Nghiệp vụ huy động vốn
- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn của tất cả các tổ chức và dân cư trong tỉnh bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
Trang 40 - Phát hành kỳ phiếu, các loại chứng chỉ tiền gửi và thực hiện các hình thức huy động khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
Nghiệp vụ tín dụng
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn tất cả các thành phần kinh tế
- Cho vay vốn theo dự án, đồng tài trợ, nhận làm dịch vụ uỷ thác - đầu tư các dự án trong nước và quốc tế.
- Cho vay cầm cố đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực
- Cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống đối với cán bộ, công nhân viên và các đối tượng khác
Nghiệp vụ thanh toán trong nƣớc:
- Nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD & EUR) cho các cá nhân và tổ chức kinh tế
- Chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước.
- Ngân hàng phục vụ giải ngân các dự án. Thu, chi hộ đơn vị. - Chi trả lương qua tài khoản,...
Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại
- Thanh toán xuất nhập khẩu theo các hình thức: Thư tín dụng (L/C), nhờ thu (D/A,DP,CAD), chuyển tiền (TTR).
- Mua bán ngoại tệ, thanh toán phi thương mại.
- Chi trả kiều hối và Western Union, chi trả cho người lao động xuất khẩu:
Trang 41 oThanh toán, chuyển tiền biên giới.
oThực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và quốc tế. oThu đổi ngoại tệ.
Các sản phẩm dịch vụ khác
o Dịch vụ gửi, rút tiền nhiều nơi. Thu tiền tận nơi theo yêu cầu của Khách hàng khi số dư tiền gửi đạt 100 triệu đồng.
o Cung cấp dịch vụ chi trả lương cho Cán bộ công nhân viên chức của các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức.
o Phát hành, chấp nhận thanh toán các loại thẻ nội địa SUCCESS và quốc tế VISA, MASTER CARD.
Các dịch vụ Ngân hàng hiện đại khác: Huy động vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ thông qua tiền gửi của khách hàng. Sử dụng vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ: cung cấp tín dụng ngắn hạn – dài hạn, cho vay tiêu dung phục vụ đời sống, cho vay cầm cố các chứng từ có giá, tài trợ các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư.
2.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐÔNG SÀI GÕN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2010.
Huy động vốn là một nghiệp vụ chủ chốt không thể thiếu của các ngân hàng nói chung và của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn nói riêng, bởi nguồn vốn chính của ngân hàng là huy động. Hơn nữa, huy động vốn không phải là một nghiệp vụ độc lập mà nó gắn liền với các nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ trung gian khác như thanh toán, chuyển tiền của Ngân Hàng Thương Mại.
Với phương châm tăng cường nguồn vốn, Ngân hàng đã cố gắng thực hiện đa dạng hóa các hình thức, biện pháp, kênh huy động vốn khác nhau. Do vậy, nguồn vốn tăng tốc độ khá lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Ngân hàng phải luôn đảm bảo cho mình nguồn vốn dồi dào
Trang 42 đáp ứng nhu cầu của khách hàng đến vay vốn và đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình phát triển của đất nước.
Bảng 2.1 : TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA CÁC NĂM
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ Tiêu Năm So Sánh 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số Tiền % (+/-) Số Tiền % (+/-) Tổng nguồn vốn 2,896 3,294 3,845 398 13.7 551 16.8 Nguồn vốn Huy Động từ địa phương. 2,896 3,175 3,733 279 9.6 558 17.6 Nguồn vốn huy động hộ Trung Ương. 119 112 -7 -6.26
(Nguồn: Báo cáo số liệu lịch sử về hoạt động kinh doanh-Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn)
Trang 43
Biểu đồ 2.1.: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA CÁC NĂM.
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 Giá t rị 2008 2009 2010 Năm Tổng Nguồn Vốn
Nguồn vốn huy động từ địa phương Nguồn vốn huy động từ Trung ương
Qua Bảng trên cho thấy nguồn vốn huy động luôn tăng qua các năm. Cụ thể: Tính đến 31/12/2008, tổng nguồn vốn huy động là 2,896 tỷ đồng nhưng đến năm 2009 tăng 279 tỷ đồng, tương đương với 9.6 % so với cung kỳ năm 2008; năm 2010 tăng 17.8 % so với năm 2009 (tương đương 558 tỷ đồng). Năm 2008 là năm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, NHNo&PTNT Việt Nam cũng không thoát khỏi những ảnh hưởng. Tuy vậy, năm 2009 Chi nhánh NHNo&PTNT Đông sài Gòn có những thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Nguyên nhân của sự tăng trưởng trên là do: Ngân hàng đã xác định được tầm quan trọng hàng đầu công tác huy động trong quá trình chuyển đổi cơ cấu thị trường “Đi vay và cho vay” đảm bảo cho ngân hàng tồn tại và phát triển.
