Điện tâm đồ

Một phần của tài liệu Tài liệu BÀI GIẢNG CHẨN ĐOÁN BỆNH THÚ Y docx (Trang 45)

Khi dòng điện phát sinh trong tim thì nó tạo ra một từ trường lan toả khắp cơ thể, vì vậy người ta có thể dùng điện kế cực nhạy để ghi lại đồ thị hoạt động của dòng điện đó. Khi hưng phấn, tim phát ra dòng điện hoạt động theo một quy luật nhất định. Lúc tim bị bệnh thì dòng điện này thay đổi. ứng với mỗi loại bệnh thì có sự thay đổi khác nhau. Vì vậy dựa vào điện tim người ta có thể chẩn đoán được bệnh tim.

Năm 1843, người ta đã phát hiện ra hiện tượng điện trong một quả tim cô lập. Năm 1856, lần đầu tiên vẽ được sơ đồ điện sinh vật của tim ếch. Năm 1887 đã ghi được dòng điện sinh vật ở tim người trên một đồ thị khá đơn giản. Cho đến năm 1903, Einthoven mới sáng chế được điện tâm kế nhạy, nó cho phép ghi lại được những điện tâm đồ đầy đủ như ngày nay.

1. Điện tim.

Khi một tổ chức hay một khí quan hưng phấn thì bộ phận đang hưng phấn mang điện âm (-) so với bộ phận tĩnh tại. ở tim, nốt Keith-Flack là khởi điểm điện âm của tim, là nguồn gốc sản sinh ra hưng phấn. Hưng phấn lan dần xuống dưới, đến nốt Aschoff- Tawara, theo bó His, chùm Purkinje đến tâm thất. Các cơ tâm thất lần lượt hưng phấn theo thứ tự xung động truyền đến. Khi hưng phấn ở đáy tim lan đến đỉnh tim thì điện (-) cũng mạnh dần về phía đỉnh tim và đỉnh tim hình thành điểm điện âm mạnh nhất. Nếu mắc một điện kế vào chỗ gần với hai đầu một tổ chức hay khí quan đang hoạt động thì sẽ ghi được dòng điện sinh vật trên.

Dòng điện do tim phát ra truyền đến toàn thân, hình thành trên cơ thể những điểm mang điện (-) hoặc dương (+) với cường độ khác nhau. Dùng một điện tâm kế nối với hai điểm mang điện khác dấu (+) và (-) trên bề mặt cơ thể sẽ ghi được dòng điện do tim hoạt động phát ra. Dòng điện ấy được ghi trên một đồ thị gọi là điện tâm đồ.

Một phần của tài liệu Tài liệu BÀI GIẢNG CHẨN ĐOÁN BỆNH THÚ Y docx (Trang 45)