Bài tập tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần kim loại hóa học 12 nâng cao nhằm bồi dưỡng năng lực tụ học cho học sinh trường trung học phổ thông luận văn thạc sỹ giáo dục học (Trang 84)

Câu 28: Cho các ion: Li+, Na+, K+, Be2+, Mg2+. Ion nào trong số các ion trên có bán kính nhỏ nhất?

A. Li+ B. Be2+ C. K+ D. Mg2+

Câu 29: Kim loại dẫn được điện là do kim loại có A. Các ion dương kim loại và electron.

D. Mật độ electron trong kim loại lớn.

Câu 30: Tính chất hoá học chung của kim loại là

A. Dễ bị khử. B. Năng lượng ion hoá lớn.

C. Khó bị oxi hoá. D. Dễ bị oxi hoá.

Câu 31: Có các cặp chất sau:

1. Ni và dung dịch MgSO4 4. Sn và dung dịch Pb(NO3)2

2. K và dung dịch NaCl 5. Dung dịch SnCl2 và dung dịch FeCl3 3. Ni và dung dịch CuSO4.

Các cặp chất xảy ra phản ứng là:

A. 1,3,4 B. 2,3,4 C. 3,4,5 D. 2,3,4,5

Câu 32: Cặp nào không có khả năng xảy ra phản ứng A. Dung dịch Cu(NO3)2 và dung dịch NaOH.

B. Nung hỗn hợp Fe và ZnO.

C. Dung dịch ZnCl2 và dung dịch NaOH. D. Na2CO3 và dung dịch HCl.

Câu 33: Có 3 chất rắn là Mg, Al, Al2O3 đựng trong 3 lọ riêng biệt. Thuốc thử duy nhất có thể dùng để nhận biết mỗi chất là chất nào sau đây?

A. HCl đặc. B. H2SO4 đặc.

C. HNO3 đặc. D. dung dịch NaOH.

Câu 34: Kết luận nào sau đây không đúng về tính chất của hợp kim? A. Liên kết trong đa số tinh thể hợp kim vẫn là liên kết kim loại.

B. Hợp kim thường dẫn nhiệt và dẫn điện tốt hơn kim loại nguyên chất. C. Độ cứng của hợp kim thường lớn hơn độ cứng của kim loại nguyên chất.

D. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thường thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại nguyên chất.

Câu 35: Mệnh đề nào sau đây sai

A. Cho bột Fe vào dung dịch CuSO4 thì màu xanh của dung dịch nhạt dần.

B. Cho bột Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 thì dung dịch không màu trở thành có màu xanh đậm dần.

C. Cho bột Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư thì Fe tan hoàn toàn.

Câu 36: Khi cho kim loại kiềm vào dung dịch CuSO4 thì: A. Kim loại kiềm phản ứng với nước trước.

B. Kim loại kiềm phản ứng với CuSO4 đẩy Cu ra khỏi dung dịch. C. Kim loại kiềm phản ứng đồng thời với cả CuSO4 và nước.

D. Kim loại kiềm phản ứng với nước trước cho kiềm, sau đó kiềm sẽ tác dụng với CuSO4.

Câu 37: Hoà tan nhôm bằng dung dịch axit nitric rất loãng, nóng, dư ta không thấy khí thoát ra. Giải thích nguyên nhân tại sao? Chọn câu trả lời đúng nhất:

A. Phản ứng không xảy ra nên không có khí thoát ra. B. Sản phẩm phản ứng là nhôm nitrat và nước.

C. Nhôm khử N+5 trong HNO3 xuống N−3nên không có khí thoát ra.

D. Nhôm bị thụ động trong dung dịch axit nitric nên không có khí thoát ra.

Câu 38: Cho 4 kim loại Al, Fe, Mg, Cu và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSO4. Kim loại nào khử được cả 4 dung dịch muối?

A. Fe B. Mg C. Al D. Không có kim loại nào

Câu 39: Hai kim loại X, Y và các dung dịch muối clorua của chúng có các phản ứng hoá học sau:

X + 2YCl3 → XCl2 + 2YCl2 Y + XCl2 → YCl2 + X Phát biểu đúng là:

A. Ion Y3+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion X2+. B. Kim loại X khử được ion Y2+.

C. Ion Y2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion X2+. D. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y.

Câu 40: Cho biết các giá trị thế điện cực chuẩn:

Mg2+/Mg Fe2+/Fe Cu2+/Cu Fe3+/Fe2+ Ag+/Ag

Eo(V) – 2,37 – 0,44 + 0,34 + 0,77 + 0,80

Dãy nào dưới đây gồm các kim loại khi phản ứng với dung dịch Fe(NO3)3 chỉ có thể khử Fe3+ thành Fe2+ ?

