Khám tĩnh mạch bằng phương pháp nhìn, sờ, nắn, nghe có thể biết được tình trạng tuần hoàn của cơ thể, những tổn thương ở tim và mạch quản, có khi cả những thay đổi tính chất của máu.
1. Tĩnh mạch xung huyết.
Quan sát độ xung huyết ở tĩnh mạch trên bề mặt cơ thể hoặc ở niêm mạc. ở ngựa quan sát ở tĩnh mạch bụng ngoài, trâu bò quan sát ở tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch vú.
Tĩnh mạch xung huyết có thể cục bộ hoặc toàn thân.
Nếu ứ máu tĩnh mạch toàn thân sẽ thấy ứ máu tĩnh mạch dưới ngực, bụng, bốn chân, đặc biệt là tĩnh mạch cổ, tính mạch vú và tĩnh mạch ngoài ngực nổi lên rất rõ.
Nguyên nhân gây ứ máu tĩnh mạch: suy tim, van 3 lá đóng không kín, hẹp lỗ nhĩ thất phải, bao tim bị viêm, tích nước.
ứ máu tính mạch cục bộ thường do viêm ở cục bộ, khối u chèn ép hoặc do nhồi huyết, vết sẹo làm tắc tĩnh mạch gây ứ máu. Nếu ứ máu nặng thì mạch căng rộng và sẽ gây thuỷ thũng cục bộ.
2. Tĩnh mạch đập.
Tim hoạt động làm thay đổi dung tích tĩnh mạch gọi là tĩnh mạch đập. Hiện tượng đó quan sát được khá rõ ở phần dưới tĩnh mạch cổ ngựa, bò.
a) Tĩnh mạch đập âm tính: là tĩnh mạch đập cùng kỳ tim giãn. Tim đập chậm, tĩnh mạch đập càng rõ. Lấy tay đè lên tĩnh mạch cổ thì phần gần tin tĩnh mạch xẹp hẳn dù tim co hay nghỉ; phần xa tim máu dồn đầy tĩnh mạch làm cho nó căng lên. Tính mạch đập âm tính là hiện tượng sinh lý bình thường.
b) Tĩnh mạch đập dương tính: là tĩnh mạch nẩy lên cùng với kỳ tâm thất thu. Nguyên nhân là do hở van 3 lá, khi tim co, máu chảy ngược lại tâm nhĩ rồi vào tĩnh mạch cổ mà gây lên. Lấy tay đè lên tĩnh mạch cổ thấy phần gần tim ứ máu khi tim co.
c) Tĩnh mạch cổ đập động: là do động mạch cổ đập quá mạnh ảnh hưởng đến tĩnh mạch cổ. Hiện tượng này là sinh lý ở bò nhưng là bệnh lý đối với các loài khác. Thường là do hở