Bỉm Sơn Bớc phát triển từ thị trấn lên thị xã

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà máy xi măng bỉm sơn đối với quá trình hình thành và phát triển thị xã bỉm sơn (Trang 36 - 43)

B. Nội Dung

3.1. Bỉm Sơn Bớc phát triển từ thị trấn lên thị xã

Trớc Cách mạng Tháng Tám 1945, Bỉm Sơn là một vùng quê dân c tha thớt, đói nghèo, ngành kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nớc mang tính tự cấp, tự túc. Sau Cách mạng Tháng Tám, cùng với cả nớc, nhân dân Bỉm Sơn tiến hành hai cuộc kháng chiến Pháp và chống Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nớc. Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh, nên nền kinh tế Bỉm Sơn vẫn còn là một nền kinh tế nông nghiệp đơn thuần, sản xuất cha phát triển, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Từ sau ngày thống nhất đất nớc, kinh tế Bỉm Sơn đã có sự chuyển biến mang tính cách mạng với sự ra đời của nhiều ngành kinh tế trong đó công nghiệp đóng vai trò nổi trội. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xớng và lãnh đạo đã làm bùng nổ một nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều loại hình kinh tế năng động ở Bỉm Sơn.Hiện nay, nền kinh tế của thị xã bao gồm kinh tế công nhgiệp, tiểu thủ công nghiệp, thơng mại, dịch vụ, nông lâm nghiệp, trong đó, công nghiệp đóng vai trò quan trọng hàng đầu.

Là vùng đất giàu tiềm năng chứa đựng nhiều tài nguyên phong phú mà nhất là tài nguyên phục vụ cho công nghiệp xây dựng, Bỉm Sơn đã và đang là điểm dừng chân của các nhà máy xí nghiệp, doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu xi măng cho công cuộc xây dựng đất nớc, dựa trên nguồn nguyên liệu phong phú nh đá vôi, đá phiến sét,với chất lợng tốt, Đảng và Nhà nớc ta đã tiến hành xây dựng một nhà máy xi măng ở Bỉm Sơn nhằm khơi dậy và phát huy tiềm năng sẵn có, đa nơi đây thoát khỏi cảnh đói nghèo.

Việc xây dựng Nhà máy sản xuất xi măng tại Bỉm Sơn, không chỉ đem lại hiệu quả to lớn về kinh tế cho đất nớc, tạo điều kiện tiếp thu công nghệ tiên tiến, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn ngời mà còn tạo nên một trung tâm kinh tế văn hoá phía Bắc tỉnh Thanh Hoá.

Cùng với công cuộc hồi sinh của cả nớc, hiện thực xây dựng nhà máy xi măng đã đẩy tốc độ đô thị hoá khu vực Bỉm Sơn ngày càng nhanh tạo tiền đề cho sự phát triển. Trên cơ sở đó, ngày 16/8/1975, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá có tờ trình Thủ tớng Chính phủ về việc thành lập thị trấn Bỉm Sơn trực thuộc tỉnh.

Ngày 22/12/1975, Thủ tởng Chính phủ ra quyết định số 338 TTG cấp cho Bộ Xây dựng đất để xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơn tại xã Hà Lan ( khu vực Bỉm Sơn) huyện Hà Trung. Quyết định này nh một luồng sinh khí thổi vào vùng đất Bỉm Sơn làm thức dậy cả một vùng đất giàu tài nguyên nhng đang nằm trong dạng tiềm năng. Nó làm thay đổi căn bản bộ mặt khu vực Bỉm Sơn trong thời kỳ cả nớc bớc vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội. Việc xây dựng nhà máy xi măng ở khu vực này đặt ra vấn đề về tổ chức, quản lý xã hội khu công nghiệp Bỉm Sơn để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho sự phát triển. Ngày 29/6/1977, theo quyết định 140 BT Bộ trởng Phủ Thủ tớng phê chuẩn về việc thành lập thị trấn Bỉm Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hoá.

