Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần kim loại hóa học 12 nâng cao nhằm bồi dưỡng năng lực tụ học cho học sinh trường trung học phổ thông luận văn thạc sỹ giáo dục học (Trang 92)

Chúng tôi đã chọn 6 lớp của 3 trường THPT ở tỉnh Thanh Hoá để tiến hành thực nghiệm. Ở các trường chúng tôi tiến hành khảo sát chất lượng thông qua bài kiểm tra một tiết để chọn các lớp có trình độ HS gần như nhau. Sau khi khảo sát, chúng tôi chọn được mỗi trường 2 lớp: Lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC) có số lượng HS, kết quả học tập ở các lớp trước khi tiến hành là tương đương nhau. Cụ thể:

TT Trường Lớp TN Lớp ĐC GV dạy TN

1 THPT Bỉm Sơn, thị xã Bỉm

Sơn - Thanh Hoá 12A4 12A3 Nguyễn Thị Thu Hương

2 THPT Lê Hồng Phong, thị xã

Bỉm Sơn - Thanh Hoá 12A1 12A6 Hoàng Thị Hà

3 THPT Hà Trung, huyện Hà

Từ 25/3 đến 25/4 năm 2011 tại các trường THPT đã giới thiệu ở trên.

3.5. Tiến hành thực nghiệm và xử lý kết quả

Khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã trao đổi với giáo viên và học sinh ở các lớp về hệ thống bài tập phần kim loại. Hướng dẫn học sinh lớp thực nghiệm sử dụng tài liệu tự học.

* Bước 1: Lớp TN được hướng dẫn theo phương pháp của chúng tôi đưa ra, có sử dụng hệ thống BTHH đã được xây dựng để bồi dưỡng năng lực NLTH cho HS, còn lớp ĐC thì không hướng dẫn.

* Bước 2: Ra đề và tiến hành kiểm tra 1 tiết sau khi kết thúc mỗi chương.

* Bước 3: Tiến hành chấm bài kiểm tra theo thang điểm 10 và sắp xếp kết quả kiểm tra theo thứ tự từ 0 đến 10 điểm. Chúng tôi phân loại HS theo 5 nhóm:

Nhóm giỏi có điểm từ 9 ÷ 10, nhóm khá có điểm từ 7 ÷ 8, nhóm trung bình có điểm từ 5 ÷ 6, nhóm yếu có điểm từ 3 ÷ 4 và nhóm kém có điểm từ 1 ÷ 2.

* Bước 4: Tiến hành xử lý và so sánh kết quả lớp TN và ĐC. - Lập bảng phân phối: Tần số, tần suất, tần suất lũy tích. - Vẽ đề thị đường lũy tích từ bảng phân phối tần suất lũy tích. - Tính các tham số đặc trưng thống kê:

+ Giá trị trung bình cộng: k i i i 1 1 X N X n = = ∑ + Độ lệch chuẩn: S = 2 i i N (X X) n 1 − − ∑ + Sai số trung bình cộng: m = S n + Hệ số biến thiên: V = S .100% X

KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT SỐ 1:

KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ NHÔM Bảng 3.1. Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra số 1

Nhóm Tổng số

Số học sinh có điểm số Xi Điểm TB

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 126 0 0 1 2 32 39 23 16 10 3 6,46

ĐC 123 1 1 4 19 30 37 12 10 8 1 5,80

Bảng 3.2. Bảng phân phối tần xuất của bài kiểm tra số 1

Nhóm Tổng số % học sinh có điểm số Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 126 0 0 0,8 1,6 25,4 30,9 18,3 12,7 7,9 2,4 ĐC 123 0,8 0,8 3,3 15,4 24,4 30,1 9,8 8,1 6,5 0,8

Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất lũy tích của bài kiểm tra số 1

Nhóm Tổng % học sinh có điểm số Xi trở xuống (Wi)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 126 0 0 0,8 2,4 27,8 58,7 77,0 89,7 97,6 100,0

ĐC 123 0,8 1,6 4,9 20,3 44,7 74,8 84,6 92,7 99,2 100,0

Từ bảng 3.3. Chúng tôi có đồ thị lũy tích cho lớp TN và lớp CĐ (trục tung chỉ % số HS đạt điểm Xi trở xuống, trục hoành chỉ điểm số):

Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích tổng hợp bài kiểm tra số 1

Xét phân phối theo học lực, ta có:

Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất theo học lực của bài kiểm tra số 1

Nhóm lớp Điểm xếp loại Kém (1-2) Yếu (3-4) Trung bình (5-6) Khá (7-8) Giỏi (9-10) TN 0 2,4 56,3 31,0 10,3 ĐC 1,6 18,7 54,5 17,9 7,3 Từ Bảng 3.4, chúng tôi có đồ thị:

Hình 3.2. Đồ thị thống kê chất lượng bài kiểm tra số 1

Từ số liệu trên, chúng tôi có bảng tổng hợp các tham số:

Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra số 1

Nhóm Tham số X m± S2 S V% TN 6,46 ± 0,13 2 TN S =1,99 STN = 1,41 21,83 ĐC 5,8 ± 0,15 2 ĐC S =2,66 SĐC = 1,63 28,10

KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT SỐ 2: CROM – SẮT – ĐỒNG Bảng 3.6. Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra số 2

Nhóm Tổng số

Số học sinh có điểm số Xi Điểm TB

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 126 0 0 0 2 12 43 29 22 12 6 6,93

ĐC 123 0 3 9 13 19 35 28 11 4 1 5,85

Bảng 3.7. Bảng phân phối tần suất của bài kiểm tra số 2

Nhóm Tổng số

% học sinh có điểm số Xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 123 0 2,4 7,3 10,6 15,4 28,5 22,8 8,9 3,3 0,8

Bảng 3.8. Bảng phân phối tần suất lũy tích của bài kiểm tra số 2

Nhóm Tổng số

% học sinh có điểm số Xi trở xuống (Wi)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 126 0 0 0 1,6 11,1 45,2 68,3 85,7 95,2 100,0

ĐC 123 0 2,4 9,8 20,3 35,8 64,2 87,0 95,9 99,2 100,0

Từ bảng 3.8. Chúng tôi có đồ thị lũy tích cho lớp TN và lớp CĐ (trục tung chỉ % số HS đạt điểm Xi trở xuống, trục hoành chỉ điểm số):

Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích tổng hợp bài kiểm tra số 2

Xét phân phối theo học lực, ta có:

Bảng 3.9. Bảng phân phối tần suất theo học lực của bài kiểm tra số 2

Nhóm Lớp Điểm xếp loại Kém (1-2) Yếu (3-4) Trung bình (5-6) Khá (7-8) Giỏi (9-10) TN 0 1,6 43,6 40,5 14,3 ĐC 2,4 17,6 43,9 31,7 4,1 Từ Bảng 3.9, chúng tôi có đồ thị:

Hình 3.4. Đồ thị thống kê chất lượng bài kiểm tra số 2

Từ số liệu trân, chúng tôi có bảng tổng hợp các tham số:

Bảng 3.10. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra số 2

Nhóm Tham số m X ± S2 S V% TN 6,93 ± 0,13 2 TN S =1,85 STN = 1,36 19,62 ĐC 5,8 5± 0,15 2 ĐC S =2,62 SĐC = 1,62 27,69

3.6. Phân tích kết quả TN sư phạm

* Kết quả TN cho thấy:

- Điểm trung bình của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Trong khi đó, độ lệch chuẩn điểm kiểm tra của các lớp TN nhỏ hơn các lớp ĐC.

- Độ biến thiên của nhóm lớp TN nhỏ hơn nhóm lớp ĐC, như vậy phương pháp áp dụng là có hiệu quả.

- Đường lũy tích điểm số của lớp TN nằm bên phải của lớp ĐC, chứng tỏ chất lượng lớp TN đã cao hơn lớp ĐC.

Để kiểm nghiệm kết quả điểm trung bình giữa nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC có, chúng tôi dùng pháp thử student. Từ số liệu TN (Bảng 3.5 và Bảng 3.10), ta có:

- Bài kiểm tra số 1: S = ( 1). ( 1) 1.52

2 2 = − + − TN ĐC ĐC TN S n S n

=> ttính 1 = . . =3,43 + − ĐC TN ĐC TN ĐC TN n n n n S X X

- Bài kiểm tra số 2: S = 1.49

) 2 ( ) 1 ( ). 1 ( 2 2 = − + − + − ĐC TN ĐC ĐC TN TN n n S n S n => ttính 2 = . . =5,72 + − ĐC TN ĐC TN ĐC TN n n n n S X X Tra bảng t(p,f) = 1,96 với p = 0,05 và bậc tự do f = nTN + nĐC - 2 = 247

Ta thấy ở 2 bài kiểm tra: ttính (1), (2) > tp,f => XTNvà XĐClà khác nhau là có ý nghĩa p < 0,05. Như vậy, việc sử dụng hệ thống BTHH đã tuyển chọn trong DHHH đã góp phần nâng cao hiệu của học tập của HS.

