Tình cảm của Lê Hữu Trác đối với những vấn đề đời tư

Một phần của tài liệu Tự sự và trữ tình trong thuợng kinh kí sự của lê hữu trác (Trang 70 - 90)

6. Cấu trúc khóa luận

3.1.2. Tình cảm của Lê Hữu Trác đối với những vấn đề đời tư

Con người của Lê Hữu Trác là con người của đồng quê. Tuy là con quan thượng thư nhưng tấm lòng ông luôn hướng về nơi thôn dã. Càng thiết tha với vận mạng con người bao nhiêu ông càng tha thiết với cuộc sống hồn nhiên bấy nhiêu. Hàng năm trời ở kinh thành, có những đêm thao thức giữa cuộc sống Thăng Long nặng nề u ám, được trọng vọng đủ điều, nhưng không lúc nào ông nguôi ngoai nỗi nhớ nhà, nhớ một mảnh trăng vằng vặc. Và ngay khi mới vào đến ngoại ô Thăng Long, vừa trông thấy hào và thành, nhà văn đã bồi hồi xúc động. Những kỷ niệm xưa khiến ông vừa vui mừng, vừa ngao ngán, vì 40 năm về trước đã quá cách biệt với bây giờ. Nơi đây một thời tuổi trẻ Lê Hữu Trác đã sống, đã trở thành quen thuộc :

Kìa nơi tuổi trẻ đùa chơi

Ngày nay phần nửa khác thời năm xưa.

Trên đường đi, nhận ra bất cứ một vật gì quen thuộc cũ, Lê Hữu Trác cũng băn khoăn suy nghĩ. “Đất Thăng Long, nơi có cuộc sống kiêu sa của giai cấp thống trị… và cũng chính nơi mà Lê Hữu Trác đã sống suốt cả một thời trai trẻ… Bởi vậy, ông có cái nhìn khách quan, ít nhiều sắc lạnh trước cuộc sống kiêu sa kia; nhưng mỗi khi sống lại những kỷ niệm thân thương ngày xưa thì niềm trìu mến của ông bỗng dâng tràn. Lúc ấy, ngòi bút của ông vượt khỏi cái nhìn có ý nghĩa phê phán mà chuyển sang một cái nhìn đầy rung cảm, trữ tình. Hai mặt hiện thực và trữ tình quyện chặt với nhau làm thành một phong cách độc đáo của Thượng kinh kí sự” (Nguyễn Huệ

Chi, Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam thời kỳ cổ - cận đại, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1983, tr.128) .

Một lần được bơi thuyền giữa Hồ Tây mênh mông rợn sóng, có lâu đài cung điện nguy nga, có cây ly cung khi ẩn khi hiện, uyên ương rập rờn từng cặp trên bờ, ông bỗng ghé thuyền vào Trấn Quốc “trông khắp mọi nơi, trong lòng thổn thức, đột nhiên hai hàng nước mắt ròng ròng”. Những người tùy tùng hỏi ông, mới biết rằng ông nhớ đến một cái thi xã đã cùng kết với các bạn ngày xưa, từng nhiều lần chèo thuyền ra giữa Hồ Tây đàn hát và làm thơ, “khuya về chùa Trấn Vũ ngủ, có khi chơi đến bốn, năm ngày mới về”. “Mà ngày nay thấy cảnh động lòng. Như về phía tây mấy gốc cây già, bên nước hồ một dải rừng trúc, trước mặt là nước hồ, sau lưng là gác chuông, tất cả còn như xưa. Nay trông thấy cảnh lại tưởng nhớ người; nếu ruột gan là sắt đá cũng phải mềm đi vậy”. Trong tình cảnh đó, Lãn Ông đã gạt nước mắt xuống thuyền về nhà mà vẫn không cầm lòng được. Ông ngâm một bài thơ để tả nỗi lòng mình :

Ba mươi năm cách biệt Hồ Tây Cưỡi sóng đè thuyền trở lại đây

Bờ nọ lâu đài trên núi dựng Người đâu cười nói dưới hồ này Chuông rền Trấn Vũ vang lùm cỏ,

Bóng ngả ly cung hẩng sắc mây Phong cảnh vẫn là phong cảnh cũ Người xưa nào thấy buổi hôm nay.

