Truyền thống và hiện đại trong “Tính dân tộc” của thơ Xuân Diệu

Một phần của tài liệu Tính dân tộc trong văn học qua quan niệm và thơ xuân diệu trước 1945 (Trang 58 - 62)

Nhiều ngời cho rằng Xuân Diệu là nhà thơ Tây quá, Tây nhất trong các nhà Thơ mới. Điều này liệu đã bao quát đợc những đặc điểm của thơ Xuân Diệu hay cha?

Nếu xét ở góc độ cách tân thì thơ Xuân Diệu là hiện tợng rõ nhất chịu ảnh h- ởng của phơng Tây nhiều nhất. Chẳng hạn nh Xuân Diệu ca ngợi tình yêu của Rimbaud và Varlaine:

Tôi nhớ Rimbaud với Varlaine Hai chàng thi sĩ choáng hơi men. (Tình trai). Hay thi sĩ còn có cách nói mới: Yêu là chết ở trong lòng một ít. (Yêu).

Về nội dung, Xuân Diệu ca ngợi cái tôi cá nhân, lấy cái tôi cá nhân làm hình tợng trung tâm của thơ ca. Và những cách tân theo lối Tây - đó không phải là

“quái thai” của thời đại, Tây hoá thơ Việt, không phải là vong bản, mất gốc. Các yếu tố cách tân kiểu Tây đó đợc biểu hiện hài hoà các yếu tố mang tính dân tộc. Nó thực sự đợc Việt hoá và ngời đọc Việt Nam không những dễ dàng chấp nhận mà còn thấy ngạc nhiên thú vị. Yếu tố mới ảnh hởng của phơng Tây trong thơ Xuân Diệu đã kết hợp hài hoà tự nhiên với “Tính dân tộc”. Nh thế có nghĩa là nó đã tìm đợc chất sống trong thơ Việt Nam, không phải chịu số phận “chết ngay từ khi gieo giống”.

Hiện tợng này phù hợp với quan niệm của Xuân Diệu về “Tính dân tộc”. Đó là “Tính dân tộc” không chỉ là cái cổ xa bất biến mà còn năng động biến đổi theo dòng lịch sử. “Tính dân tộc” trong thơ Xuân Diệu trớc 1945 vừa kết hợp cái truyền thống ngàn xa với cảm hứng, tâm trạng, ý thức thẩm mĩ của con ngời Việt Nam của thời đại Xuân Diệu. Đây là một quan niệm đúng đắn, tiến bộ của Xuân Diệu về “Tính dân tộc” trong văn học. Những quan niệm sáng tác đúng đắn và quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, nhiệt thành sau cách mạng, Xuân Diệu đã tìm thấy tình yêu, hạnh phúc trong cái ta chung rộng lớn của cuộc đời. Ông yêu đất nớc, yêu cuộc đời, gắn bó tha thiết với nhân dân. Với t cách là nhà thơ, ông là ngời sớm nhất thể hiện t cách công dân trong một loạt sáng tác dài hơi “ngọn quốc kì” và “hội nghị non sông”, ghi nhận trực tiếp những sự kiện lớn lao và những cảm xúc thiêng liêng trong cuộc sống dân tộc. “Tính dân tộc” vì thế đ- ợc thể hiện rất rõ trong thơ Xuân Diệu sau năm 1945. Khi ở tuổi ngoài sáu mơi, Xuân Diệu đã nói một cách tổng hợp về cuộc đời làm thơ và quan niệm về thơ của ông: “Tôi muốn nói rằng tôi là cũ và tôi là hiện đại, và cả hai phơng pháp sáng tác, hai “hồn thơ”, hai giai đoạn lịch sử của nớc tôi hoà lẫn trong tôi Tôi…

không chút nào từ bỏ các sáng tác về trớc của mình Tôi tìm thấy một hạnh…

phúc, giàu có hơn, trọn vẹn hơn, sáng tạo hơn trong khi ở với cha tôi là nhân dân và mẹ tôi là Tổ quốc”. [8 - 13].

C.Phần kết luận.

Xuân Diệu - một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền văn chơng nớc nhà, đặc biệt là trong lĩnh vực thơ ca. Đi vào tìm hiểu “Tính dân tộc trong văn học qua quan niệm và thơ Xuân Diệu trớc 1945”, khoá luận của chúng tôi có những kết luận nh sau:

Xuân Diệu cho rằng văn chơng Việt Nam phải mang đậm “Tính dân tộc” Việt Nam. “Tính dân tộc” trong văn học không phải là một hiện tợng đứng yên, bất biến mà là một hiện tợng lịch sử có phát triển, biến đổi. Quan niệm của Xuân Diệu về “Tính dân tộc” trong văn học là hoàn toàn đúng đắn và mang tính khoa học.

