mặt thường lớn hơn. Ở khoản mục tiền gửi tiết kiệm có hai yếu tố quan trọng tác động vào là thu nhập và tâm lý của người gửi tiền. Thu nhập ảnh hưởng đến nguồn vốn tiềm tàng mà Ngân hàng có thể huy động trong tương lai.

Trang 25 Yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự biến động ra vào của các nguồn tiền. Tâm lý tin tưởng vào tương lai của khách hàng có tác dụng làm ổn định lượng tiền gửi vào, rút ra và ngược lại nếu niềm tin của khách hàng về đồng tiền trong tương lai sẽ mất giá gây ra hiện tượng rút tiền hàng loạt vốn là mối lo ngại lớn của mọi ngân hàng. Một đặc điểm quan trọng của đối tượng khách hàng là mức độ thường xuyên của việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Mức độ sử dụng càng cao, ngân hàng càng có điều kiện mở rộng việc huy động vốn.

1.3.2. Các nhân tố chủ quan

Các hình thức huy động vốn

Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trước hết phải đa dạng hình thức huy động vốn. Hình thức huy động vốn của ngân hàng ngày càng phong phú, linh hoạt bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế càng lớn bấy nhiêu. Điều này xuất phát từ sự khác nhau trong nhu cầu và tâm lí của các tầng lớp dân cư. Mức độ đa dạng các hình thức huy động càng cao thì dễ dàng đáp ứng một cách tối đa nhu cầu của dân cư, vì họ đều tìm thấy cho mình một hình thức gửi tiền phù hợp mà lại an toàn. Do vậy các Ngân Hàng Thương Mại thường cân nhắc rất kĩ lưỡng trươc khi đưa vào áp dụng một hình thức mới.

Chính sách lãi suất cạnh tranh

Việc duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau đã trở nên cực kỳ quan trọng trong việc thu hút các khoản tiền gửi mới và duy trì tiền gửi hiện có. Điều này đặc biệt đúng khi lãi suất thị trường đã ở vào mức tương đối cao.

Các ngân hàng cạnh tranh giành vốn không chỉ với các ngân hàng khác mà còn với các tổ chức tiết kiệm khác, các thị trường tiền tệ và với

Trang 26 những người phát hành các công cụ tài chính khác nhau trong thị trường tiền tệ. Khi lãi suất tối đa bị loại bỏ trong quá trình nới lỏng các quy định, việc duy trì mức lãi suất cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Đặc biệt trong giai đoạn khan hiếm tiền tệ, đủ cho những khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy người gửi tiền tiết kiệm và nhà đầu tư chuyển vốn từ ngân hàng này sang ngân hàng khác hay từ công cụ này sang công cụ khác.

Năng lực và trình độ cán bộ ngân hàng

* Về phương diện quản lí, nếu ngân hàng có trình độ quản lí tốt sẽ có khả năng tư vấn phù hợp cho khách hàng đem lại hiệu quả cao thì sẽ thu hút được khách hàng đến với mình. Mặt khác, quản lí tốt sẽ đảm bảo được an toàn vốn, tăng uy tín, tạo điều kiện tốt cho công tác huy động vốn của ngân hàng.

* Về trình độ nghiệp vụ: trình độ của cán bộ ngân hàng ảnh hưởng lớn tới chất lượng phục vụ, chi phí dịch vụ làm ảnh hưởng tới việc thu hút vốn của ngân hàng.

Hiện nay, ở nhiều Ngân hàng Việt Nam, trình độ nghiệp vụ của cán bộ có nhiều bất cập. Vì vậy, cần phải chú trọng vào việc nâng cao trình độ cho cán bộ sao cho phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của kinh tế thị trường

Công nghệ ngân hàng

Trình độ công nghệ ngân hàng được thể hiện theo các yếu tố sau: Thứ nhất: Các loại dịch vụ mà ngân hàng cung ứng

Thứ hai : Trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên ngân hàng Thứ ba : Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh.

Trang 27 Trình độ công nghệ ngân hàng ngày càng cao, khách hàng sẽ càng cảm thấy hài lòng về dịch vụ được ngân hàng cung ứng và yên tâm hơn khi gửi tiền tại các ngân hàng. Đây là một yếu tố rất quan trọng giúp ngân hàng cạnh tranh phi lãi suất vì khách hàng mà ngân hàng phục vụ, không quan tâm đến lãi suất mà quan tâm đến chất lượng và loại hình dich vụ mà ngân hàng cung ứng. Với cùng một lãi suất huy động như nhau, ngân hàng nào cải tiến chất lượng dịch vụ tốt hơn, tạo sự thuận tiện hơn cho khách hàng thì sức cạnh tranh sẽ cao hơn.

Các dịch vụ ngân hàng cung ứng

Một ngân hàng có dịch vụ tốt, đa dạng hiển nhiên có lợi thế hơn so các ngân hàng có các dịch vụ hạn chế. Trong điều kiện thành phố thiếu bãi đậu xe, ngân hàng có bãi đậu xe rộng rãi cũng là một lợi thế hoặc ngân hàng có giao dịch mặt đường trên các phố chính, có hệ thống rút tiền tự động làm việc ngày đêm, có cán bộ giao dịch niềm nở, có trách nhiệm, tạo được niềm tin cho khách hàng cũng là lợi thế đáng quan tâm của các Ngân Hàng Thương Mại. Khác về cạnh tranh, về lãi suất, cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng không giới hạn, do vậy đây chính là điểm mạnh để các ngân hàng giành thắng lợi trong cạnh tranh.