Viếng chùa Trấn Quốc, thấy cảnh lại khiến nhà thơ nhớ bạn xưa, khiến tâm hồn xúc động mà rơi nước mắt. Phong cảnh vẫn là phong cảnh cũ mà người xưa đã thành thiên cổ. Điều đó cho thấy Lê Hữu Trác còn là một nghệ sĩ đa cảm, đa sầu.

Rồi khi thấy cái dinh xưa của cha và chú thì nhà thơ “tâm tình buồn bã, xuống cáng ngó trông. Hồ núi như xưa, nhưng cỏ hoa thưở trước nay đã thuộc về người khác…”. Tức cảnh nhà thơ ngâm câu tứ tuyệt hoài cổ :

Phú quý đều là ảo Công danh mới thực chân

Trăm năm lưu tính tự Miệng thế để bia văn.

Một lần Lê Hữu Trác được quan trấn An Quảng mời về thăm bệnh cho mẹ và ông có dịp trở về làng cũ. Gặp cảnh, Hữu Trác lại càng thêm buồn : “Nhớ nơi xưa đây chỉ là đồng ruộng mà nay thì chùa miếu xây cất huy

hoàng. Trong làng, gà gáy chó cắn, bốn bề nông phu ca hát. Sao mà phục hồi chóng vậy! Lại nhớ xưa quê hương tôi đã trải hơn hai mươi năm binh lửa, vật tán nhân ly, thế mà ngày nay trù mật hơn xưa. Than ôi! Chỉ có mình tôi đây là lòng phấp phỏng không vui, khôn tự cầm giữ, mới ngâm một bài tả khúc nhôi rằng ”:

Nhớ xưa binh lửa ngất Hồng Châu Dòng nước Kim Đôi máu một màu, Thưở trước xương tàn mồ đã lắm

Bây giờ lũy cũ cát vùi sâu. Đêm nghe quỷ khốc ai cùng oán Ngày lắng nông ca chậm lại mau

Đoàn tụ cố hương như thế đó. Văn thôn nhà cũ dựng từ lâu.

Có thể nhận ngay ra ở Hải Thượng Lãn Ông một tâm hồn có chung, có thủy; cũng là một tâm hồn giàu chất thơ và sức sống. Ở tâm hồn đó lại còn in cả một sắc thái dân tộc, sắc thái Việt Nam rất đậm đà. Sống ở kinh thành náo nhiệt nhưng lúc nào ông cũng nhớ quê hương. Đã nhiều lần ông gửi

những bài thơ lên quan chánh đường tỏ ý muốn trở về thăm quê cũ, đều không được. Lần này ông đến dinh quan chánh đường xin phép về quê với thái độ cương quyết, khẩn khoản : “Tôi bỏ nhà ra đi, xa phần mộ đã hai mươi năm nay, nghèo túng không về thăm được. Ngày nay vâng chiếu chỉ, may được về kinh đã quá nửa năm mà vẫn chưa trở về thăm lấy một lần. Cái tình làm con như vậy chịu đựng làm sao được.”. Cuối cùng ông được quan chánh đường cho phép trở về quê mà tâm trạng “mừng khôn xiết”. Cái tình của ông với quê cũ thật sâu đậm!

Ai cũng có một quê hương, một mảnh đất thân thuộc gắn bó máu thịt để nhớ, để yêu. Nỗi nhớ quê của Lê Hữu Trác cứ dàn trải, mênh mông qua từng câu thơ của một hồn thơ đa cảm :

Ba chục năm lưu lạc đất người Lại qua sông Nhị một thuyền bơi, Nghìn dòng họp nước dâng trong cõi

Tam đảo gần mây đứng giữa trời. Cảm cũ hứng nay dường chẳng vợi Tình quê nỗi khách luống khôn nguôi.

Dịp may vâng chiếu vào kinh ấy, Được gặp thân bằng thỏa nói cười.

