Xây dựng 3 phương án thử nghiệm:
Phương án 1:
Mục đích thử nghiệm:
Kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của việc thực hiện kĩ năng trong nhóm 1: “ Kĩ năng tự học để chuẩn bị lên lớp, tiếp thu bài mới”. Cụ thể là kiểm tra kĩ năng tự đọc sách của học sinh.
Nội dung thử nghiệm:
Rèn luyện kĩ năng tự đọc sách của học sinh. Cụ thể: giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tự đọc bài “ Khoảng cách ”, mục 3. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau. Yêu cầu học sinh tìm hiểu về định nghĩa và cách tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau.
Yêu cầu:
Học sinh phải nắm được:
- Tồn tại và duy nhất đường thẳng c cắt và vuông góc với hai đường thẳng chéo nhau a và b, đường thẳng c là đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau a và b.
- Các cách tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau a và b.
Cách thực hiện: giao nhiệm vụ trên cho tất cả các học sinh của lớp 11A2
cách”. Khi học bài mới, giáo viên đặt câu hỏi kiểm tra việc tự đọc sách của các em.
Phương án 2:
Mục tiêu: Kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả của việc rèn luyện các kĩ năng
trong nhóm 2: “ Kĩ năng học bài ở nhà”, chúng tôi yêu cầu học sinh thực hiện tìm cách diễn đạt khái niệm khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau theo các cách khác nhau.
Nội dung: Yêu cầu học sinh giải bài toán sau bằng nhiều cách:
“Cho hình chóp SABCD có SA ⊥ (ABCD) và SA=2. Đáy ABCD là hình chữ nhật AB=1, BC=3. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AC và SD.”
Cách thực hiện: Từ cách xác định đường vuông góc chung của hai đường
thẳng chéo nhau suy ra mối quan hệ giữa khái niệm khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau và các khoảng cách đã học: Khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song, khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song,…Dựa vào hoạt động đó tìm các cách giải của bài toán.
Phương án 3:
Mục tiêu: Kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả của việc rèn luyện các kĩ năng
của nhóm 3: “ Kĩ năng phát hiện, tìm tòi cái mới”, thực hiện hoạt động tổng quát hoá bài toán.
Nội dung: Kiểm tra kĩ năng tổng quát hoá một bài toán bằng cách: ra 2 bài tập:
Bài toán 1: Cho tứ diện vuông OABC (vuông tại O).Chứng minh rằng hình chiếu của đỉnh O lên mặt phẳng (ABC) là trực tâm tam giác ABC.
Bài toán 2: Chứng minh rằng trong một tứ diện đều, hình chiếu của một đỉnh lên mặt đối diện là trực tâm tam giác của mặt đó.
Yêu cầu : - Giải 2 bài toán trên,
- Phát biểu và giải bài toán tổng quát của 2 bài toán trên.
Cách thực hiện: Giao làm bài tập về nhà.