Kết luận: Từ việc sử dụng hệ thống BTHH phần kim loại cho 2 nhóm học sinh TN và ĐC, đồng thời trao đổi với các giáo viên khác khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi có những nhận xét sau:

- Phần lý thuyết hướng dẫn học sinh tự học rất thích hợp với các HS giỏi và HS yêu thích môn Hoá. Tài liệu giúp các em trong việc tìm kiếm thông tin khi khám phá kiến thức mới, tăng cường khả năng tự học cũng như tính chủ động sáng tạo trong qúa trình học tập.

- Phần bài tập tự học giúp các em có thể tự kiểm tra khả năng lực tự học, việc tiếp thu kiến thức của mình ở các cấp độ khác nhau.

- Hệ thống bài tập phần kim loại góp phần hình thành cho HS phương pháp tự học và cách chiếm lĩnh tri thức mới. Đồng thời góp phần hỗ trợ bài giảng của giáo viên theo xu thế lấy HS làm trung tâm.

Tiểu kết chương 3

Trong chương này chúng tôi đã trình bày quá trình TNSP bao gồm:

- Thực nghiệm sư phạm thăm dò, TNSP chính thức ở lớp 12 các trường THPT

- Tiến hành đánh giá, xử lý kết quả TNSP.

- Xin ý kiến của HS và giáo viên về hệ thống bài tập phần kim loại có hướng dẫn. Qua thực nghiệm sư phạm chúng tôi thấy rằng:

2. HS các lớp, nhóm TN nắm vững kiến thức hơn, biểu hiện ở khả năng linh hoạt tìm ra cách giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức tốt hơn.

- Việc sử dụng hệ thống BTHH đã tuyển chọn là phù hợp với trình độ và năng lực tự học của HS lớp 12 nâng cao, giúp HS tự tin hơn trong học tập, tạo hứng thú cho HS, kích thích sự tìm tòi và khả năng tự học của HS.

Như vậy, việc tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hợp lý hệ thống BTHH phần kim loại lớp 12 nâng cao đã bước đầu mang lại hiệu quả, giúp HS chiếm lĩnh kiến thức bền vững và sâu sắc hơn, đồng thời bồi dưỡng NLTH cho HS.

3. TNSP phát hiện được những ưu điểm, hạn chế của các tài liệu. Đồng thời khẳng định được những điều kiện cần thiết đảm bảo việc sử dụng hệ thống bài tập hoá học một cách có hiệu quả.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Thực hiện mục đích của đề tài, đối chiếu với các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã hoàn thành được những công việc sau đây:

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu nội dung của đề tài:

- Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay, đó là xu hướng " hoạt động hoá người học" và lấy học sinh làm trung tâm, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực, rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh, áp dụng hệ dạy học " Tự học - cá thể hoá - có hướng dẫn".

- Hệ thống hoá và làm rõ hơn các cơ sở lý luận về tự học và phương pháp tự học có hướng dẫn theo hệ thống bài tập, tăng cường năng lực tự học cho học sinh THPT đặc biệt là các học sinh giỏi hoá học.

- Điều tra, tìm hiểu tình hình tự học của học sinh tại một số trường THPT phía Bắc tỉnh Thanh Hoá.

Xây dựng hệ thống bài tập hoá học phần kim loại lớp 12 nâng cao với các mức độ khác nhau: Các câu hỏi lý thuyết để học sinh tự tham khảo, hệ thống bài tập có phương pháp giải và hướng dẫn mẫu cụ thể, cùng với các bài tập tương tự để học sinh tự trau dồi kiến thức đồng thời tự nâng cao khả năng học tập, cuối cùng là các bài tập trắc nghiệm cho học sinh có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình.

Tiến hành thực nghiệm sư phạm với việc sử dụng hệ thống bài tập hoá học phần kim loại tự lớp 12 nâng cao của 3 trường THPT trong tỉnh Thanh Hoá đạt kết quả khả quan. Kết quả thực nghiệm cho thấy chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh sau khi sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn đạt kết quả tốt hơn.