Rồi cứ đi được một dặm, Lê Hữu Trác lại cho tùy tùng dừng lại, chống gậy dạo chơi xem cảnh cũ, vui ngắm phong cảnh, mỗi bước chân lại thấy cây liễu, cây bưởi. Gặp bà chị dâu trưởng, tức vợ quan Thống Nhất xưa, trông coi việc thờ phụng tổ tiên, tuổi đã ngoài bảy mươi, tóc bạc như tơ mà tinh thần còn sảng kiện; bà thấy Lãn Ông thì “vừa đau khổ, vừa mừng rỡ, ứa nước mắt” khiến lòng tác giả cũng xót xa. Về đến quê cha đất tổ, ông đi ra vườn, ngắm kĩ lại từng viên gạch của cái nền nhà ngày xưa, tìm lại dấu vết từng nơi ăn chốn ở cũ của mình. Việc đời biến cải, thời gian đổi dời, cái

cảnh biệt ly khiến ông cảm động khôn xiết, trong dạ bồi hồi chẳng nỡ bỏ đi. “…Nghĩ đến tình huống xa cách nhớ nhung, bất giác tôi khóc lên mà rằng : “Tôi từ bỏ quê hương ra đi đã ba mươi năm nay, đến nay trở về thì vật đổi sao rời, thân thuộc đầy dẫy trước mặt mà không rõ tính tự, thật là người Lạn Kha vậy” :

Một chuyến thăm làng cũ Sầu này dễ kẻ không

Chơi bời xưa đất ấy Cảm động nay tình nồng.

Chùa với trúc tùng rậm Dinh xưa hoa cỏ hồng Nhi đồng cùng lứa gặp

Tên cũ nhớ lung tung.

Tình cảnh của Lê Hữu Trác khiến ta nhớ đến tình cảnh của nhà thơ đời Đường Hạ Tri Chương trong hai bài thơ Hồi hương ngẫu thư được sáng tác khi từ quan về quê thăm nhà sau hơn năm mươi năm xa cách . Bài thơ dạt dào tình cảm, đã diễn tả những nỗi niềm chất phát bộc trực từ con tim và đáy lòng của nhà thơ. Ông đã từ giã quê hương ra đi để mưu tìm công danh sự nghiệp vào những năm còn trai trẻ, và qua bao nhiêu thăng trầm dâu bể của cuộc đời, bây giờ tóc đã rụng thưa, phơ phơ sương điểm, nhưng giọng nói quê cũ của ông vẫn chẳng bao giờ đổi thay, đã chứng tỏ tình cảm của ông vẫn luôn còn gắn bó tha thiết với quê hương cố quận, cho dù sống tha

phương ngàn trùng xa cách, tận chân trời góc bể nào… Đã bao nhiêu năm xa cách nơi chôn nhau cắt rốn, chắc hẳn không phải là điều ngạc nhiên khi người trở về thăm quê cha đất tổ và gặp đàn trẻ nhỏ chạy chơi quanh quẩn, nhìn ông như một người khách từ phương xa đến:

Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi Hương âm vô cải mấn mao tồi Nhi đồng tương kiến bất tương thức

Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai

(Hồi hương ngẫu thư bài nhất - Hạ Tri Chương )

(Còn trẻ ra đi, lão mới về Tóc thưa cằn cỗi, tiếng còn quê Trẻ con trông thấy mà không biết Cười hỏi " Khách từ mô đến tê ? ")

(Ngẫu nhiên khi về quê – bài 1)

Ông về đó để tìm lại những kỷ niệm dấu yêu thời hãy còn thơ ấu, để tìm lại bạn bè thuở hàn vi … nhưng những người bạn cũ đó, nếu may mắn

còn sống được đến ngày nay như tuổi của ông thì thật là hiếm có vô cùng. Bạn bè kẻ mất người còn , "bán tiêu ma" (vắng đi một nửa).. nhưng thật ra khó mà tìm được bạn cũ người xưa còn nhớ ông để mà tri âm, kể lại chuyện

vui buồn dĩ vãng thời niên thiếu .. Thương nhớ bạn bè xưa để mà suy ngẫm thân phận mình, về chuyện đời lắm nỗi thăng trầm dâu bể .. Tất cả đều đổi thay .. tang điền thương hải. Cuộc đời như giấc mộng, như gió thoảng, mây

bay cuối trời … Có còn lại chăng là cái hình ảnh của thiên nhiên vô thủy giữa cảnh trời đất mênh mông vô tận … mặt Hồ Kính trước nhà vẫn lung linh , sóng nước lăn tăn vẫn còn đó, vẫn còn nguyên vẹn trước gió xuân:

