Kết quả kiểm tra

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số kỹ năng tự học cho học sinh nhằm tăng cường một bước nắm vững kiến thức và tập duyệt tìm tòi kiến thức mới (Trang 86 - 90)

Trong đợt thử nghiệm chúng tôi kiểm tra 1 bài:

Đề bài: (1 tiết)

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và D, AB= 2a, AD = DC = a; cạnh bên SA vuông góc với mặt đáy, SA = 2a. Gọi E là trung điểm của SA. Xét mặt phẳng (P) đi qua điểm E và song song với AB cắt các cạnh SB, BC, AD lần lượt tại M, N, F.

a) Thiết diện của hình chóp S.ABCD cắt bởi (P) là hình gì? b) Tính diện tích thiết diện nói trên theo a và x, với x= AF. c) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AC và SD.

Mục đích:

Câu a) : Kiểm tra kĩ năng hệ thống hoá kiến thức: tìm giao tuyến của 2 mặt phẳng, tính chất quan hệ song song, quan hệ vuông góc trong không gian. Chú ý các vị trí đặc biệt của các điểm M, N, F.

Câu c) : Kiểm tra kĩ năng tìm cách diễn đạt khái niệm theo các cách khác nhau, thay đổi hình thức bài toán để tìm cách giải mới.

Thang điểm: Câu a) (3 điểm), Câu b) (3 điểm), Câu c) (4 điểm).

Kết quả bài kiểm tra như sau:

Điểm

Lớp 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng số bài

Thực nghiệm 1 2 2 9 13 11 6 3 47

Đối chứng 4 2 7 10 9 7 3 0 42

Lớp thực nghiệm có: 44/47 (93,62%) đạt điểm trung bình trở lên, trong đó có 33/47 (70,21%) đạt điểm khá giỏi (điểm từ 7 trở lên). Có 3 học sinh đạt điểm tuyệt đối, 6 học sinh đạt điểm 9.

Lớp đối chứng có: 36/42 (85,71%) đạt điểm trung bình trở lên, trong đó có 19/42 (45,23%) đạt điểm khá giỏi. Không có học sinh đạt điểm tuyệt đối. Có 3 học sinh đạt điểm 9.

Chứng tỏ kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn kết quả học tập của lớp đối chứng.

Như vậy, việc rèn luyện các kĩ năng tự học cho học sinh là việc làm cần thiết hiện nay trong việc đổi mới phương pháp dạy và học. Góp phần nắm vững kiến thức, tìm tòi kiến thức mới cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học.

Kết luận chương III:

Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm tại trường THPT Nghi Lộc III trong thời gian 8 tuần với một số nội dung trong chương 2, có thể rút ra một số kết luận sau:

Các tiết dạy thử nghiệm cho thấy học sinh hứng thú với các hoạt động nhằm rèn luyện các kĩ năng tự học. Học sinh nắm chắc bài ngay tại lớp, tạo điều kiện để học sinh về nhà tìm tòi kiến thức mới.

Từ kết quả thống kê điểm số của bài kiểm tra của hai lớp đối chứng và thực nghiệm cho thấy kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn kết quả học tập của lớp đối chứng. Kết quả thử nghiệm cho thấy việc rèn luyện các kĩ năng tự học đã xác định có tính khả thi và hiệu quả, giả thuyết khoa học chấp nhận được.

KẾT LUẬN

Quá trình nghiên cứu đề tài “Rèn luyện một số kĩ năng tự học cho học sinh

nhằm tăng cường một bước nắm vững kiến thức và tập duyệt tìm tòi kiến thức mới” (thể hiện qua dạy học chủ đề hình học không gian ở trường THPT).” đã thu được một số kết quả sau:

1. Làm sáng tỏ một số khái niệm: tự học và kĩ năng tự học.

2. Đã xác định và bồi dưỡng được 3 nhóm kĩ năng tự học gồm các kĩ năng cụ thể và phương thức tổ chức rèn luyện các kĩ năng đó.