C. Cu và Ag. D. Ag và Mg.

Câu 41: Trong cầu muối của pin điện hoá Zn – Cu xảy ra sự di chuyển của các

A. Ion B. Electron

C. Nguyên tử Cu D. Nguyên tử Zn

Câu 42: Có 4 dung dịch riêng biệt: A (HCl), B (CuCl2), C (FeCl3), D (HCl có lẫn CuCl2). Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh sắt nguyên chất. Số trường hợp ăn mòn điện hoá là

A. 1 B. 2 C. 3 D. 0

Câu 43: Khi hoà tan Al bằng dung dịch H2SO4 loãng, nếu thêm vài giọt HgSO4 vào thì quá trình hoà tan Al sẽ

A. xảy ra chậm hơn. B. xảy ra nhanh hơn. C. không thay đổi. D. không xác định được.

Câu 44: Một tấm kim loại bằng Au bị bám một lớp Fe trên bề mặt. Ta có thể rửa lớp Fe để loại tạp chất trên bề mặt bằng dung dịch nào sau đây?

A. CuSO4 dư B. FeSO4 dư C. FeCl3 dư D. AgNO3 dư.

Câu 45: Kết luận nào sau đây không đúng ?

A. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học.

B. Nối thanh Zn với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thuỷ sẽ được bảo vệ.

C. Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó sẽ bị ăn mòn điện hoá. D. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát tận bên trong, để trong không khí ẩm thì Sn sẽ bị ăn mòn trước.

Câu 46: Phương trình điện phân nào sau là sai

A. 2ACln (điện phân nóng chảy) → 2A + nCl2 B. 2MOH (điện phân nóng chảy) → 2M + H2O C. 4AgNO3 + 2H2O → 4Ag + O2 + 4HNO3

D. 2NaCl + 2H2O → H2 + Cl2 +2NaOH (có màng ngăn)

Câu 47: Khi điện phân điện cực trơ, có màng ngăn một dung dịch chứa các ion Fe2+, Fe3+, Cu2+, H+ thì thứ tự các ion bị điện phân ở catot là

A. Fe3+, Fe2+, H+ , Cu2+ B. Cu2+, H+, Fe3+, Fe2+ C. Cu2+, H+, Fe2+, Fe3+ D. Fe3+, Cu2+, H+, Fe2+

Câu 48: Khi điện phân dung dịch muối, giá trị pH ở khu vực gần một điện cực tăng lên. Dung dịch muối đem điện phân có thể là

A. CuSO4 B. AgNO3

C. KCl D. K2SO4

Câu 49: Hoà tan một mẫu hợp kim Ba – Na (với tỉ lệ số mol nBa : nNa = 1 : 1) vào nước được dung dịch A và 6,72 lít khí (đktc). Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 0,1M để trung hoà 1/10 dung dịch A?

A. 0,6 lít B. 0,06 lít C.13,44 lít D. 1,344 lít

Câu 50: Cho biết phản ứng oxi hoá – khử xảy ra trong pin điện hoá Fe – Cu là: Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu; E0(Fe2+/Fe) = – 0,44V; E0(Cu2+/Cu) = + 0,34V.

Suất điện động chuẩn của pin điện hoá Fe – Cu là:

A. – 0,78V B. 0,10V C. – 0,10V D. 0,78V

Câu 51: Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế từ oxit, bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO ?

A. Fe, Al, Cu. B. Zn, Mg, Fe.

C. Fe, Mn, Ni. D. Ni, Cu, Ca.

Câu 52: Hình vẽ sau mô tả quá trình điện phân dd CuSO4 với anot là thanh đồng chứa các tạp chất Fe, Zn, Ag, Au, Pt. Chất bùn thu được ở anot là:

A. Ag, Zn, Fe, Au B. Ag, Zn, Pt C. Ag, Au, Pt D. Au, Fe, Pt

Câu 53: Nhúng 1 thanh kim loại X có hoá trị II vào dd CuSO4 sau 1 thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng của nó giảm 0,05%. Mặt khác cũng lấy thanh kim loại cùng khối lượng như trên nhúng vào dd Pb(NO3)2 thì khối lượng thanh kim loại tăng lên 7,1%. Biết số mol các muối CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia phản ứng ở 2 dd bằng nhau. Vậy kim loại X là

Câu 54: Điện phân dung dịch chứa hỗn hợp CuSO4 và KCl với điện cực trơ đến khi thấy khí bắt đầu thoát ra ở cả hai điện cực thì dừng lại thấy có 448ml khí (đktc) thoát ra ở anot. Dung dịch sau điện phân có thể hoà tan tối đa 0,8 gam MgO. Khối lượng dung dịch sau điện phân đã giảm bao nhiêu gam (coi lượng H2O bay hơi là không đáng kể)?