Ly biệt gia hương tuế nguyệt đa Cận lai nhân sự bán tiêu ma Duy hữu môn tiền kinh hồ thủy

Xuân phong bất cải cựu thời ba

(Hồi hương ngẫu thư, kì nhị - Hạ Tri Chương )

(Năm tháng xa nhà chắc đã lâu Bạn bè mất nửa, nửa về đâu Hồ Gương trước cửa lung linh nước

Gió chẳng làm thay gợn sóng sầu)

(Ngẫu hứng khi về quê, bài 2 )

Cũng là tình cảnh xa quê nhiều năm và khi trở về, chứng kiến sự thay đổi của tạo vật, của con người khiến cho tâm trạng nhà thơ có nhiều xúc động sâu sắc, chỉ khác là hai nhà thơ ở hai thời đại khác nhau, hai con người khác nhau mà thôi.

Trong lần về thăm quê này, Lê Hữu Trác được gặp lại bà con trong làng, trong đó có nhiều người “phải nói đến cái tên cúng cơm của cha ông; nói đến cái họ hàng thân thuộc như thế nào và nghĩ mãi tôi mới nhận ra…” Và nhận ra rồi thì “khóc òa lên”. Trong Thượng kinh kí sự đặc biệt là trong lần về thăm quê này, Lê Hữu Trác đã khóc nhiều nhất bởi rất nhiều lần ông nói đến tiếng khóc của chính mình và gửi gắm cái tôi ấy vào tác phẩm thật xúc động, chân thành, tha thiết. Đó nếu không phải là những tình cảm chứa chan sâu sắc, xuất phát từ tấm lòng nhà thơ thì khó mà có thể có được những biểu hiện da diết đối với con người và cảnh vật nơi quê nhà đến như vậy! Lê Hữu Trác cũng có dịp cùng đám thanh niên trai trẻ đi thăm chùa Từ Vân tráng lệ và ngây ngất trước cảnh chùa :

Buổi chiều loạn xơ xác Cảnh nay sáng tựa gương Giếng xưa soi bóng nguyệt,

Chuông gác nghe âm vẳng Rặng tùng nổi nhạc vàng

Chim bay dường đã mỏi Vỡ tổ lạc tha hương.

Rồi trong lúc trò chuyện, bỗng nghe lanh lảnh tiếng chuông xa vang lại, Lãn Ông được gặp thiền sư ngày xưa thân giao, vô cùng mừng rỡ, cùng nhau pha trà, đàm đạo, làm thơ… Lê Hữu Trác còn cùng thanh niên đưa nhau ra cái cầu quen thuộc ở giữa làng. Đưa nhau ra cầu vì đấy là bộ mặt của cả một thôn, là nơi hàng bao nhiêu năm đã hình thành một không khí sinh hoạt nhộn nhịp, ấm cúng; nhưng đưa nhau ra cầu cũng vì đấy còn là nơi gắn liền ông với một kỷ niệm : “Hồi còn bé tôi thích ra đấy chơi, ngày nào cũng vậy. Đầu mùa hạ, mưa to, nước sông chảy vào mạnh, tôi thường cùng anh tôi… ra đấy tắm, nào hụp nào lặn đến đêm khuya mới về”. Năm tháng qua đi, trong tâm trí Lê Hữu Trác, ấn tượng về cái cầu cũ của làng vẫn giữ nguyên. Ông xúc động ngâm lên:

Cầu ngang vẫn thế cong cong Cây xưa nhỏ bé nay trông tà tà…

Tuy nhiên, ngay trong yếu tố trữ tình có tính chất truyền thống đẹp đẽ, cũng có xen lẫn vào những phần buồn bã, cô đơn. Có lẽ Lê Hữu Trác đã nhìn cảnh vật qua màn sương mờ mờ của những kỉ niệm – ông đâm ra hoài cổ? Có lẽ qua sự thay đổi của cảnh vật và con người kinh đô, ở quê nhà, Lê Hữu Trác thấm thía sự tiêu vong tất yếu của giai cấp mình? Dù sao, cùng với cái buồn thấm thía của Thượng kinh kí sự, hiện thực cuộc sống của xã hội phong kiến ở Thăng Long được vẽ lên trong tác phẩm càng đượm thêm sức nặng nề u ám.