Nhóm 1:Kĩ năng tự học để chuẩn bị lên lớp, tiếp thu bài mới. Nhóm 2:Kĩ năng học bài ở nhà.

Nhóm 3:Kĩ năng phát hiện, tìm tòi cái mới.

3. Đã tiến hành thử nghiệm các kĩ năng đề ra theo 3 phương án cụ thể và đã tiến hành đánh giá định lượng, định tính để bước đầu làm sáng tỏ tính khả thi và tính hiệu quả của đề tài.

4. Qua kiểm tra thử nghiệm cho thấy có thể rèn luyện các khả năng tự học trong dạy học, đem lại kết học tập cao cho học sinh.

5. Luận văn có thể xem là một tài liệu tham khảo cho giáo viên Toán THPT và sinh viên sư phạm ngành Toán

Từ những kết quả trên cho phép xác nhận rằng: Giả thuyết khoa học của luận văn là chấp nhận được, có tính hiệu quả và mục đích nghiên cứu đã hoàn thành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Cao Văn Bá (2004), Xây dựng một số biện pháp sư phạm nhằm khai thác tiềm

năng SGK theo định hướng bồi dưỡng học sinh khá, giỏi trong dạy học các tình huống điển hình của hình học 11 trường THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục

học, Đại học Vinh.

[2] Hoàng Chúng (1978), Phương pháp dạy học toán học, NXB Giáo dục.

[3] Văn Như Cương (chủ biên), Phạm Khắc Ban, Tạ Mân (2008), Bài tập hình học 11 nâng cao, NXB Giáo dục.

[4] Lê Hiển Dương (2006), Hình thành và phát triển năng lực tự học cho sinh viên

ngành toán hệ cao đẳng sư phạm, Luận án tiến sĩ giáo duc, Đại học Vinh.

[5] Phan Xuân Hoài (2002), Rèn luyện một số năng lực tư duy độc lập cho học sinh

thông qua dạy học một số dạng bài toán hình học không gian ở trường THPT,

Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Vinh.

[6] Phạm Văn Hoàn, Nguyễn Gia Cốc, Trần Thúc Trình (1981), Giáo dục học môn

toán, NXB Giáo dục.

[7] Nguyễn Thái Hoè (1998), Rèn luyện tư duy qua việc giải bài tập toán, NXB Giáo dục.

[8] Nguyễn Bá Kim (2004), Phương pháp dạy học môn toán, NXB Đại học sư phạm.

[9] Nguyễn Bá Kim, Đinh Nho Chương, Nguyễn Mạnh Cảng, Vũ Dương Thuỵ, Nguyễn Văn Thường (1994), Phương pháp dạy học môn toán -Phần hai: Dạy

học những nội dung cơ bản, NXB Giáo dục.

[10] Đoàn Quỳnh (tổng chủ biên), Văn Như Cương(chủ biên), Phạm Khắc Ban, Tạ Mân (2007), Hình học 11 nâng cao, NXB Giáo dục.

[11] Đoàn Quỳnh (tổng chủ biên), Văn Như Cương(chủ biên), Phạm Khắc Ban, Lê Huy Hùng, Tạ Mân (2009), Hình học 12 nâng cao, NXB Giáo dục.

[12] Trần Thị Huyền Sương (2009), Một số giải pháp rèn luyện hoạt động tự học

toán cho học sinh thông qua việc tiếp cận quan điểm kiến tạo (thể hiện qua dạy học toán lớp 10- THPT), Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học Huế.

[13] Đào Tam (2007), Phương pháp dạy học hình học, NXB Đại học sư phạm.

[14] Đào Tam, Lê Hiển Dương (2008), Tiếp cận các phương pháp dạy học không

truyền thống trong dạy học toán ở trường đại học và trường phổ thông, NXB

Đại học sư phạm.

[15] Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Vũ Văn Tảo, Nguyễn Kỳ, Bùi Tường (1997),

Quá trình dạy - tự học, NXB Giáo dục.

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số kỹ năng tự học cho học sinh nhằm tăng cường một bước nắm vững kiến thức và tập duyệt tìm tòi kiến thức mới (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w