Nghĩa của từ láy tiếng Việt và từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam:

Một phần của tài liệu Từ láy trong ca dao trữ tình việt nam (Trang 46 - 62)

2. Vai trò ngữ nghĩa của từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam:

2.1:Nghĩa của từ láy tiếng Việt và từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam:

So với từ láy tiếng Việt, từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam phần đa là có nghĩa gốc. Chẳng hạn:

Đã lòng đùm bọc yêu vì,

Thì anh đắp điếm trăm bề cho khôn. [Tr.151]

Theo Từ điển từ láy tiếng Việt của Hoàng Văn Hành, “đắp điếm” có hai nghĩa cơ bản:

1- Che đắp cho kín

2- Che chở, bù đắp (Ví dụ: “Yêu nhau đắp điếm mọi bề”) Thì trong câu ca dao trên, “đắp điếm” mang nghĩa thứ hai: che chở, bù đắp. Hay: Trúc nhớ mai trúc buồn ngao ngán,

Mai trở về mai nhớ trúc chăng ? [5; 487]

Trong câu ca dao trên, trúc và mai là những hình ảnh ẩn dụ cho chàng và nàng. Vì vậy, “ngao ngán” ở đây nhằm chỉ tâm trạng buồn của chàng trai khi phải xa cô gái. Đó là tâm trạng buồn nh từ điển từ tiếng Việt căn bản đã giải thích: Buồn chán đến mức

không thiết gì nữa.

Ra về, lòng nhớ dạ thơng, Cho mình quên cả gió sơng lạnh lùng.

[5; 376]

Từ điển từ từ láy tiếng Việt giải thích: “Lạnh lùng” có hai nghĩa cơ bản là:

1- Lạnh do thiếu hơi ấm làm tác động mạnh đến tâm hồn, tình cảm

2- Tỏ ra thiếu hẳn tình cảm, thiếu thân mật, vồn vã trong quan hệ tiếp xúc với ng- ời với việc.

Và thực chất từ “lạnh lùng” trong câu ca dao trên đợc sử dụng với nghĩa thứ nhất: lạnh do thiếu hơi ấm làm tác động mạnh đến tâm hồn, tình cảm. ở đây, tác giả dân gian muốn thể hiện tâm trạng của con ngời khi xa cách ngời mình yêu.

Nh vậy, từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam đa số là mang nghĩa gốc của từ láy đó.

2.2: Vai trò ngữ nghĩa của từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam:

Từ láy trong Ca dao trữ tình Việt Nam không chỉ có giá trị biểu cảm, gợi tả do cấu tạo của từ láy mang lại, mà nó còn có vai trò quan trọng trong việc biểu đạt nghĩa làm sống động các câu ca dao, bài ca dao. Vậy, vai trò biểu nghĩa ấy đợc thể hiện ở những mặt nào?

2.2.1: Từ láy gợi tả âm thanh, hình dáng sự vật

Cuộc sống quanh ta có muôn vàn hình ảnh, âm thanh, dáng điệu. Các tác giả dân gian đã mô tả, gợi tả một cách sống động các âm thanh, dáng điệu ấy trong tác phẩm của mình. Họ thờng dùng những từ láy phỏng thanh (từ láy biểu trng hoá ngữ âm giản đơn), những từ láy gợi hình (từ láy biểu trng hoá ngữ âm cách điệu) để thể hiện. Nhng một vấn đề đặt ra là: Từ ghép hay các từ loại khác cũng mô tả âm thanh, dáng điệu. Tuy

nhiên, chỉ có từ láy mới có khả năng diễn tả một cách tinh tế, chính xác về thế giới khách quan. Đó là tiếng gà gáy “ o o”:

Thân em lấy lẽ chẳng hề, Có nh chính thất mà lê giữa đờng.

Tối tối chị giữ lấy buồng,

Chị cho manh chiếu nằm suông chuồng bò. Mong chồng chồng chẳng xuống cho,

Đến khi chồng xuống gà đã o o gáy dồn.