Từ quan niệm lý thuyết đến sáng tác thực tiễn của Xuân Diệu là hoàn toàn nhất quán. Cái cần giữ của tinh hoa truyền thống thì phải giữ; cái cần bồi bổ sáng tạo cho phong phú thêm “Tính dân tộc” cũng đã đợc Xuân Diệu thực hiện trong sáng tác. Vì vậy đi vào thơ Xuân Diệu ta bắt gặp một tâm hồn Việt Nam với những nét tiêu biểu cho linh hồn, nòi giống, một cấu trúc thơ Việt Nam theo xu hớng mới của thời đại.

Quan niệm của Xuân Diệu về “Tính dân tộc” trong văn học có ý nghĩa đ- ơng đại vô cùng to lớn. Nớc ta đang ở thời kì mở cửa, hội nhập v khẳng định tênà

tuổi của mình trên thế giới. Vì thế không nhân cơ hội này để phát triển thì nớc ta sẽ mãi mãi hèn kém, lạc hậu về nhiều mặt trong đó có văn học. Nhng hội nhập không đúng thì chúng ta sẽ bị tha hoá, đánh mất đi cái bản sắc của mình. Đây là một thách thức lớn cho nền văn học nớc ta.

Trong hoàn cảnh đó, quan niệm và sánh tác của Xuân Diệu trở thành bài học sâu sắc và hiệu quả cho giới sáng tác và phê bình đơng đại để tiếp tục làm giàu có thêm phạm trù “Tính dân tộc” và bảo vệ đến cùng “Tính dân tộc” trong văn học. Điều đó đã thể hiện tài năng và bản lĩnh thi sĩ trớc những biến động của thời đại.

Chỉ những ai có lập trờng tiến bộ và ý thức trau dồi bản lĩnh dân tộc thì mới có đợc sự sáng tạo đích thực trong văn học, góp phần thúc đẩy sự phát triển văn

học nớc nhà theo chiều hớng đúng đắn. Quan niệm của Xuân Diệu phù hợp với chủ trơng của Đảng ta về xây dựng “một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Với những đóng góp của mình, Xuân Diệu tất yếu phải có một vị trí xứng đáng, trang trọng trong nền văn học Việt Nam “một cây nằm xuống cả khoảng trời trống vắng” (Hà Xuân Trờng).

Th mục tham khảo.

1. Thành Duy, Về tính dân tộc trong văn học, NXB Khoa học xã hội,1982.

2. Hoài Thanh - Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB văn học, 2006. 3. Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên, Tuyển tập phê bình văn học Việt Nam

(Tập 4), NXB VHHN, 1997.

4. Trần Đình Sử, Phơng Lựu, Nguyễn Xuân Nam, Lí luận văn học (tập 1), NXBGD, 1987.

5. Huy Cận, Hà Minh Đức, Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thơ ca, NXBGD, 1997.

6. Hà Minh Đức, Một thời đại trong thi ca, NXBKHXHHN, 1997.

7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, NXBGD, 1992.

8. Lu Khánh Thơ (chủ biên), Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm, NXBGD, 2001.

9. Nguyễn Bao (biên soạn), Toàn tập Xuân Diệu (tập 1), NXBVH, 2001. 10. Nguyễn Bao, Toàn tập Xuân Diệu, tập 5, NXBVH,2001.

11. Nguyễn Bao, Toàn tập Xuân Diệu, tập 6, NXBVH, 2001.

12. Mã Giang Lân, Thơ Xuân Diệu và những lời bình, NXBVHTT, 2003. 13. Phan Cự Đệ, Văn học lãng nạm Việt Nam (1930_1945), NXBVH,

2002.

14. Tuyển tập Tản Đà, NXBVHHN, 1986. 15. Xuân Diệu, Thơ thơ và Gửi hơng cho gió. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16. Soạn giả: Giáo s Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXBVHTT.

17. Nhà xuất bản giáo dục, Sách văn học 11, chỉnh lí hợp nhất năm 2000. 18. Lê Hữu Nguyên, Xuân Diệu thơ và đời, NXBVH, 2004.

Một phần của tài liệu Tính dân tộc trong văn học qua quan niệm và thơ xuân diệu trước 1945 (Trang 58 - 62)