Sự thể hiện của cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Khoa Điềm

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ nguyễn khoa điềm (Trang 71 - 83)

3.1.1. Khái niệm về cái tôi trữ tình

Từ xa đến nay, sáng tạo thơ ca vẫn đợc xem là một nhu cầu tự biểu hiện, một sự thôi thúc từ bên trong nhiều khi mãnh liệt, dồn dập do sự tác động của đời sống gây nên. Vấn đề chủ thể trong thơ là cái tôi trữ tình có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Có thể nói vị trí của cái tôi trữ tình trong thơ, giới hạn của nó, mối liên hệ giữa khách thể và chủ thể luôn đặt ra trong thơ qua những thời đại khác nhau những câu hỏi cần đợc giải quyết.

"Về khái niệm cái tôi trữ tình, vẫn tồn tại hai cách hiểu, theo nghĩa hẹp, cái tôi trữ tình là hình tợng cái tôi - cá nhân cụ thể, cái tôi - tác giả - tiểu sử với những nét rất riêng t, là một loại nhân vật trữ tình đặc biệt khi tác giả miêu tả, kể chuyện, biểu hiện về chính mình. Do vậy, nhiều công trình lý luận đã bỏ qua, không luận giải sâu khái niệm này. Theo nghĩa rộng, cái tôi trữ tình là nội dung, đối tợng, phẩm chất của trữ tình. Quan điểm này hiểu cái tôi trữ tình nh một khái niệm phổ quát của trữ tình, phân biệt trữ tình với các thể loại khác" [28, 21].

Cái tôi trữ tình là biểu hiện tập trung của tính chủ quan trong thơ trữ tình. Nếu nh trong cuộc sống hằng ngày, mọi hành vi hoạt động của con ngời luôn là kết quả của sự định hớng và chi phối của cái tôi thì trong nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật với t cách là sản phẩm của hoạt động nghệ thuật cũng là kết qủa của cái tôi nghệ thuật, một hình thức khác của cái tôi đời sống. Tuỳ theo đặc thù, tính chất của từng loại hình nghệ thuật mà cái tôi nghệ thuật này bộc lộ một

cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong tác phẩm tự sự, cái tôi nghệ thuật bộc lộ gián tiếp qua những hình tợng khách quan, còn trong tác phẩm trữ tình nó bộc lộ một cách trực tiếp. Cái tôi trữ tình là một giá trị cụ thể của cái tôi nghệ thuật. Trữ tình là sự trình bày trực tiếp cái tôi nghệ thuật ấy. Cái tôi trữ tình là thế giới chủ quan, thế giới tinh thần của con ngời đợc thể hiện trong tác phẩm trữ tình bằng các phơng tiện của thơ trữ tình.

Nhà phê bình Hoài Thanh trong bài "Một thời đại trong thi ca" đã ca ngợi cái tôi cá nhân nh một phát kiến mới, mở đờng và chính thức tuyên bố sự tồn tại của nó. "Ngày thứ nhất chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thật bỡ…

ngỡ, nó nh lạc loài nơi đất khách. Bởi nó mang một quan niệm cha từng có ở xứ này: Quan niệm cá nhân". Chính bài viết của Hoài Thanh đã chỉ ra một điều quan trọng rằng cái mới của các nhà thơ mới là đã dám xem cái tôi cá nhân nh là đối tợng phản ánh nghệ thuật, vừa là chủ thể sáng tạo nghệ thuật.

Rõ ràng cái tôi trữ tình vừa là một cách thế nhìn và cảm nhận thế giới

của chủ thể, lại vừa chính là một điểm nhìn nghệ thuật của chủ thể. Đồng thời

cái tôi trữ tình cũng đóng vai trò sáng tạo, tổ chức các phơng tiện nghệ thuật (thể thơ, hình tợng, vần, nhịp ) để vật chất hoá thế giới tinh thần thành một…

hình thức văn bản trữ tình.

Nh vậy "cái tôi trữ tình đó là sự thể hiện một cách nhận thức và cảm

xúc đối với thế giới và con ngời thông qua lăng kính cá nhân của chủ thể và thông qua việc tổ chức các phơng tiện của chủ thể trữ tình, tạo ra một thế giới tinh thần riêng biệt, độc đáo mang tính thẩm mỹ, nhằm truyền đạt năng lợng tinh thần đến ngời đọc" [2, 17].