Chém cha con gà kia sao mà vội gáy dồn, Mày làm cho tao mất vía kinh hoàng vì lẽ chồng con.

[5; 410]

“O o” là từ láy mô phỏng trực tiếp âm thanh của tiếng gà gáy tởng nh không có gì đặc biệt, nhng chính tiếng gà gáy ấy lại là cái cớ để nhân vật trữ tình bộc bạch tâm sự của mình. “O o” không chỉ đơn thuần phỏng thanh tiếng gà gáy mà nó còn diễn tả hình dáng của miệng khi phát âm ( bởi vì / / là một nguyên âm dòng sau tròn môi). Nh vậy, chính khuôn vần đã tạo cho từ láy một sắc thái biểu trng hoá ngữ âm. Và đồng thời với quá trình phối âm là quá trình tạo nghĩa. Cũng vậy, từ láy “hu hú” trong hai câu ca dao sau cũng có giá trị biểu nghĩa:

Ai kêu hu hú bên sông,

Mẹ kêu con dạ thơng chồng phải theo. [5; 10]

“Hu hú” là một từ láy phỏng thanh nhng chính khuôn vần đơn “u” ở hai tiếng láy (“u” là nguyên âm dòng sau, tròn môi) ngoài việc mô phỏng âm thanh, nó còn diễn tả hình dáng của miệng khi phát âm. Vì thế, những từ láy tợng thanh cũng có sự biểu trng hoá ngữ âm mặc dù dới hình thái giản đơn.

Ca dao trữ tình Việt Nam còn rất nhiều câu thơ khác có sắc thái nghĩa đặc trng

do sự biểu trng hoá ngữ âm của từ láy mang lại:

Tôi đơng vá áo cho chồng tôi đây. [5; 10]

à

o ào gió thổi về đông, Có cheo có cới vợ chồng mới nên.

[5; 42] Cánh hồng bay bổng chiều thu, Thơng con cu gáy cúc cu trong lồng.

Duyên may tay bế tay bồng, Thơng ai vò võ trong lồng chiếc thân.

[5; 74]

Những từ láy tợng hình cũng tỏ ra có một vai trò đặc biệt đối với ca dao trữ tình Việt Nam. Từ láy tợng hình thờng mô tả hình dáng của sự vật. Chẳng hạn:

Chòng chành nh nón không quai, Nh thuyền không bến nh ai không chồng.

Gái có chồng nh gông đeo cổ, Gái không chồng nh phản gỗ long đanh.

Phản long đanh anh còn chữa đợc, Gái không chồng chạy ngợc chạy xuôi.

Không chồng khốn lắm chị em ơi ! [5; 108 –109]

Theo Từ điển từ tiếng Việt cơ bản, “ chòng chành” có nghĩa là “(vật có thành) chao động nghiêng qua nghiêng lại, không giữ đợc thế cân bằng” [4; 534]. Nhng “chòng chành” ở đây không phải để nói về cái nón hay bất cứ sự vật nào mà chính là nỗi than thân của ngời con gái không chồng. Từ láy “chòng chành” đứng đầu bài ca dao thể hiện chủ đề của cả bài, đó cũng chính là tâm sự của cô gái rơi vào tình cảnh éo le (lấy chồng: nh gông đeo cổ; không

Lại đây nữa:

Lênh đênh một chiếc thuyền tình. Ngợc xuôi xuôi ngợc có mình có ta.

Phòng khi gió táp ma sa, Mình vào giữ lái ta ra chịu sào.

[5; 270]

“Lênh đênh” là một từ láy không chỉ gợi trạng thái trôi nổi phiêu bạt của sự vật (thuyền) mà là sự lênh đênh của một chiếc thuyền tình. Nh vậy bài ca dao này muốn nói đến mối tình chung thuỷ giữa chàng trai và cô gái muốn cùng chung một chiến tuyến (một chiếc thuyền tình) nhng họ không đợc may mắn nh bao đôi trai thanh nữ tú khác, họ phải “nay đây mai đó trong tình cảnh vất vả”, và có thể họ đang bị ngăn trở bởi một thế lực nào đó.