Thị trấn Bỉm Sơn đợc thành lập, vừa mới ra đời, nên nhìn chung các mặt t t- ởng tổ chức, đời sống sinh hoạt của nhân dân cha ổn định, cả thị trấn nh một công trờng lớn, bề bộn, ngổn ngang, đội ngũ cán bộ, đảng viên còn ít ỏi. Trong khi đó công trờng nhà máy xi măng đang trong tiến trình lắp đặt, xây dựng nên đòi hỏi phải đảm bảo an toàn đời sống của các chuyên gia, cán bộ, công nhân viên, giữ gìn an ninh, trật tự, chính trị. Tuy nhiên, sau những năm tháng làm việc, lao động vất vả của toàn thể công nhân viên, các chuyên gia Liên Xô, ngày 4/3/1980, nhà máy xi măng Bỉm Sơn trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xi măng đợc thành lập và đi vào sản xuất, hoạt động. Trớc yêu cầu của xã hội, cùng với quá trình hoạt động, sản xuất của nhà máy xi măng, nhiệm vụ của thị trấn Bỉm Sơn càng thêm nặng nề gấp bội. Thực tế đó đặt ra yêu cầu phải có một đơn vị hành chính cao hơn mới có thể đảm nhiệm đáp ứng nhu cầu, quá trình phát triển

lao động... Trong khi đó thị trấn Bỉm Sơn tuy có cố gắng, nhng bộ máy hành chính cha hoàn thiện, do quá trình xây dựng Đảng nói riêng và xây dựng địa ph- ơng nói chung còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để đẩy nhanh nhịp độ phát triển của nhà máy xi măng, phát huy lợi thế của vùng trớc yêu cầu của sự phát triển, ngày 18/12/1981, Hội đồng Bộ trởng ra Quyết định 157/HĐBT thành lập thị xã Bỉm Sơn.[1;96]. Sự kiện này đánh dấu bớc phát triển mới của Bỉm Sơn trên con đờng hớng tới tơng lai gắn liền với công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nớc.

Khi mới ra đời, thị xã Bỉm Sơn gồm thị trấn Bỉm Sơn, thị trấn nông trờng Hà Trung, hai xã Hà Lan, Quang Trung. Diện tích tự nhiên toàn thị xã là 6.681ha Ngày 29/9/1983, theo Quyết định số 111/HĐBT của Hội đồng Bộ trởng, 3 ph- ờng là Ba Đình, Lam Sơn, Ngọc Trạo đợc thành lập. Tháng 2/1991, thị trấn nông trờng Hà Trung đổi thành phờng Bắc Sơn.

Sự thay đổi về hành chính đã phản ánh quá trình biến đổi không ngừng của vùng đất Bỉm Sơn. Sự thay đổi đó xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của công tác quản lý nhà nớc, đồng thời, nhằm đáp ứng yêu cầu khai thác tiềm năng và lợi thế của vùng đất giàu khoáng sản này, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nớc.

Từ thị trấn lên thị xã là bớc phát triển mang tích chất bớc ngoặt đối với Bỉm Sơn, một vùng đất mà trớc kia chỉ là một vùng đồi núi hoang sơ, nghèo nàn, lạc hậu, những tiềm năng cha đợc khai phá. Rõ ràng, gắn liền với sự ra đời thành lập của thị xã là quá trình xây dựng trởng thành của nhà máy,và mỗi bớc đi của nhà máy phản ánh những bớc phát triển của thị xã.

Ngay từ khi đợc thành lập, dới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền, thị xã đã đẩy nhanh thi đua lao động sản xuất, phat triển các phong trào quần chúng trên mọi lĩnh vực lập thành tích chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (tháng 3 - 1982).

Căn cứ vào tình hình, đặc điểm của thị xã, vận dụng những quan điểm lớn, nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế xã hội do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đề ra, Đại hội Đảng bộ thị xã Bỉm Sơn lần thứ II (1985), đã xác định nhiệm vụ của Đảng bộ và nhân dân thị xã Bỉm Sơn trong những năm tới là: "Phát huy sức mạnh tổng hợp của chuyên chính vô sản, của chế độ làm chủ tập thể, xã hội cách mạng, ra sức khai phá tiềm năng sẵn có về tự nhiên và tiềm năng công nghiệp, đẩy mạnh và phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, làm tốt công tác phân phối lu thông, phục vụ tốt đời sống công nhân, từng bớc giải quyết việc làm cho con cái công nhân và nhân dân lao động, nâng cao cảnh giác giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cờng công tác vận động quần chúng, xây dựng Đảng bộ trong sạch và vững mạnh để từng bớc xây dựng thị xã công nghiệp Bỉm Sơn giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng an ninh, đẹp về nếp sống và là trung tâm kinh tế, văn hoá phía bắc của tỉnh"[1;26].