A. 2,7 B. 1,03 C. 2,95 D. 2,89

Câu 55: Cho a gam hỗn hợp bột các kim loại Ni và Cu vào dung dịch AgNO3 dư, khuấy kĩ một thời gian cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được 54g kim loại. Mặt khác, cũng cho a gam hỗn hợp bột các kim loại trên vào dung dịch CuSO4 dư, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được kim loại có khối lượng bằng (a + 0,5) gam. Tính a?

A. 16 gam B. 5,9 gam C. 9,6 gam D. 15,5 gam

Câu 56: Điện phân dd AgNO3 cho đến khi dd thu được có pH = 3 thì dừng lại (khi đó đã tiến hành điện phân được 80% lượng AgNO3 đã cho). Thể tích dd nước coi như không đổi (1 lít) thì nồng độ các chất trong dd sau khi ngừng điện phân và khối lượng AgNO3 ban đầu lần lượt là

A. [AgNO3] = [HNO3] = 10-3 M, mAgNO3 = 0,17g

B. [AgNO3] = 2,5.10-3 M; [HNO3] = 10-3 M, mAgNO3 = 0,2125g C. [AgNO3] =0,125M; [HNO3] = 10-3 M, mAgNO3 = 0,2125g D. [AgNO3] = 0,25.10-3M; [HNO3] = 10-3M, mAgNO3 = 0,2125g

Câu 57: Khi pin Zn - Cu hoạt động

A. Có một dòng điện chạy từ điện cực Cu sang điện cực Zn.

B. Có sự chuyển dời của electron từ điện cực Zn sang điện cực Cu. C. A và B.

D. Có một dòng điện chạy từ điện cực Zn sang điện cực Cu.

2.5.2. Bài tập về kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm(phần phụ lục 1)

2.5.3. Bài tập về crom – sắt – đồng(phần phụ lục 1)

2.6. Phương pháp sử dụng hệ thống bài tập phần kim loại để bồi dưỡng NLTH cho học sinh THPT

Bước 1: Sử dụng các bài tập để bồi dưỡng một số năng lực trong việc bồi dưỡng NLTH cho học sinh.

Bước 2: Sử dụng các bài tập để hướng dẫn HS một số phương pháp giải bài tập về kim loại.

Bước 3: Sử dụng hệ thống các bài tập đã lựa chọn để bồi dưỡng NLTH cho học sinh qua các mức độ sau đây:

- Bài tập hướng dẫn HS tự học lí thuyết:

Đây là phần bài tập giúp học sinh nắm vững và nâng cao kiến thức. Muốn vậy, ngoài sách giáo khoa các em cần phải đọc thêm nhiều tài liệu khác có liên quan đến kiến thức mà các thầy cô giao. Khi đó giáo viên có thể gợi ý cho học sinh cách lựa chọn tài liệu một cách phù hợp tham khảo để làm được bài tập.

- Bài tập có hướng dẫn

Là dạng bài tập lí thuyết và bài toán vận dụng những kiến thức đã học trong bài. Các bài tập mẫu đều có lời giải rõ ràng, chính xác, giúp các em biết cách trình bày, có mức độ từ dễ đến khó giúp các em làm tốt các bài tập trong sách bài tập, trong các đề kiểm tra, đề thi.

- Bài tập không có hướng dẫn

Là các bài tập tương tự với các bài tập hướng dẫn ở trên, không có lời giải nhưng có đáp số ở cuối mỗi bài. Loại bài tập này giúp các em củng cố lí thuyết, vận dụng chúng vào giải quyết các tình huống cụ thể.

Ngoài ra còn có một số bài tập nâng cao đòi hỏi học sinh phải có năng lực tư duy cao, vận dụng kiến thức một cách linh hoạt. Đây là các bài tập được lấy từ các đề thi học sinh giỏi các cấp, giúp các em có nhiều kiến thức và kỹ năng làm bài tốt hơn trong các kì thi.

- Bài tập tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Đây là các loại bài tập tổng hợp, giúp các em có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình trong quá trình học tập. Kiểm tra đánh giá có vai trò rất quan trọng trong quá trình tự học của người học. Ở khâu này, HS coi như đã thực hiện xong các nhiệm vụ giáo viên giao cho, người học cần được kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc tự học của mình.