Những mối tình thời phong kiến đến rồi đi bởi xã hội ấy không chấp nhận tự do yêu đơng. Xã hội ấy vẫn tồn tại quan niệm cổ hủ: Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng và cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy Họ uất ức lên án xã hội nh… ng không thể đợc giải thoát. Những vần ca dao làm họ sống lại, chúng đã nói lên nỗi lòng của đôi nam nữ yêu nhau.

Đó là cái say của chàng trai khi nhìn cô gái đẹp:

Nhác trông thấy bóng đi qua, Lẳng lơ chi mấy cho ta phiền lòng.

Vì cam cho quýt đèo bòng, Vì em nhan sắc cho lòng anh say. [5; 341]

Một cái nhìn thoáng qua cũng đủ làm cho ngời ta mềm lòng. Quả đây là một chàng trai đa tình. Nhng có lẽ cô gái cũng là một ngời không đứng đắn cho lắm nên dân gian mới gọi là “lẳng lơ”. “Lẳng lơ” là một từ láy “có tính khêu gợi tình ái, thiếu đứng đắn trong quan hệ nam nữ” [14; 371]. Tuy nhiên, đó cũng mới chỉ là tình thoáng qua. Và đây nữa:

Lửng lơ vừng quế soi thềm, Hơng đa bát ngát càng thêm bận lòng.

Dao vàng bỏ đẫy kim nhung, Biết rằng quân tử có dùng ta chăng?

Đèn tà thấp thoáng bóng trăng, Ai đem ngời ngọc thung thăng chốn này.

[5; 273 – 274].

Ba cặp lục bát với bốn từ láy đã gợi lên đợc một khung cảnh thật thơ mộng: Đó là một đêm trăng, một chàng trai xuất hiện đã chiếm đợc cảm tình của cô gái. Cái “lửng lơ” của vừng quế, cái “bát ngát” của hơng đa, cái “thấp thoáng” của đền tà, rồi cả cái “thung thăng” của ngời ngọc, tất cả làm cho cô gái say. Nếu nh ở bài ca dao trên, chàng trai say trớc nhan sắc của cô gái thì ở bài ca dao này, cô gái lại bị đánh gục bởi chàng quân tử kia đẹp quá, phong tình quá.

Lại một nỗi nghi ngờ của cô gái:

Ngời ta lên núi thì vui,

Sao tôi lên núi những vui cùng trèo. Gập ghềnh hòn đá cheo leo, Biết đâu quân tử mà gieo mình vào. [5; 331]

“Gập ghềnh” và “cheo leo” là những từ láy gợi hình. Bản thân từ “gập ghềnh” đã gợi ra một con đờng có nhiều chỗ lên xuống, có chỗ lồi, có chỗ lõm; từ “cheo leo” có nghĩa là “ở trên cao, hiểm trở khó đến”. Tuy nhiên, ở đây, tác giả dân gian dờng nh không muốn nói đến một con đờng cụ thể nào mà muốn nói đến nỗi lòng nghi ngờ của cô gái trớc hiện thực trớ trêu: Không biết trên đời này còn bao nhiêu ngời quân tử hiểu theo đúng nghĩa của từ đó ? Đó là cái “gập ghềnh”, “cheo leo” của cuộc đời là nếu ngời con gái nào không cẩn thận, rất dễ sa vào và bất hạnh.

Không chỉ diễn tả sự nghi ngờ của cô gái, Ca dao trữ tình Việt Nam còn nói hộ nỗi than thân của ngời con gái có chồng nhng bất hạnh:

Thân em mời sáu tuổi đầu, Cha mẹ ép gả làm dâu nhà ngời.

Nói ra sợ chị em cời,

Năm ba chuyện thảm, chín mời chuyện cay. Tối về đã mấy năm nay,

Buồn riêng thì có, vui rày thì không. Ngày thời vất vả ngoài đồng, Tối về thời lại nằm không một mình.

