Để xác định từ loại của từ láy trong ca dao trữ tình Việt Nam, trớc hết ta cần hiểu từ loại là gì.
Từ loại là những lớp từ đợc phân loại dựa trên đặc điểm ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và khả năng làm thành phần câu của từ trong câu. Có nhiều ý kiến về tiêu chí phân chia từ loại và từ đó cũng dẫn đến sự khác nhau về số lợng các từ loại tiếng Việt.
Dựa theo định nghĩa trên [Ngữ pháp tiếng Việt- Đại học Vinh], tác giả Đỗ Thị Kim Liên đã chia từ tiếng Việt thành các từ loại cơ bản sau: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ, phụ từ, quan hệ từ, trợ từ, tình thái từ.
Căn cứ theo đặc điểm của các từ loại cụ thể trong tiếng Việt, khi đi vào khảo sát từ loại của từ láy trong Ca dao trữ tình Việt Nam, chúng ta thấy có các từ loại sau: Tính từ, động từ, danh từ.
Là lớp từ chỉ tính chất, thuộc tính, mức độ, mầu sắc của sự vật, hiện tợng trong thế giới khách quan. Theo quan điểm của đa số nhà ngôn ngữ học, tính từ thuộc nhóm thực từ, nó có ý nghĩa chân thực, có khả năng làm thành tố trung tâm của cụm tính từ, làm thành phần chính của câu (trực tiếp làm vị ngữ), làm thành phần phụ của câu (Ví dụ: Làm đề ngữ).
Đây là lớp từ chiếm tỉ lệ lớn nhất trong số từ láy của ca dao trữ tình mà ta khảo sát. Có thể nêu các ví dụ tiêu biểu sau:
ở đây đất đỏ mây vàng,
Anh đi thơ thẩn gặp nàng thẩn thơ. [5; 363]
ở nhà em mới ra đây,
Gặp ngời quân tử tóc mây rậm rà. Ví chăng em cứ ở nhà,
Ruột gan bối rối chắc là chàng mong. [5; 365] Phận em sao lắm dở dang,
Cầm tiêu tiêu gẫy cầm đàn đứt dây. [5; 367] Ra về chân lại đá lui,
Bâng khuâng nhớ bạn bùi ngùi nhớ em. [5; 374] Thiếp than phận thiếp còn thơ, Lấy chồng xa xứ bơ vơ một mình.
[5; 422] Trời ma lác đác ruộng dâu,
Cái khăn đội đầu cái thúng cắp tay. Bớc chân xuống hái dâu này, Nuôi tằm cho lớn mong ngày ơm tơ. Thơng em chút phận ngây thơ,
Lầm than đã trải, nắng ma đã từng. Xa xôi ai có tỏ chừng,
Gian nan tân khổ, ta đừng quên nhau. [5; 484]
2.2: Từ loại động từ:
Là lớp từ dùng để chỉ hành động, trạng thái của con ngời và sự vật. Động từ thuộc nhóm thực từ, có khả năng làm thành tố trung tâm của cụm động từ; có khả năng làm thành phần chính của câu ( trực tiếp làm vị ngữ ), hoặc làm thành phần phụ của câu ( Ví dụ: làm đề ngữ ).
Trong số 363 từ láy của Ca dao trữ tình Việt Nam thì số từ láy là động từ cũng chiếm tỷ lệ tơng đối lớn. Ví dụ:
Yêu nhau vạn sự chẳng nề, Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng. Đã lòng đùm bọc yêu vì,
Thì anh đắp điếm trăm bề cho khôn. [5; 522] Đũa tre một chiếc khó cầm, Thơng anh đã vậy âm thầm sao nên.
[5; 182) Hỡi con vịt nớc kia ơi,
Sao mày vùng vẫy ở nơi ngân hà. [5; 243] Kể từ khi gặp mà nên,
Mặt tơ t ởng mặt sầu riêng mối sầu. Cho nên tơ t ởng cùng nhau,
Ngày nhớ sáu khắc, đêm sầu năm canh. Bỗng đầu đứt mối tơ mành,
Cho duyên quấn quýt cho tình đa mang. Từ khi đá biết tuổi vàng,
Trăm hơng cũng quyết đa ngang cành sầu. [5; 251] ………
Nhớ chàng nh nhớ lạng vàng, Khát khao về nết, mơ màng về duyên. ……….
[5; 165]
2.3: Từ loại danh từ:
Là lớp từ mang ý nghĩa sự vật, thuộc nhóm thực từ, có khả năng làm trung tâm của cụm danh từ, có khả năng làm thành phần chính hoặc thành phần phụ của câu.
Từ loại danh từ của từ láy xuất hiện trong ca dao trữ tình tuy có ít hơn từ loại động từ và tính từ, song nó cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo nên tính nhạc của các bài ca dao.
Đầu làng có con chim xanh, Ăn no tắm mát đậu cành giâu gia. Anh thơng cô mình tha thiết thiết tha. Cành cao cao bổng cành la la đà.
[5; 155] Đôi ta nh cái đòng đòng,
Đẹp duyên nhng chẳng đẹp lòng mẹ cha. [5; 177] Mình em nh cây thầu dầu,
Ngoài tơi trong héo, giữa sầu tơng t. [5; 287] Phợng hoàng chặt cánh đuổi đi, Bắt con bìm bịp đem về mà nuôi.
Thiếp xa chàng nh rồng nọ xa mây, Nh con chèo bẻo xa cây măng mòi.
[5; 423] Tua rua trên bốn, dới ba,
Nhị thập bát tú gọi là thất tinh.
[5; 477]