3.1.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Khoa Điềm

Nh chúng ta đã biết, cái tôi trữ tình là sự thể hiện bản chất cá nhân trong sự cảm thụ trữ tình đối với đời sống. Nhiều nhà nghiên cứu, lý luận đã chỉ ra rằng: Cái tôi trữ tình là sự chiêm nghiệm cảm xúc đời sống của một cá nhân con ngời. Con ngời ấy với t cách thi sĩ, nhìn và cảm nhận thế giới hiện thực, tạo ra một thế giới trữ tình thông qua ngôn ngữ và các hình thức nghệ thuật thơ. Cái tôi trữ tình trở thành hệ quy chiếu thẩm mỹ đặc biệt mang tính chủ quan, chuyển đổi hiện thực khách thể thành hiện thực của chủ thể, mang đậm dấu ấn cá nhân nh một hiện tợng độc đáo, duy nhất, không lặp lại.

Trong nền thơ Việt Nam, những nhà thơ lớn đều có một cái tôi trữ tình giàu có. Nguyễn Du rất trữ tình và cũng rất hiện thực, vừa giàu tiếng nói yêu th- ơng, vừa nhiều sức tố cáo, vừa từng trải hiểu đời lại vẫn trẻ trung tơi mới. Rồi đến Nguyễn Khuyến, Tú Xơng, Nguyễn Đình Chiểu cũng đã để lại một cái…

tôi trữ tình đậm nét trong thơ ca. Sau này đến Tố Hữu - nhà thơ - nhà cách mạng lớn của Việt Nam đã thể hiện một cái tôi trữ tình bao giờ cũng chân thực, đằm thắm nhiều khi cả với những cái non tơ, trong sáng của cuộc đời:

" Tiếng ai cời vậy trong lành

A con chim hót rung cành dâu tơ". Cho đến những tình cảm lớn lao của dân tộc:

"Ôi miền Nam, vì sao mỗi lúc Mây chiều xa bay gục cánh chim

Đêm khuya một tiếng bầu tiếng trúc Một câu hò.. cũng động trong tim".

Và cái tôi trữ tình của Tố Hữu khác với cái tôi trữ tình của Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông khác với Huy Cận, Xuân Diệu khác với Nguyễn Đình Thi. Chính cái khác nhau của những cái tôi trữ tình góp phần quyết định tạo nên những tiếng nói thơ khác nhau, tạo dấu ấn riêng cho từng phong cách trữ tình.

Một cái tôi trữ tình phong phú vẫn đợc xem nh là một hòn đá nam châm nhạy bén luôn biết hút về phía mình sự giàu có của cuộc đời, là một viên kim c- ơng nhiều mặt, mỗi mặt đều lấp lánh một thứ ánh sáng khác nhau. "Một cái tôi trữ tình phong phú cũng là một cái tôi luôn biết hồi sinh, chín lại trên mỗi chặng đờng. Quá trình phát triển của đời sống thơ ca luôn có hiện tợng tắt đi và hồi sinh của nhiều tiếng nói thơ ca có những tiếng thơ tắt đi từ giữa quá trình…

sáng tác và không bao giờ hồi sinh lại. Đấy là khi nguồn mạch bên trong đã khô cạn hẳn. Có những tiếng thơ trở nên xa cũ hoặc bị tắt đi trong một thời gian nào đó, nhng sức sống bên trong của tâm hồn thơ vẫn còn âm ỉ, và đến một lúc nào đó với sức tác động mạnh mẽ của bên ngoài, tâm hồn thơ lại hồi sinh, chín lại trong thực tế mới" [10, 112]. ở những nhà thơ cách mạng do luôn có ý thức rèn luyện mình, nâng cao phẩm chất đạo đức và sự trong sáng của tâm hồn, luôn hoà mình trong thực tế đấu tranh cánh mạng, lấy sự phong phú của đời sống

làm nguồn tiếp sức và động viên thờng xuyên. Các nhà thơ cách mạng luôn đứng trong những sự kiện lớn lao của đất nớc với t thế dân tộc, thời đại, giai cấp. Các nhà thơ hiện diện trong trách nhiệm với cuộc đời hiện tại và niềm tin vào tơng lai. Vị trí chủ yếu của con ngời trữ tình là vị trí của cái tôi xã hội, cái tôi công dân nên mang một sinh khí mới mẻ, mạnh mẽ và kiêu hãnh. Đây là giai đoạn các nhà thơ tuyên bố rời bỏ cái tôi cá nhân để cái riêng t hoà lẫn cái chung. Đó chính là những nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với quá trình sáng tạo thơ ca. Nhà thơ, đời thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình là một khối thống nhất chi phối và hỗ trợ cho nhau phát triển.