Thông qua việc nghiên cứu đề tài và từ những kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng một trong những đổi mới phương pháp dạy học đó là tăng cường khả năng tự học của học sinh thì việc thiết kế và sử dụng một cách hợp lý hệ thống bài tập tự học có hướng dẫn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và nâng cao năng lực tự học cho học sinh THPT.

thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thấy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của chúng tôi được hoàn thiện hơn.

2. Kiến nghị

Qua nghiên cứu và triển khai thực nghiệm sư phạm, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn hoá học, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị đối với các trường THPT:

- Cần có biện pháp hỗ trợ giáo viên biên soạn, thiết kế hệ thống bài tập tự học có hướng dẫn áp dụng vào việc giảng dạy.

- Tăng cường cơ sở vật chất cho phòng học bộ môn như: các phương tiện điện tử, kết nối mạng...nhằm giúp học sinh và giáo viên khai thác được kiến thức mới một cách hiệu quả.

- Giáo viên cần tổ chức biên soạn hệ thống bài tập phù hợp với đối tượng học sinh phục vụ cho việc dạy học. Qua đó, giáo viên cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy học theo hướng dạy học tích cực, hỗ trợ học sinh tự học, tự nghiên cứu chủ động trong quá trình học tập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn hóa học, NXB Giáo dục.

2. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình; sách giáo khoa lớp 12 môn hóa học, NXB Giáo dục.

3. Bộ GD&ĐT, Đề thi tuyển sinh đại học, 2011. 4. Bộ GD - ĐT, Đề thi tuyển sinh đại học, 1996.

5. Phạm Ngọc Bằng (chủ biên), (2010), “16 phương pháp và kĩ thuật giải nhanh bài tập trắc nghiệm môn Hoá học”, NXB ĐHSP.

6. Phạm Đức Bình, Lê Thị Tam, (2006), “800 câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoá học”, NXB ĐHSP.

7. Vũ Quốc Chung - Lê Hải Yến, Để tự học đạt được hiệu quả, NXB Đại học Sư phạm

8. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học. Một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục Hà Nội.

9. Nguyễn Điểu, Câu hỏi và bài tập hoá vô cơ - Phần kim loại. Vinh - 1995. 10. Cao Cự Giác - Tuyển tập bài giảng HH vô cơ, NXB Đại học Sư phạm. 11. Cao Cự Giác, (2006), “Các dạng đề thi trắc nghiệm hóa học”, NXBGD.

12. Trần Trung Ninh, Nguyễn Xuân Trường, (2006), “555 câu hỏi luyện thi đại học và cao đẳng”, NXBGD.

13. Lê Văn Năm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học môn hoá học - Bài giảng chuyên đề cho cao học thạc sĩ. Vinh - 2010.

14. Lê Văn Năm, “Các phương pháp dạy học hiện đại” - Bài giảng chuyên đề cho cao học thạc sĩ. Vinh - 2010.

15. Lê Văn Năm, “ Những vấn đề đại cương của lí luận dạy học hoá học”- Bài giảng chuyên đề cho cao học thạc sĩ. Vinh - 2010.

16. Nguyễn Thị Ngà (chủ biên), Phạm Thị Thu Hường, Vũ Anh Tuấn (2009), “ Đại cương về kim loại”, NXB giáo dục Việt Nam.

17. Đặng Thị Oanh, Phạm Thị Sửu - Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình SGK Hoá học PT.

18. Nguyễn Thị Oanh, Trần Trung Ninh, Đỗ Công Mỹ, (2006), “Câu hỏi và bài tập hóa học trung học phổ thông”, tập một, Hóa học đại cương và vô cơ, NXBGD.

19. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học hóa học, tập I, NXBGD.

20. Lê Xuân Trọng (Chủ biên) - Sách giáo khoa Hoá học 11, 12 nâng cao NXB GD. 21. Lê Xuân Trọng (Chủ biên), Ngô Ngọc An, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Xuân Trường (2008), Bài tập hóa học 12 nâng cao.

22. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên kiêm chủ biên) Nguyễn Hữu Đĩnh (chủ biên), Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Cao Thị Thặng (2008), Hóa học 12NC, NXB Giáo dục .

23. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Nguyễn Xuân Trường (chủ

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần kim loại hóa học 12 nâng cao nhằm bồi dưỡng năng lực tụ học cho học sinh trường trung học phổ thông luận văn thạc sỹ giáo dục học (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w