Có đêm thức suốt năm canh, Rau heo, cháo chó loanh quanh đủ trò. [5; 411]

Năm cặp lục bát nói về nỗi khó nhọc và bất hạnh của ngời phụ nữ sau khi lấy chồng vì bị ép duyên, nhng chỉ hai từ láy “vất vả”, “loanh quanh” cũng có thể thâu tóm đợc nội dung chính (chủ đề) của bài ca dao. Nh vậy, trong bài ca dao có chứa từ láy thì từ láy giữ vai trò là những chiếc chìa khoá giúp ta khám phá thế giới ca dao một cách toàn diện và sâu sắc hơn.

Ca dao trữ tình Việt Nam không chỉ viết về tình yêu mà còn có những mảng ca

dao khác: ca dao trữ tình về đề tài gia đình, ca dao trữ tình viết về đề tài xã hội. Về đề tài xã hội, ta thấy có những câu ca dao kiểu nh:

Cái vòng danh lợi cong cong, Kẻ hòng ra khỏi, ngời mong bớc vào.

Sự đời nghĩ cũng nực cời, Một con cá lội, mấy ngời buông câu.

[5; 73]

Quyền lợi, địa vị, danh vọng dễ làm cho nhân cách con ngời bị huỷ hoại. Xã hội thời nào cũng thế. Cái mỉa mai nhất mà tác giả dân gian dành cho những kẻ này là ở hai

chữ “cong cong”, nghĩa là: Họ tiến thân trên con đờng danh lợi không phải là đờng đờng chính chính mà đó là sự “mua địa vị”, “mua danh vọng”. Ngời chính trực thì muốn từ bỏ nó còn kẻ trục lợi thì lại tiến sâu vào “một con cá lội mấy ngời buông câu”.

Nh vậy những từ láy gợi tả âm thanh, hình dáng sự vật có vai trò to lớn trong việc chuyển tải ý nghĩa của các câu ca dao, bài ca dao.

2.2.2: Từ láy gợi tả tâm trạng

Ca dao là tiếng lòng của ngời dân lao động mà tiếng lòng ấy là cả một thế giới với những biến thái tinh vi của nội tâm con ngời. Vì thế, ngời ta vẫn gọi nó là một tiểu vũ trụ. Chúng ta đều biết: Việt Nam là một nớc nông nghiệp với nền văn minh nông nghiệp lúa nớc, ngời dân sống với nhau chủ yếu là giúp đỡ, cu mang, đùm bọc lẫn nhau, họ rất coi trọng tình cảm. Ca dao lại chủ yếu đi sâu khai thác thế giới tình cảm của con ngời. Tác giả dân gian thật tinh tế khi họ phát hiện ra ở từ láy một khả năng đặc biệt trong việc diễn tả thế giới nội tâm của họ. Đó là một thứ ngôn ngữ dân tộc vừa gần gũi với ng- ời dân lao động (phù hợp với văn học dân gian: Có các dị bản), vừa có hiệu lực đặc biệt trong việc chuyển tải tâm t tình cảm của nhân dân lao động.

Vì thế từ láy gợi tả tâm trạng trong Ca dao trữ tình Việt Nam xuất hiện rất nhiều: Đó là những “ngẩn ngơ”, “ngơ ngẩn”, “bâng khuâng”, “xót xa”, “khắc khoải”, “hững hờ” Bên cạnh những loạt từ láy biểu hiển trực tiếp tâm trạng của nhân vật trữ tình (nh… trên), tác giả dân gian đã sử dụng những từ láy miêu tả cảnh vật để gián tiếp thể hiện tâm t tình cảm của nhân vật. Từ cổ tới kim đã có rất nhiều nhà thơ sử dụng biện pháp “tả cảnh ngụ tình” này.

Để diễn tả tâm trạng của ngời phụ nữ lấy phải chồng tồi, tác giả dân gian viết: Lấy chồng gặp phải kẻ tồi,

Cho nên lòng những bồi hồi đắng cay. Cả ngày chỉ rợu s a say ,

Khi nay thuốc phiện khi nay tài bàn. Nói ra mang tiếng phũ phàng,

Cũng thì phận gái má đào, Ngời thì gặp đợc anh hào đảm đang.