Từ khi thành lập, ngày 18/12/1981, đến hết Đại hội Đảng bộ lần thứ II 1985, trong khoảng thời gian ngắn, nhng đầy biến động, Đảng bộ và nhân dân Bỉm Sơn đã phấn đấu, từng bớc khắc phục những khó khăn gay gắt về nhiều mặt, ra sức xây dựng và trởng thành. Ngay từ những ngày tháng ban đầu, Bỉm Sơn luôn luôn nhận đợc sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nớc, của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh hoá. Sự quan tâm của các cấp, các ngành đã góp phần không nhỏ đa Bỉm Sơn vợt qua khó khăn thử thách để đi lên. Cha đầy 5 năm, kể từ ngày thành lập, thị xã Bỉm Sơn đã đạt đợc những thành tựu bớc đầu quan trọng nh:

- Thành tựu thứ nhất: Đã xác lập, hình thành và nhanh chóng ổn định đi vào hoạt động có hiệu quả hệ thống chính trị cấp thị xã với cơ cấu tổ chức dần hoàn thiện hợp lý đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đợc giao. Đó là nền tảng vững chắc, là cơ sở để xây dựng Bỉm Sơn thành một thị xã công nghiệp

- Thành tựu thứ 2: Ngay khi vừa thành lập, Đảng bộ Bỉm Sơn đã lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt hai chức năng: Tổ chức phục vụ tốt công tác đời sống và đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cho vùng trọng điểm công nghiệp đang phát triển, với thành phần cán bộ, công nhân đa dạng đông đảo, trong đó có nhiều chuyên gia nớc ngoài nh Liên Xô, Bungari.

- Thành tựu thứ 3: Nổi bật là Đảng bộ và nhân dân thị xã vừa gây dựng cơ sở, vừa triển khai xây dựng mô hình tổ chức bộ máy Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng, các ngành của một thị xã công nghiệp với chức năng đảm bảo sự thống nhất lãnh đạo trong tiến trình sản xuất, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, đảm bảo đời sống, trật tự an ninh xã hội của nhiều cơ quan lớn của nhà nớc cũng nh của địa phơng.

Những thành tựu quan trọng mà Đảng bộ và nhân dân Bỉm Sơn đạt đợc trong giai đoạn (1977 - 1985) đã tạo cơ sở căn bản cho giai đoạn tiếp theo. Nhất là trong thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay), với sự nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân, công cuộc đổi mới, xây dựng kinh tế của của thị xã đã đạt đợc những thành quả đáng khích lệ. Các nhà máy, xí nghiệp, nông trờng quốc doanh đóng trên địa bàn đã dần thoát khỏi cơ chế quản lý quan liêu bao cấp chuyển sang có chế quản lý mới hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, nhạy bén nắm bắt thị trờng, lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh, sự năng động, sáng tạo đợc khơi dậy và phát huy mạnh mẽ.

Mặc dù là một thị xã trẻ đang trong quá trình xây dựng, nhng ngay từ bớc đầu thực hiện đổi mới (từ 1986 đến 1991), Thị uỷ, Uỷ ban nhân dân đặc biệt quan tâm công tác xây dựng căn bản, quy hoạch đô thị. Từ khi thành lập đến nay, thị xã đã tranh thủ nhiều nguồn vốn, từ trung ơng tới tỉnh, địa phơng, các cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn và trong nhân dân với phơng châm nhà máy và nhân dân cùng làm. Vì vậy, đã huy động đợc hàng tỷ đồng đầu t vào công trình phúc lợi công cộng nh trờng học, bệnh viện, bãi chiếu phim, rạp chiếu bóng, hoàn chỉnh chợ Bỉm Sơn, cầu đờng giao thông...Đây là sự nỗ lực rất

lớn của Đảng bộ và nhân dân thị xã trong việc tạo tiền đề vật chất cho sự phát triển vững chắc lâu dài của thị xã, thúc đẩy thị xã đạt đợc nhiều thành tựu trên các mặt văn hoá, giáo dục, y tế, kinh tế, chính trị...

