Tài đấu tranh xã hội

Một phần của tài liệu Đóng góp của trương tửu trong lĩnh vực sáng tác văn học (Trang 34 - 38)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2.tài đấu tranh xã hội

Mặc dù không phải là một ngời sớm giác ngộ tinh thần vô sản nh Tố Hữu để viết nên những tác phẩm trực tiếp kêu gọi, cổ vũ đấu tranh, nhng từ sớm, Trơng Tửu, trong các tác phẩm của mình rất có ý thức miêu tả những vấn đề của cuộc đấu tranh xã hội. Có thể thấy khát vọng về một sự cải tạo, một sự thay đổi là điều vẫn hằng ấp ủ trong t tởng của nhà văn. Trong lời mở đầu

Thanh niên S.O.S, ông đã viết: “- Chỉ nên kết án xã hội

Kết án xã hội vì nó gây dựng nên một nền tảng kinh tế không tổ chức Kết án xã hội vì nó dung túng các sự bóc lột, áp chế, bất công, chênh lệch Kết án xã hội vì nó đầu độc cá nhân.

Kết án xã hội để chứng thực cho sự phá sản gần đến của nó. Kết án xã hội để phá đổ nó đi.

- Phải làm lại xã hội.

Làm lại nó theo chủ nghĩa xã hội

Chỉ có thế mới giải quyết đợc vấn đề thanh niên trụy lạc” [49, 37-38]. Nh vậy rõ ràng t tởng đấu tranh của Trơng Tửu là có thật. Thậm chí trong câu cuối cùng của đoạn vừa dẫn trên, nhà văn đã đề cập đến một tinh thần xã hội chủ nghĩa. Trong văn xuôi của nhà văn, ta thấy ông cũng dành nhiều tâm huyết cho đề tài đấu tranh xã hội. Nếu đọc kĩ các tác phẩm của ông, chúng ta có thể thấy hầu khắp, tuy sắc độ đậm nhạt, công khai hay chìm ẩn có khác nhau nhất định, đều mang chứa tinh thần đấu tranh này, khi thì bộc lộ trong ý đồ của tác giả, khi trong suy nghĩ, hành động của nhân vật, của các tình huống, thậm chí có khi đợc trình bày bằng chính lời “giáo đầu” tha thiết của tác giả nh trong Thanh niên S.O.S. Với các tác phẩm nh Khi ngời ta đói, Trái tim nổi loạn, Một kiếp đọa đày… cuộc đấu tranh xã hội đợc thể hiện trong quá trình hành xử của nhân vật, và kể cả trong các tác phẩm viết về đề tài lịch sử, dờng nh cũng bày tỏ một thái độ nhất định của tác giả về câu chuyện đấu tranh xã hội.

Với đề tài đấu tranh xã hội, nội dung mà ngòi bút Trơng Tửu thờng h- ớng đến cũng là các vấn đề mà các nhà văn hiện thực hay lãng mạn trớc 1945 đã hoặc sẽ lựa chọn. Đó là cuộc đấu tranh giữa các thành phần trong xã hội, kẻ giàu, ngời nghèo, kẻ thống trị và ngời bị trị, là đấu tranh chống lễ giáo, tiếng nói hớng đến khát vọng giải phóng cá nhân, giải phóng những “trái tim nổi loạn” (tên một tác phẩm của nhà văn), là cuộc xung đột cũ, mới. Và có một điều Trơng Tửu đã tỏ ra là ngời đi trớc khi ông mạnh dạn đề cập đến con đờng đấu tranh vì một lí tởng, một khát vọng đẹp để thay đổi xã hội (Một chiến sĩ).