Mình thì cũng dự phấn hơng, Gặp nơi lêu lổng chẳng thơng chút nào. [5; 267-268]

Bài ca dao đã diễn tả hết nỗi lòng của ngời “má đào” sống đắng cay buồn tủi trong cảnh giầu sang ở nhà chồng. Nàng xót xa khi nhìn thấy những ngời khác:

Cũng thì phận gái má đào, Ngời thì gặp đợc anh hào đảm đang.

Còn với ngời con gái ấy, tác giả dân gian lại dùng từ “bồi hồi” để diễn tả tâm trạng. “Bồi hồi” là một từ láy vần vốn đợc dùng để chỉ “sự xao xuyến xôn xao trong lòng” [14; 56] thờng để nói đến việc chờ đợi một cái gì bất ngờ, một chuyện vui gì sắp đến. Thế nhng cái “bồi hồi” của ngời thiếu nữ ở đây lại là “bồi hồi đắng cay”, là cái “bồi hồi” thờng trực. Không chỉ thấu hiểu nỗi lòng của ngời thiếu phụ lấy phải đức ông chồng “lêu lổng” mà tác giả dân gian còn phản ánh đợc cảnh sống buồn tủi của những ngời vợ làm lẽ:

Đêm năm canh năm vợ ngồi hầu, Vợ cả pha nớc têm trầu chàng xơi.

Vợ hai trải chiếu chia bài, Vợ ba coi sóc nhà ngoài nhà trong.

Vợ t trải chiếu quạt mùng, Vợ năm thức dậy trong lòng xót xa.

Chè thang cháo chậu bng ra, Chàng xơi một bát kẻo mà công lênh. [5; 161]

Một bài ca dao vừa thể hiện đợc cuộc sống gia đình trong xã hội phong kiến ngày xa, vừa phản ánh đợc cái trớ trêu của xã hội ngày ấy. Nh vậy, dây là bài ca dao có đan xen giữa hai đề tài: Đề tài gia đình và đề tài xã hội. Nói về cái đau buồn, tủi nhục của

những ngời làm lẽ, một từ láy “xót xa “ cũng đủ thâu tóm đợc điều đó. Bốn cặp lục bắt kể sự tình nhng chỉ có một từ láy là diễn tả tâm trạng: “Xót xa”. Đây là một từ láy âm đầu có sức gợi tả lớn. Nó diễn tả nỗi đau thơng sâu sắc khó nguôi ngoai trong lòng ngời vợ lẽ. Bản chất của tình yêu là không đợc san sẻ, vậy mà chế độ xã hội ấy cứ tồn tại quan niệm trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng thì quả là ngời phụ nữ còn phải chịu nhiều oan khuất trái ngang.

Chuyện tình yêu là chuyện muôn đời của thi ca, với ca dao lại càng nh vậy. Chúng ta hãy lắng nghe tác giả dân gian nói về tâm sự của đôi nam nữ yêu nhau:

Có chàng nói một cời hai, Vắng chàng em biết lấy ai than cùng.

Trời ơi ! Có thấu tình chăng, Một ngày đằng đẵng coi bằng ba thu. [5; 121]

“Yêu nhau mấy núi cũng leo, mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua”. Bản chất của tình yêu là thế. Khi họ gần nhau không gian và cuộc sống dờng nh vui tơi và đầy sức sống hơn. Vậy mà xa nhau chỉ một ngày cô gái đã tởng nh ba thu và tâm trạng của cô gái đợc thể hiện, đợc cụ thể hoá qua từ “đằng đẵng”. “Đằng đẵng” vừa gợi một quãng thời gian dài, vừa thể hiện sự dõi theo của cô gái kia đang hớng về chàng trai. Chỉ một từ láy cũng có thể diễn tả đợc các cung bậc khác nhau của tình cảm, vừa thâu tóm đợc

Một phần của tài liệu Từ láy trong ca dao trữ tình việt nam (Trang 46 - 62)