Xét nghiệm lý tính của máu

Một phần của tài liệu Tài liệu BÀI GIẢNG CHẨN ĐOÁN BỆNH THÚ Y docx (Trang 56 - 58)

1. Màu của máu.

Cho vào ống nghiệm rồi đưa lên quan sát dưới ánh sáng mặt trời (máu tốt có màu đỏ tươi.

Màu của máu đỏ nhiều phản ánh số lượng hemoglobin nhiều. Nếu máu bầm đen là do trong máu thiếu oxy, thừa carbonic. Đây là tính chất để phân biệt những bệnh bại huyết, những bệnh do vi khuẩn, do độc tố của vi khuẩn gây ra.

Nếu máu có màu nhạt: số lượng hồng cầu, huyết sắc tố ít. Nếu máu có màu trắng: bệnh máu trắng (Leucosis). Máu có màu hồng: bệnh dung huyết.

2. Thời gian chảy máu và tốc độ máu đông.

Thời gian chảy máu.

Dùng chiếc kim nhỏ chích máu ở tĩnh mạch tai, sau 30 giây dùng mẩu giấy đen thấm lên giọt máu 1 lần.

Máu trên giấy đen mỗi lần thấm vệt máu nhỏ lại, lúc máu không chảy nữa thì không xuất hiện vệt máu. Tính số giọt máu nhân với khoảng cách thời gian sẽ biết được thời gian máu chảy.

Thời gian máu chảy = Số giọt máu × Khoảng cách thời gian

Nếu lượng tiểu cầu trong máu giảm thì thời gian chảy máu sẽ kéo dài. Nếu bị huyết ban thời gian chảy máu có thể kéo dài 20-30 phút. Tốc độ máu đông.

Chích một giọt máu cho lên phiến kính, ghi lại thời gian.

Sau đó cứ 30 giây lấy đầu của một chiếc kim vạch lên giọt máu đến lúc nào giọt máu xuất hiện sợi tơ nhỏ (tơ huyết: fibrine) thì đó chính là thời gian máu đông.

Lấy 10ml máu cho vào ống nghiệm đã tẩy sạch mỡ, đường kính ống nghiệm là 13 - 17mm. Để ở nhiệt độ 15 - 180C trong 1 giờ; sau đó quan sát. Ghi thời gian máu bắt đầu vón cho đến khi máu vón hoàn toàn.

Bình thường, ngựa từ 1 - 3 giờ máu bắt đầu vón, 12 - 18 giờ máu bắt đầu vón hoàn toàn; trâu bò thì chậm hơn.

Để qua đêm rồi hút toàn bộ huyết thanh ở phần trên rồi tính tỷ lệ huyết thanh với toàn bộ máu, tỷ lệ đó gọi là chỉ số máu vón. Với ngựa khoẻ, chỉ số bình quân là 0.5.

Tốc độ máu vón quyết định ở lượng tiểu cầu và thành phần hoá học của máu.

Độ vón máu chậm thường thấy ở các bênh viêm phổi - màng phổi truyền nhiễm, bệnh huyết ban ở ngựa, thiếu máu truyền nhiễm ngựa. Bệnh huyết bào tử trùng thì máu không vón.

4. Độ nhớt của máu.

Độ nhớt của máu là chỉ số ma sát của máu lúc chảy trong ống nhỏ có ôn độ và áp lực nhất định. Tốc độ máu chảy và độ nhớt máu tỷ lệ nghịch với nhau.

Phương pháp đo: dùng 1 ống thuỷ tinh có ghi vạch cm, đầu tiên hút máu vào và dốc ngược ống để máu chảy trong ống; ghi lại khoảng cách máu chảy được trong một khoảng thời gian nào đó.

Sau đó làm như vậy với nước. Tỷ lệ giữa khoảng cách máu chảy và nước chảy là độ nhớt của máu.

Độ nhớt cảu máu phụ thuộc vào số lượng các thành phần hữu hình trong máu và còn liên quan mật thiết đến hàm lượng hemoglobin, CO2, protit trong huyết tương và các muối. Lúc số hồng cầu, hemoglobin, protit và lượng các muối tăng lên thì độ nhớt của máu tăng lên rõ rệt; gặp trong bệnh viêm màng phổi, viêm phổi, các bệnh gây sốt, ỉa chảy.

Độ nhớt của máu giảm thấy trong các trường hợp thiếu máu của lợn, bệnh suy dinh dưỡng.

5. Tỷ trọng của máu.

Tỷ trọng máu của gia súc thường vào khoảng 1,05 - 1,06. Tỷ trọng này lớn nhỏ phụ thuộc vào lượng hồng huyết cầu, hemoglobin và các thành phần trong huyết tương quết định.

Phương pháp đo: thường dùng dung dịch CuSO4. Máu hoặc huyết tương trong dung dịch có nồng độ cao thấp khác nhau sẽ hình thành một lớp đồng protit bao bọc ở ngoài, bao lấy những giọt huyết tương hoặc toàn máu. Tỷ trọng của dung dịch mà trong đó những giọt máu trôi lơ lửng cũng là tỷ trọng của máu.

Tỷ trọng bình thường của máu gia súc:

Loài vật Trâu, bò Dê Cừu Ngựa Lợn Chó Thỏ Gà

Tỷ trọng 1.050 1.049 1.043 1.050 1.051 1.050 1.054 1.048

Ý nghĩa chẩn đoán: Tỷ trọng máu tăng trong các bệnh làm cho máu đặc lại như ra mồ hôi quá nhiều, ỉa chảy nặng, đa niệu, báng nước; tỷ trọng của máu thấp trong các quá trình viêm thẩm xuất, các bệnh thiếu máu, hoàng đản do dung huyết.

Một phần của tài liệu Tài liệu BÀI GIẢNG CHẨN ĐOÁN BỆNH THÚ Y docx (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)