Khi đề cập đến những vấn đề về thân phận con ngời, Trơng Tửu chú ý đến những khổ nhục mà họ mắc phải. Tuy nhiên, nhà văn luôn nỗ lực để tiếng nói của mình không rơi vào ủy mị, để những nhân vật đau khổ của ông không trở nên đớn hèn, nên ông nhiều khi không ngần ngại cấp cho nhân vật một tâm hồn trong thiện, một tính cách cơng cờng. Thiện trong Khi ngời ta đói là nh vậy. Mặc dù đói rách đến cơm không có ăn, không nuôi nổi mẹ và em, nhiều khi phải tồn tại bằng sự cu mang của ngời yêu mình, nhng anh không vì thế

mà trở nên đớn hèn. Anh luôn luôn bày tỏ thái độ phản kháng đối với tầng lớp giàu có. Đánh nhau với tay chân của Cử Mùi, rồi đánh nhau với Cử Mùi ngay trớc chỗ nhà thuê trọ, rồi đánh nhau với một cậu tú trên cầu Thê Húc để bảo vệ ngời yêu, vào khám hết lần này lợt khác nhng chàng vẫn không nản tinh thần tranh đấu. Và cho đến phút cuối cùng khi tác phẩm khép lại, ngời đọc vẫn đợc chứng kiến lần cuối cùng hành động phản kháng của Thiện. Một nhân vật khác trong Khi ngời ta đói là Kiệt, bạn của Thiện dù cũng là một ngời mang trong mình phẩm chất vừa anh hùng vừa thổ phỉ, nhng sẵn sang đánh bạt cả những thanh niên giàu có để cứu một cậu bé lu manh với một ý nghĩ lơng thiện và hồn nhiên (nhng phía trong lại là logic rất thuyết phục của tác giả). Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn rất cố công xây dựng đoạn đối thoại sau đây:

“Giữa lúc ấy, trong đám đông, một ngời lực lợng, đội cát két kín mi mắt, mặc bộ quần áo vàng, lách ngời xem, đến túm lấy phu - la “anh chàng bạn” kia, bình tĩnh hỏi:

- Ông có quyền gì đánh nó?

Anh chàng quấn phu-la trừng mắt, trả lời gọn lỏn: - Nó ăn cắp.

- Nó ăn cắp cái gì của ông?

- Nó ăn cắp đèn xe đạp của bạn tôi. - Thế việc gì đến ông mà đánh nó?

Anh chàng quấn phu-la vừa gỡ tay kẻ đối khẩu ra, vừa sừng sộ: - Ông là ai mà ông hỏi đợc tôi?

Ngời đội cát két cời gằn.

Ông hỏi tôi là ai phải không? Tôi là một ngời qua đờng thấy đám đông đứng lại xem.

Rồi ngời ấy nói tiếp ngay, mai mỉa:

- Tôi còn là một ngời chỉ mặc quần áo vàng, không có ba-đờ-xuy, không có phu-la nh ông. Nhng tôi khác ở chỗ tôi không vô nhân đạo nh ông bỗng dng đánh tàn nhẫn một đứa trẻ.

Ngời mất đèn thấy bạn bị hỏi liền sấn đến trả lời: - Không phải bỗng dng mà ngời ta đánh. Nó ăn cắp.

Ngời đội cát két buông anh chàng quấn phu-la, quay lại ngời vừa nói, c- ời gằn một lần nữa:

Nó ăn cắp! Tôi cũng biết là nó ăn cắp. Nhng ông có biết tại sao nó ăn cắp không? Nó nghèo, nó đói nên nó ăn cắp ông biết cha. Con ông, em ông, cháu ông, hoặc giả nói ngay đến ông nữa, nếu ông đói nh nó, khổ nh nó, thì ông cũng ăn cắp nh nó thôi. Sao ông không biết thơng một kẻ khốn cùng. Một chiếc đèn xe đạp vài hào chỉ, ông đã lấy lại đợc rồi mà ông còn đánh nó đổ máu mồm máu mũi ra.

Rồi ngời ấy đặt hai nắm tay lên hai bên sờn, nói nh quát:

