Dùng bài tập để rèn luyện năng lực suy luận và khái quát hoá

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần kim loại hóa học 12 nâng cao nhằm bồi dưỡng năng lực tụ học cho học sinh trường trung học phổ thông luận văn thạc sỹ giáo dục học (Trang 46 - 49)

Một yêu cầu quan trọng đối với HS có khả năng tự học hóa học là phải có khả năng suy luận tốt và khái quát hoá cao. Trong bồi dưỡng NLTH, GV cần chú trọng đến rèn luyện năng lực suy luận và khái quát hoá cho HS. Công việc này phải diễn ra thường xuyên, bằng nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó, sử dụng BTHH là một biện pháp rất quan trọng.

Ví dụ 1: Cho từ từ dd chứa a mol HCl vào dd chứa b mol Na2CO3, thu được dd X. Hãy cho biết dd X gồm những chất nào? Số mol mỗi chất là bao nhiêu?

+ PTHH: Na2CO3 + HCl → NaHCO3 + NaCl (1) NaHCO3 + HCl→ Na2CO3 + NaCl (2)

+ Bài ra cho nồng độ các chất là a, b nên khi cho dd HCl tác dụng với dd Na2CO3 sẽ có nhiều khả năng xảy ra. Vì vậy, phải xét đầy đủ các trường hợp:

Trường hợp 1: a < b

→ Dung dịch X: NaHCO3: a mol; NaCl: a mol; Na2CO3 dư: (b-a) mol. Trường hợp 2: a = b

→ Dung dịch X : NaHCO3 : a = b mol; NaCl: a = b mol. Trường hợp 3 : b < a < 2b

→ Dung dịch X : NaHCO3: (2b- a) mol; NaCl: a mol. Trường hợp 4: a = 2b

→ Dung dịch X : NaCl : b = 2a mol. Trường hợp 5: a > 2b

→ Dung dịch X : NaCl: 2b mol; HCl dư : (a – 2b) mol.

Ví dụ 2: Cho a mol CO2 từ từ đi qua dd chứa b mol Ca(OH)2.

1. Hãy biện luận để xác định trường hợp nào có kết tủa, trường hợp nào không có kết tủa ở điều kiện nhiệt độ phòng và khi đun nóng ? Viết các PTHH xảy ra?

2. Thay dd Ca(OH)2 bằng dd Ba(OH)2, dd NaOH thì có hiện tượng gì khác không? Viết các PTHH xảy ra để giải thích?

Hướng dẫn

1. Các PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)

CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2 (2) + Biện luận các trường hợp xảy ra:

* Trường hợp 1: a < b → chỉ xảy ra (1): - Kết tủa CaCO3: b mol (đạt giá trị cực đại) - Sau (1) còn dư Ca(OH)2: (b – a) mol

- Lượng kết tủa không thay đổi khi đun nóng. * Trường hợp 2: a = b → vừa đủ xảy ra ở (1): - Kết tủa tủa CaCO3: b = a mol (đạt giá trị cực đại). - Lượng kết tủa không thay đổi khi đun nóng.

- Kết tủa tan một phần khi đun nóng - Kết tủa CaCO3 còn lại: (2b – a) mol

- Dung dịch thu được có Ca(HCO3)2: (a - b) mol. * Trường hợp 4: a = 2b → vừa đủ xảy ra ở (1) và (2): - Kết tủa tạo ra, sau đó tan vừa hết khi đun nóng - Dung dịch thu được: Ca(HCO3)2: (a = 2b) mol. * Trường hợp 5: a > 2b →(1) và (2) đã kết thúc: Kết tủa tạo ra, sau đó tan hết khi đun nóng. - Dung dịch thu được: Ca(HCO3)2: b mol - Sau (2) còn dư CO2: (a – 2b) mol.

Ví dụ 3: Cho a mol Fe tác dụng với dd chứa b mol HNO3, thấy thoát ra khí NO (duy nhất) và thu được dd A. Hãy biện luận để tìm mối quan hệ giữa a và b và cho biết dd A gồm những ion nào?

Hướng dẫn

+ PTHH: Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O (1) a mol b mol

+ Biện luận các trường hợp xảy ra:

- Trường hợp 1: HNO3 vừa đủ hoà tan hết Fe tức a = b 4

→ Dung dịch A gồm : Fe3+, NO3−, ngoài ra còn có H+, [Fe(OH)]2+, [Fe(OH)2]+ do Fe3+ thuỷ phân tạo ra.

- Trường hợp 2 : HNO3 dư tức a < b 4

→ Dung dịch A gồm : Fe3+, NO3−, H+ (môi trường H+ nên sự thuỷ phân của Fe3+ không đáng kể).

- Trường hợp 3 : Fe dư tức a > b 4

→ Sau (1) xảy ra PTHH: Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2 (2) + Fe dư sau (1) nhưng không đủ ở (2) tức 3b

→ Dung dịch A gồm : Fe2+, Fe3+, NO3−, ngoài ra còn có H+, Fe(OH)]2+, [Fe(OH)2]+ do Fe3+, Fe2+ thuỷ phân tạo ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Fe vừa hết hoặc dư tức a ≥ 3b

8

→ Dung dịch A gồm : Fe2+, NO3−, ngoài ra còn có H+, [Fe(OH)]+ do Fe2+ thuỷ phân tạo ra.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần kim loại hóa học 12 nâng cao nhằm bồi dưỡng năng lực tụ học cho học sinh trường trung học phổ thông luận văn thạc sỹ giáo dục học (Trang 46 - 49)