Trang 44 Ngân hàng không ngừng xây dựng và mở rộng mạng lưới, áp dụng các mức lãi suất huy động và linh hoạt kịp thời do ngân hàng cấp trên chỉ đạo từ đó đã tạo được sự tín nhiệm đối với khách hàng, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích người gửi và ngân hàng. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng phát triển bền vững, ngày càng chứng tỏ được vị trí của mình trong hệ thống Ngân hàng trên địa bàn thành phố. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đã và đang đạt được những kết quả hết sức khả quan.
Sự tăng trưởng về nguồn vốn khá nhanh cho thấy Ngân hàng đã áp dụng tốt chính sách khách hàng và các biện pháp huy động vốn phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế hiên nay đã thu hút được nguồn vốn dồi dào không những phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng mà còn hỗ trợ về vốn cho các chi nhánh khác cùng hệ thống qua phương thức điều chuyển.
Nâng cao chất lượng nguồn vốn huy động bằng cách tăng tỷ trọng nguồn tiền gửi có lãi suất thấp của các tổ chức kinh tế trên cơ sở định hướng đúng đắn chiến lược huy động vốn, bằng nhiều hình thức trong tiếp thị với khách hàng thuộc mọi ngành thành phần kinh tế với nhiều mức lãi suất thích hợp nên đã từng bước thu hút được nguồn vốn lớn từ các cấp chủ quản.
Hiện nay, Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn đang huy động vốn chủ yếu từ các nguồn sau: Tiền gửi Doanh nghiệp, tiền gửi dân cư, huy động vốn từ phát hành giấy tờ có giá. Để nắm rõ hơn tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong những năm gần đây chúng ta xem xét và phân tích các chỉ tiêu:
2.3.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo loại tiền.
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền bao gồm: Tiền gửi Việt Nam Đồng (VNĐ) và Tiền gửi bằng Ngoại tệ.
Trang 45
Bảng 2.2. : KẾT CẤU NGUỒN VỐN PHÂN THEO LOẠI TIỀN.
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ Tiêu Năm So Sánh 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số Tiền % (+/-) Số Tiền % (+/-) Tổng Nguồn vốn Huy Động từ địa phƣơng 2,896 3,175 3,733 279 9.6 558 17.6 Tiền gửi bằng VNĐ 2,764 3,061 3,529 297 10.7 468 15.3
Tiền gửi bằng Ngoại tệ 132 114 204 -18 -13.6 90 78.9
Trang 46
Biểu đồ 2.2 : KẾT CẤU NGUỒN VỐN PHÂN THEO LOẠI TIỀN.
0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 Giá Trị 2008 2009 2010 Năm
Tổng Nguồn vốn Tiền gửi bằng VNĐ Tiền gửi bằng Ngoại tệ
Qua bảng 2.2 cho thấy nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tăng qua từng năm. Nguồn vốn huy động chủ yếu từ nguồn tiền gửi VNĐ, tăng một cách nhanh chóng, lượng vốn huy động này ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn, chiếm khoảng 95% trong tổng nguồn vốn huy động được. Năm 2008 tiền gửi bằng VNĐ là 2.764 tỷ đồng, năm 2009 đạt 3.061 tỷ đồng tăng 297 tỷ đồng so với năm 2008 (tương ứng với mức tăng 10.7%). Đến hết năm 2010 số tiền VNĐ huy động được 3.529 tỷ đồng, tăng 15.3 % (tương ứng với số tiền là 468 tỷ) so với năm 2009.