Mức độ thâm niên của một Ngân hàng

Đối với các khách hàng khi cần giao dịch với một ngân hàng thì bao giờ họ cũng dành phần ưu ái đối với một ngân hàng có thâm niên hơn là một ngân hàng mới thành lập. Một ngân hàng thâm niên là một ngân hàng có uy tín, vững vàng trong nghiệp vụ, có nguồn vốn và có khả năng thanh toán cao. Do vậy, mức độ thâm niên về một khía cạnh nào đó cũng tạo ra được lòng tin đối với khách hàng.

Trang 28  Chính sách quảng cáo

Không một ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của chính sách quảng cáo trong thời đại ngày nay. Trong hoạt động ngân hàng hiện đại, quảng cáo luôn được đề cao và cần phải có một chi phí nhất định cho công tác này. Đồng thời ngân hàng cũng phải có chiến lược quảng cáo đặc biệt không chỉ trên truyền hình mà nên dùng cả Pano, áp phích, tờ rơi nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn.

Mạng lƣới phục vụ cho việc huy động vốn

Mạng lưới huy động vốn của các ngân hàng thường biểu hiện qua việc tổ chức các quĩ tiết kiệm. Mạng lưới huy động không chỉ được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền, cần được mở ra ở cả những nơi cách xa trung tâm kinh tế như nông thôn, vùng sâu, vùng xa để từ đó nâng cao được hiệu quả huy động vốn.

Trên đây là các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các hệ thống ngân hàng thương mại. Với mỗi ngân hàng trong những giai đoạn khác nhau, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến hoạt động huy động vốn cũng khác nhau. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà các ngân hàng có thể xây dựng cho mình một chiến lược huy động thích hợp.

Trang 29

CHƢƠNG 2:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG SÀI GÕN.

Trang 30

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC

HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG SÀI GÕN.

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM. NÔNG THÔN VIỆT NAM.

Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát triển Nông nghiệp Việt Nam (NHNo&PTNT) được thành lập ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) về việc lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ NHNN: tất cả các chi nhánh NHNN huyện, phòng tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Trung Ương được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.

Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm và tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn. Luật Ngân Hàng Nhà Nước và Luật các Tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng. Đẩy mạnh huy động vốn trong và ngoài nước chú trọng tiếp nhận thực hiện tốt các dự án nước ngoài ủy thác, cho vay các chương trình dự án lớn có hiệu quả đồng thời mở rộng cho vay hộ sản xuất hợp tác sản xuất được coi là biện pháp chú trọng của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn VN thực hiện kế hoạch tăng trưởng.

Trang 31 Năm 2001 là năm đầu tiên Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với các nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hóa tài chính nâng cao chất lượng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế, đổi mới sắp xếp lại bộ máy tổ chúc theo mô hình Ngân Hàng Thương Mại hiện đại tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiên đại.

Bên cạnh mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, năm 2002, NHNN&PTNT Việt Nam tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế.

Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Tái cơ cấu nhằm đưa hoạt động NHNN&PTNT Việt Nam phát triển với quy mô lớn chất lượng hiệu quả cao.Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góp tích cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn, Chủ Tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ký quyết định số 226/2003/ QĐ/CTN ngày 07/05/2003 phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho NHNo&PTNT Việt Nam.

Có thể nói NHNo&PTNT Việt Nam là Ngân Hàng Thương Mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam.

Hiện NHNo&PTNT Việt Nam đã vi tính hóa hoạt động kinh doanh từ Trụ sở chính đến hấu hết các chi nhánh trong toàn quốc; và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền tử, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT.

Trang 32 Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành của NHNo&PTNT Việt Nam và cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo chủ trương của Đảng, Chính phủ. Trong đó NHNo&PTNT Việt Nam sẽ trở thành Tập đoàn tài chính đa ngành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực. Tiếp tục giữ vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, người bạn đồng hành thủy chung tin cậy của 10 triệu hộ gia đình.

2. 2. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG SÀI GÕN.

Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn là một Ngân Hàng Thương Mại trực thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập từ 08/07/1998 theo quyết định số 391/NHNo-02.

- Trụ sở : 09 Trần Não. Phường Bình An Q2.Tp HCM

- Tel : (08)3 7415168 – 7406882 – 7400377 - Fax : (08)3 7415171 – 7415254

- Email : Agribankdsg@yahoo.com

Cũng như các Ngân Hàng Thương Mại khác nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Đông Sài Gòn là trực tiếp kinh doanh trong lĩnh vực : Tiền tệ - tín dụng – thanh toán. Cụ thể:

- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.

- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn.

- Các dịch vụ trung gian: thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu S-WIFT, kinh doanh mua bán ngoại tệ và làm dịch vụ kiều hối,

Trang 33 thực hiện các dịch vụ bảo lãnh như : dự thầu, thanh toán, bảo hành công trình, chất lượng sản phẩm, vay vốn trong nước và ngoài nước…, và thanh toán chuyển tiền điện tử.

Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn hoạt động trong cơ chế thị trường có quyền tự chủ trong kinh doanh, đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh, kinh doanh có lãi, ổn định và phát triển. Mạng lưới và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng đã được cãi tiến cho phù hợp với kinh tế thị trường, phát huy và khai thác triệt để lợi thế của mình trong mọi hoạt dộng huy động vốn cũng như sử dụng vốn.

Khi mới thành lập Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn nhận bàn giao từ Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đức. Để mở rộng mạng lưới phục

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông sài gòn (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)