Tình cảm với quê hương của Lê Hữu Trác trong tác phẩm khiến người đọc cảm động, thấm thía. Tấm lòng của ông đối với quê, với người thân xuất

phát từ tấm lòng chân thành, sâu sắc. Bởi thế nó có sức lan tỏa lòng người. Đọc Thượng kinh kí sự, người đọc thấy yêu hơn quê hương mình với những phong tục tập quán cổ truyền mang đậm chất dân tộc:

Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người

(“Quê hương”- Đỗ Trung Quân )

3.1.2.2 Tình cảm đối với người tình cũ (Mối tình cảm động của Lê Hữu Trác)

Trong văn học sử Việt Nam, Lê Hữu Trác được đánh giá là một tác giả xuất sắc về cả văn xuôi và cả thơ. Nói như thế để thấy rằng ông còn là một người rất lãng mạn và có tâm hồn nghệ sĩ. Trong thiên kí sự này, Lê Hữu Trác có ghi chép rất nhiều bài thơ viết từ khi ông khởi hành đi Thăng Long đến lúc trở về Hương Sơn. Những bài thơ này là tiếng nói của một nghệ sĩ đích thực:

Nhạn bay như múa thân thiết vẻ tiễn đưa Cá bơi nhanh muốn đuổi theo Cây núi Hương Sơn ở trong mây

Quá nửa đã nhuộm bóng chiều.

Những cảm xúc nồng nàn giàu ý vị như thế đậm khắp trong thơ Lê Hữu Trác. Thơ ông luôn có cái đẹp thanh tú, diễm lệ của núi sông, của gió, của trăng và ẩn chứa đường nét, hình vẻ của những phong cảnh thủy mặc:

Một dòng sông nước như khói tĩnh lặng Ý tứ trong lòng lữ khách đầy cảnh núi sông

No gió cánh buồm đi gấp, Sương dày nhạn bay thấp Núi lạnh đêm có khách đến,

Bến xa vang lên tiếng hát dân chài…

Và đặc biệt Lê Hữu Trác có một bài thơ nói về mối tình lỡ dở của mình rất hay, và đây có lẽ là bài thơ tình yêu hay nhất trong thơ cổ Việt Nam từ thế kỉ XI đến giữa thế kỉ XVIII:

Việc đã hại người chẳng tính ra Nhìn nhau buổi ấy xót lòng ta

Một cười tình bạn mà rơi lệ Hai mắt xuân tàn mới ngó hoa Cuộc sống anh em lo giữ nghĩa, Kiếp sau ao ước sống chung nhà

Ta không phụ bạc dù ai phụ Nào biết làm sai nỗi ấy a?

Mối tình cảm động đó là sầu riêng của Hải Thượng Lãn Ông:

Trong chuyến lên kinh lần này, Lê Hữu Trác tình cờ gặp lại người tình xưa, trong một trường hợp rất đặc biệt. Nguyên do là khi còn nhỏ ở nhà, Lê Hữu Trác đã được bố mẹ hỏi cho một cô gái con quan làm vợ. Các thủ tục dạm hỏi đã hoàn tất, chỉ chờ ngày cưới. Nhưng sau đó do gặp trắc trở, ông từ hôn rồi về quê mẹ ở Hương Sơn sinh sống. Cô gái đó sau này không lấy ai nữa, vì cho rằng mình đã có nơi gá nghĩa rồi. Cô ở nhà chăm sóc cha mẹ.

Một phần của tài liệu Tự sự và trữ tình trong thuợng kinh kí sự của lê hữu trác (Trang 70 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w