Về nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tuy chiếm tỷ trọng không cao nhưng cũng có sự tăng trưởng qua các năm: năm 2008 đạt 132 tỷ đồng nhưng đến năm 2009 giảm 18 tỷ đồng còn 114 tỷ đồng tương ứng giảm 13.6% so với năm 2008. Đến hết năm 2010 nguồn vốn huy động này lại
Trang 47 tăng lên đạt 204 tỷ tăng 90 tỷ đồng so với năm 2009 (tương ứng tăng 78.9%). Để có nguồn vốn ổn định Ngân Hàng đang tiếp tục tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức tiền gửi để khách hàng lựa chọn để góp phần tạo nguồn vốn lớn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động đầu tư của Chi nhánh cũng như NHNo & PTNT Việt Nam
2.3.2. Cơ cấu Tiền gửi từ Doanh nghiệp và Tiền gửi Dân cƣ.
Bảng 2.3: KẾT CẤU TIỀN GỬI DOANH NGHIỆP VÀ TIỀN GỬI DÂN CƢ.
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ Tiêu Năm So Sánh 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số Tiền % (+/-) Số Tiền % (+/-) Tổng Nguồn vốn 2,896 100 3,175 100 3,733 100 279 9.6 558 17.6 Tiền gửi Doanh Nghiệp 1,305 45.0 1,666 52.4 1,717 45.9 361 27.7 51 3.6 Tiền gửi Dân Cư 1,591 54.9 1,509 47.5 2,016 54.0 -82 -5.1 507 33.5
Trang 48
Biểu đồ 2.3: KẾT CÁU TIỀN GỬI DOANH NGHIỆP VÀ TIỀN GỬI DÂN CƢ.
0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 Gi á Trị 2008 2009 2010 Năm Tổng Nguồn Vốn
Tiền gửi Doanh Nghiệp và các tổ chức kinh tế Tiền Gửi Dân Cư
Qua bảng trên cho thấy cơ cấu nguồn vốn huy động theo tính chất nguồn có sự tăng trưởng qua các năm bao gồm: tiền gửi doanh nghiệp,các tổ chức kinh tế, và tiền gửi của dân. Trong đó nguồn tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất.
Đối với tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2008 đạt 1,305 tỷ đồng. Đến năm 2009, tiền gửi của các Tổ chức kinh tế là 1,666 tỷ đồng, tăng 361 tỷ đồng so với năm 2008 (tương ứng với mức tăng 27.7%), đến năm 2010 tiếp tục tăng thêm 51 tỷ đồng (tăng 3.1 % ) so với năm 2009. Đây thực sự là một kết quả đáng mừng bởi trong điều kiện các Ngân Hàng Thương Mại nói chung cũng như của các Ngân Hàng Thương Mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang cạnh tranh gay gắt bằng cách đua ra các mức lãi suất và hình thức huy động vốn hấp dẫn thì Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn là một địa chỉ đáng tin cậy trong lòng khách hàng bao gồm cả khách hàng là các doanh nghiệp. Trong thời gian tới Ngân
Trang 49 Hàng cần phát huy hơn nữa thế mạnh này bởi việc tiếp cận với các nguồn tiền gửi của các Tổ chức kinh tế, doanh nghiệp là tiền đề để phát triển các dịch vụ thanh toán, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, cho vay...
Đối với tiền gửi của các tổ chức dân cư năm 2008 chỉ đạt 1,591 tỷ đồng chiếm 45.06% so với Tổng nguồn vốn huy động, năm 2009 tiền gửi dân cư có xu hướng giảm còn 1,509 tỷ đồng, giảm 82 tỷ đồng so với năm 2008 (tương ứng với mức giảm 5.1%). Tuy trong năm 2009 tiền gửi dân cư có chiều hướng giảm nhưng đến năm 2010, đã thực hiện huy động được 2,016 tỷ tăng thêm 507 tỷ đồng so với cả năm 2009 (tương ứng tăng 33.5%). Điều này cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẻ của nguồn vốn huy động từ thị trường này, làm giảm áp lực từ thị trường liên ngân hàng vốn mang tính ngắn hạn và không ổn định. Từ đó chứng tỏ sự tin tưởng của dân cư đối với ngân hàng ngày một tăng, đó cũng là một thành công của ngân hang trong cơ chế biến động nhiều biến động và cạnh tranh.
Có được sự tăng trưởng đó Ngân Hàng đã không ngừng đẩy mạnh công tác huy động vốn để hoàn thành kế hoạch đặt ra, tập trung huy động tiền gửi của dân cư từ các nguồn đền bù của các dự án : dự án khu dân cư Bắc xa lộ Hà Nội, dự án khu dân cư 90ha Nam Rạch Chiếc – P. An Phú, khu dân cư phường Cát Lái, dự án Thủ Thiêm, và các dự án khác đang triển khai đền bù, giải tỏa trên địa bàn phường Thạnh Mỹ Lợi, Bình Trưng Đông, An Phú quận 2.