Tiểu kết chương 2

Dựa trên cơ sở lí luận và tình hình thực tiễn dạy học ở các trường THPT đã trình bày ở chương I, chúng tôi đề xuất biện pháp tăng cường năng lực tự nhận thức, bồi dưỡng năng lực tự học và nâng cao chất lượng môn hoá học cho học sinh THPT.

1. Biên soạn các bài tập tự học có hướng dẫn theo các mức độ khác nhau. Với nội dung lí thuyết tự đọc sẽ giúp học sinh quen dần với việc tự học hoàn toàn sau này. Chúng tôi đã tóm tắt toàn bộ lí thuyết của 3 chương phần kim loại lớp 12 (Chương trình nâng cao).

2. Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập có hướng dẫn, không có hướng dẫn từng chương phân loại theo năng lực tự học. Chúng tôi đã soạn ra được 261 bài tập tự luận và BT trắc nghiệm để sử dụng.

Các tài liệu bổ sung cho nhau và phù hợp với quá trình tự học của học sinh giỏi hoá học, giúp các em học sinh hứng thú, say mê hơn trong học tập. Tạo điều kiện cho học sinh tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức, mở rộng khả năng hiểu biết về kiến thức, góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi tiến hành TNSP để bước đầu đánh giá tính hiệu quả của hệ thống bài tập phần kim loại hoá học lớp 12 chương trình nâng cao và các biện pháp sử dụng chúng nhằm phát triển năng lực tư duy cho học sinh THPT.

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

Sử dụng hệ thống bài tập phần kim loại hoá học lớp 12 nâng cao để bồi dưỡng NLTH cho học sinh.

Phân tích kết quả TNSP để đánh giá hiệu quả tính đúng đắn các mức độ của hệ thống bài tập đã lựa chọn.

3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm

- Đưa hệ thống BT đã tuyển chọn để cho HS sử dụng. Thực hiện việc hướng dẫn HS tự học theo các biện pháp đã đề xuất.

- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng và tuyển chọn qua kết quả kiểm tra của các lớp thực nghiệm.

3.4. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm

3.4.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

Chúng tôi đã chọn 6 lớp của 3 trường THPT ở tỉnh Thanh Hoá để tiến hành thực nghiệm. Ở các trường chúng tôi tiến hành khảo sát chất lượng thông qua bài kiểm tra một tiết để chọn các lớp có trình độ HS gần như nhau. Sau khi khảo sát, chúng tôi chọn được mỗi trường 2 lớp: Lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC) có số lượng HS, kết quả học tập ở các lớp trước khi tiến hành là tương đương nhau. Cụ thể:

TT Trường Lớp TN Lớp ĐC GV dạy TN

1 THPT Bỉm Sơn, thị xã Bỉm

Sơn - Thanh Hoá 12A4 12A3 Nguyễn Thị Thu Hương

2 THPT Lê Hồng Phong, thị xã

Bỉm Sơn - Thanh Hoá 12A1 12A6 Hoàng Thị Hà

3 THPT Hà Trung, huyện Hà

Từ 25/3 đến 25/4 năm 2011 tại các trường THPT đã giới thiệu ở trên.

3.5. Tiến hành thực nghiệm và xử lý kết quả

Khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã trao đổi với giáo viên và học sinh ở các lớp về hệ thống bài tập phần kim loại. Hướng dẫn học sinh lớp thực nghiệm sử dụng tài liệu tự học.

* Bước 1: Lớp TN được hướng dẫn theo phương pháp của chúng tôi đưa ra, có sử dụng hệ thống BTHH đã được xây dựng để bồi dưỡng năng lực NLTH cho HS, còn lớp ĐC thì không hướng dẫn.

* Bước 2: Ra đề và tiến hành kiểm tra 1 tiết sau khi kết thúc mỗi chương.

* Bước 3: Tiến hành chấm bài kiểm tra theo thang điểm 10 và sắp xếp kết quả kiểm tra theo thứ tự từ 0 đến 10 điểm. Chúng tôi phân loại HS theo 5 nhóm:

Nhóm giỏi có điểm từ 9 ÷ 10, nhóm khá có điểm từ 7 ÷ 8, nhóm trung bình có điểm từ 5 ÷ 6, nhóm yếu có điểm từ 3 ÷ 4 và nhóm kém có điểm từ 1 ÷ 2.

* Bước 4: Tiến hành xử lý và so sánh kết quả lớp TN và ĐC. - Lập bảng phân phối: Tần số, tần suất, tần suất lũy tích. - Vẽ đề thị đường lũy tích từ bảng phân phối tần suất lũy tích.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần kim loại hóa học 12 nâng cao nhằm bồi dưỡng năng lực tụ học cho học sinh trường trung học phổ thông luận văn thạc sỹ giáo dục học (Trang 84)