Từ một thị trấn trực thuộc huyện Hà Trung, năm 1977, trở thành thị trấn trực thuộc tỉnh, rồi năm 1981 phát triển lên thị xã, đây là một chặng đờng phát triển của vùng đất và con ngời Bỉm Sơn. Thực tế đó đã chứng minh sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nớc nói chung, Đảng bộ thị xã nói riêng trong việc thực hiện chiến lợc xây dựng và phát triển đất nớc. Từ đây, thị xã Bỉm Sơn đang ngày một đi lên, tận dụng những nguồn nguyên liệu hiện có tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ bên ngoài để phát huy nội lực, đa thị xã phát triển lên tầm cao mới..Hiện nay thị xã Bỉm Sơn đang phấn đấu đi lên thành thành phố công nghiệp của cả nớc. Đó là bớc phát triển đợc tích luỹ đầy đủ về lợng dẫn đến bớc nhảy vọt về chất. Rõ ràng, sự thành lập của nhà máy xi măng gắn liền với quá trình hình thành và đi lên của thị xã Bỉm Sơn đã và đang mở ra những cơ hội phát triển, góp phần làm thay đổi nền kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống văn hoá cho nhân dân trong vùng và xây dựng tiền đề vững chắc cho bớc phát triển tiếp theo trong t- ơng lai của thị xã.

Sự ổn định phát triển về kinh tế kéo theo sự ổn định về chính trị, cùng với vị thế thuận lợi, tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào có trình độ kỹ thuật cao, thị xã Bỉm Sơn đang mở ra những cơ hội cho sự có mặt của những nhà máy, cũng nh tạo sự tin cậy mới cho các chủ doanh nghiệp đầu t của thị xã Bỉm Sơn. Bởi vậy, không riêng gì Nhà máy xi măng, nhà máy gạch, nhà máy gốm, mà hiện nay Bỉm Sơn đã là điểm dừng chân của nhiều nhà máy, xí nghiệp nh: Nhà máy ô tô VEAN là trung tâm của kế hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp ô tô, nhà máy sản xuất ô tô tải SAMSUNG, có diện tích là 28,6 ha, tại đ- ờng Bà Triệu, phờng Bắc Sơn thị xã Bỉm Sơn có mặt tiền chạy dọc quốc lộ 1A, đang đợc triển khai tiến hành xây dựng đến năm 2006 đi vào sản xuất. Cũng

Compost tại thị xã Bỉm Sơn đang đợc triển khai xây dựng. Đây là một nhà máy chế biến chất thải rắn thành phần Compost của Cộng hoà Liên bang Đức đầu tiên tại Việt Nam.

Song song với sự ra đời của các nhà máy, nhiều doanh nghiệp trẻ là chủ các xí nghiệp cũng đang đầu t mạnh mẽ nh: Xí nghiệp may Bỉm Sơn liên kết với xí nghiệp may 10, xí nghiệp may 40...

Trên một mảnh đất với tổng diện tích 6.681 ha, sự ra đời và hoạt động của các nhà máy xí nghiệp sẽ thu hút hàng vạn công nhân, tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động thơng mại - dịch vụ phát triển, làm thay đổi diện mạo vùng đất Bỉm Sơn.

Sự trởng thành và ổn định của thị xã, cùng nhịp độ phát triển sản xuất của công ty xi măng và nhiều công ty, xí nghiệp khác đóng trên địa bàn thị xã không chỉ khẳng định Bỉm Sơn - là vùng đất giàu tiềm năng mà nó còn chứng minh sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Chính Phủ nói chung và Đảng bộ thị xã nói riêng. Từ trong gian khó vùng đất Bỉm Sơn, nay đã trở thành thị xã công nghiệp là cụm công nghiệp vật liệu xây dựng lớn nhất phía Bắc Thanh Hoá.

Qua 25 năm xây dựng và trởng thành, dới sự lãnh đạo sáng suốt và năng động của Đảng bộ, nhân dân thị xã Bỉm Sơn đã nỗ lực vợt qua những thách thức khó khăn, đã đạt đợc những thành tựu rất cơ bản trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tạo cơ sở hạ tầng quan trọng để Bỉm Sơn tiến bớc vào con đờng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.Với phơng châm khai thác, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chú trọng công nghiệp cơ khí, dệt may - giầy da, xây dựng công nghiệp chế biến và phát triển thơng mại - dịch vụ là những định hớng có tính chiến lợc để xây dựng thị xã Bỉm Sơn thành Thành phố Công nghiệp hiện đại, làm hạt nhân để phát triển vùng kinh tế động lực phía Bắc của tỉnh.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà máy xi măng bỉm sơn đối với quá trình hình thành và phát triển thị xã bỉm sơn (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w