2.3.3. Cơ cấu tiền gửi phân theo kỳ hạn.
Tiền gửi từ dân cƣ:
Tiền gửi tiết kiệm dân cư là khoản tiền gửi của mổi cá nhân chưa sử dụng đến được gửi vào ngân hàng, nhằm hưởng lãi suất theo quy định. Đây thực sự là nguồn tiềm năng dồi dào cho ngân hàng khi chuyển sang cơ chế hoạch toán kinh doanh.
Trang 50 + Tiền gửi không kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khách hàng có thể gửi nhiều lần và rút ra bất cứ lúc nào. Khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản này để chi trả cho nguời thụ hưởngvề tiền hàng hóa, cung ứng lao vụ. Mục đích chính của nguời gửi tiền là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoản thanh toán qua ngân hàngvà do vậy nó thường được gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán.
+ Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khách hàng được rút ra sau một thời gian nhất định từ một vài tháng đến một vài năm. Mục đích của người gửi tiền là lấy laĩ và ngân hàng có thể chủ động kế hoạch hóa việc sử dụng nguồn vốn này vì tính thời hạn nguồn vốn.
Bảng 2.4: KẾT CẤU TIỀN GỬI DÂN CƢ.
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ Tiêu Năm So Sánh 2008 % 2009 % 2010 % 2009/2008 2010/2009 Số Tiền % (+/-) Số Tiền % (+/-) Tiền gửi Dân Cƣ 1,591 100 1,509 100 2,016 100 -82 -5.1 507 33.5 Tiền gửi không kỳ hạn 79 4.9 24 1.5 12 0.5 -55 -30.3 -12 -8.3 Tiền gửi có kỳ hạn 1,512 95.0 1,485 98.4 2,004 99.4 -27 -1.7 519 34.9
(Nguồn: Báo cáo số liệu lịch sử về hoạt động kinh doanh - Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn)
Trang 51
Biểu đồ 2.4: KẾT CẤU TIỀN GỬI DÂN CƢ
Như vậy qua 3 năm: 2008, 2009, 2010, nguồn tiền gửi dân cư thì tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn tiền gửi dân cư. Tiền gửi không kỳ hạn có hướng giảm qua các năm. Cụ thể: năm 2008 là 79 tỷ đồng khoảng 4.9% trong tổng tiền gửi dân cư (1,591 tỷ) và năm 2009 là 24 tỷ (chiếm 1.5% trong tiền gửi dân cư) và giảm 55 tỷ đồng so với năm 2008 (tương ứng giảm 30.3%). Đến năm 2010, tiền gửi không kỳ hạn là 12 tỷ chiếm 0.5% trong tổng tiền gửi dân cư và giảm 12 tỷ đồng (tương ứng 8.3%) so với năm 2009.
Tiền gửi có kỳ hạn được người dân ưa chuộng hơn, qua bảng 2.4 cho thấy tiền gửi có kỳ hạn qua các năm luôn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2008 là 1,512 tỷ đồng chiếm 95% trong tổng tiền gửi dân cư, đến năm 2009 lại giảm 27 tỷ (tương ứng 1.7%), năm 2009 tiền gửi có kỳ hạn là 1,485 tỷ đồng chiếm 98.4% trong tổng tiền gửi, năm 2010 tiền gửi này tăng lên 2,004 tỷ
Trang 52 chiếm 99.4% trong tổng tiền gửi dân cư tương ứng tăng 519 tỷ đồng so với năm 2009 (tăng 34.9%), tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn thể hiện sự tin tưởng của nhân dân với ngân hàng và mục đích gửi tiền để hưởng lợi nhuận, phản ánh chính sách khách hàng đúng đắn đi đôi với hoạt động quảng bá các sản phẩm tiện ích cao hơn hẳn so với các Ngân Hàng Thương Mại khác.
Trong nguồn tiền gửi của dân cư nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm phần lớn, đây là nguồn vốn quan trọng, có tính ổn định cao tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn. Ngân hàng cần duy trì tỷ trọng cao của nguồn vốn này và không ngừng phát triển nguồn vốn này về số tuyệt đối.
Nguồn huy động từ dân cư tăng vì: huy động nguồn vốn từ dân cư để đầu tư vào nền kinh tế luôn được Ngân Hàng coi là mục tiêu chiến lược