- Tất cả những ai vừa đánh thằng bé này đều là những đứa khốn nạn hèn mạt” [49, 426-427], (những đoạn in nghiêng là nhấn mạnh của tác giả luận văn). Một đọan đối thoại nh thế có thể thấy chân dung một con ngời, một khát vọng đấu tranh cho cái thiện, dẫu cái thiện ấy, trong hoàn cảnh cụ thể ấy cha hẳn là lẽ phải. Đấy là một tấm lòng biết đấu tranh bênh vực ngời nghèo khổ với một lòng thơng yêu, tình thông cảm. Chính tấm lòng ấy, nếu nhân lên, sẽ làm nên những cuộc cách mạng long trời lở đất. Đó cũng chính là khát vọng đấu tranh để thay đổi một cái gì đó. Có Kiệt, và thêm cả Mĩ, rõ ràng Thiện không cô đơn trong cuộc đời và trong cuộc đấu tranh chống lại cái ác. Một điểm cần phải nói thêm là mặc dù nhận vật Kiệt ít xuất hiện hơn, nhng qua những lần xuất hiện, gặp gỡ hiếm hoi với Thiện, chỉ vài nét chấm phá, Trơng Tửu đã xây dựng đợc ở họ mối quan hệ đồng cảm, một liên minh trong cuộc đấu tranh chống lại áp bức, bất công.

Nội dung thứ hai của cuộc đấu tranh xã hội trong văn xuôi Trơng Tửu là cuộc đấu tranh chống lễ giáo, của cái mới chống lại cái cũ, là đấu tranh đòi quyền sống, quyền hạnh phúc. Đấy là cuộc đấu tranh của Thúy, Thông trong

Trái tim nổi loạn, của nhân vật xng tôi và Nguyệt Minh trong Tôi nguyền rủa mãi ngời cha ấy, của Hiền trong Một chiến sĩ…Các nhân vật ở đây thờng luôn có ý thức vơn đến khát vọng đợc vợt thoát khỏi vòng lễ giáo để đợc sống trong

tình yêu, hạnh phúc do chính họ tạo nên, dẫu khát vọng ấy, đặt trong tình hình tự do quá ngỡng, lại trở thành bi kịch, dẫu khát vọng ấy không cho họ một sự bảo hiểm. Thông và Thúy trong Trái tim nổi loạn đã phải nhận một kết cục thật bi thơng. Đấy là trả giá cho những ảo tởng của Thông về một tình yêu đẹp, và là kết quả của việc Thúy phản ứng lại ngời lớn về chuyện hôn nhân, hay ý định trả thù của nàng với những gì nàng đã trải. Kết cục của họ có thể đợc bàn vào một dịp khác, nhng ở đây, hãy thừa nhận rằng, đôi trai gái ấy, nhất là ngời con trai đã can đảm hi sinh hết tất cả để đợc sống là mình. Chàng đã phải hi sinh tơng lai phía trớc, từ bỏ tấm lòng hiếu thảo vô cùng với mẹ cha, bỏ lại một mái nhà mà chàng vô cùng yêu dấu, nơi có những ngời thân luôn rộng vòng che chở.

Tuy nhiên, cam go nhất trong cuộc đấu tranh ấy có lẽ là cuộc đấu tranh của con ngời với chính mình. Một nét độc đáo của Trơng Tửu trong văn xuôi là ông đã nói về cuộc xung đột trong tinh thần xã hội bằng cách đặt các nội dung ấy vào trong số phận, tình thế của một nhân vật nào đó để thể hiện. Nhiều nhân vật của nhà văn thờng sống trong hai nửa, một nửa cái cũ, một nửa cái mới, một nửa là của mình và một nửa ngoài thân. Cuộc đấu tranh rõ nhất trong kiểu thể hiện này là cuộc đấu tranh giữa t tởng yếm thế cầu an với t tởng cách mạng, giữa cái mới và cái cũ, t tởng chịu số phận an bài và t tởng dấn thân trong Hiền – nhân vật trung tâm của Một chiến sĩ. Bên cạnh Hiền là ng- ời yêu của chàng - Nh Lan và ông bà Hàn, bố mẹ của Nh Lan. Vợt qua các tình huống hồi hộp, dai dẳng trong tác phẩm, cuối cùng ngời đọc có thể thở phào vì tất cả các nhân vật đều vợt qua đợc cái ngỡng của sự ích kỉ tầm thờng của đời sống cá nhân để hi sinh cho một cái gì đó cao cả hơn, cho cộng đồng, cho lí tởng.

Một phần của tài liệu Đóng góp của trương tửu trong lĩnh vực sáng tác văn học (Trang 34 - 38)