Trong khói lửa của cuộc chiến tranh chống Mỹ, mỗi nhà thơ có sự cảm nhận và thể hiện khác nhau theo cá tính, phong cách riêng biệt của mình, cùng với Nguyễn Mỹ, Bằng Việt, Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Vũ Quần Phơng, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh... Nguyễn Khoa Điềm đã góp phần làm nên diện mạo thơ chống Mỹ, làm nên một kiểu cái tôi trữ tình riêng - cái tôi thế hệ đóng vai trò chủ thể. Đó là cái tôi tuổi trẻ, cái tôi ngời lính thể hiện cách nhìn, cách cảm riêng của một lứa tuổi trẻ gánh trên vai thử thách nặng nề nhất của cuộc chiến tranh, với những gian lao, thử thách mà họ nếm trải đến tận cùng xơng thịt. Bằng cách ấy, thơ Nguyễn Khoa Điềm đã hớng vào khám phá, phát hiện thế hệ mình, đồng thời hớng ra ngoài khám phá, phát hiện nhân dân, Tổ quốc thông qua kinh nghiệm, trải nghiệm riêng của nhà thơ.

3.1.2.1. Cái tôi trữ tình và ý thức hệ trong chiến tranh

Cũng nh những nhà thơ trong phong trào thơ chống Mỹ nói chung, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện rõ trong thơ một cái tôi trữ tình mang trong mình một trách nhiệm công dân cao cả, với ý thức lớn lao của cả thế hệ trẻ trong chiến tranh. Cái tôi ở đây hoà chung với cái ta và luôn nhận ra trách nhiệm của mình, của thế hệ trẻ trong dòng chảy của đất nớc. Vì thế cái tôi trữ tình ở đây là tinh thần nhập cuộc, là sự tự ý thức ra vai trò trách nhiệm của mình, của thế hệ mình trong cuộc chiến lớn lao của dân tộc. Dù đứng ở đâu, ta cũng thấy ông nh muốn hoà mình, nhập cuộc để đấu tranh cho Tổ quốc. Cái trăn trở của ông gắn với quê hơng đất nớc, của cả một thế hệ trí thức cách mạng:

Ta xa Ngời thế nớ Những đêm dài trăn trở Ai gọi ta lên đờng?".

(Tiễn bạn cuối mùa đông - Đất ngoại ô)

"Ta" ở đây tự nhận lấy trách nhiệm của mình đối với thành phố yêu thơng và sẵn sàng nhập cuộc khi có tiếng gọi lên đờng. Trớc ông đã có bao nhiêu ng- ời, và sau ông cũng có lớp lớp đồng đội đang ngày đêm mong chờ tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Cái "ta" đã không tách rời với cái ta chung của cộng đồng, nó hoà làm một, làm nên một tầm vóc mới của thế hệ trẻ trong cuộc chiến đầy gian khổ của dân tộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có những lúc ta thấy cái "ta" còn tha thiết, sôi nổi, thể hiện trách nhiệm lớn lao của một ngời con yêu nớc:

" Cho ta làm một trái mù u Lăn theo chân các anh các chị

Những trận xuống đờng, những đêm không ngủ Cùng nhạc ngựa cha ông, cho ta đi nữa

Về giữa phá Tam Giang".

(Con chim thời gian - Đất ngoại ô)

Đó là cảm xúc suy nghĩ chân thành và tha thiết nhất của nhà thơ đối với quê hơng đất nớc mình. Ông đau nỗi đau cùng đất nớc, và sẵn sàng "làm một trái mù u" để theo lớp đàn anh đàn chị đứng vào hàng ngũ chống giặc. ở đây ta có thể thấy rõ bức tranh hiện thực, tâm hồn và tính cách con ngời Việt Nam, đặc biệt là chân dung của thế hệ trẻ cầm súng trong thời đại chống Mỹ. Đây là những dòng thơ chắt lọc ra từ chính tâm hồn tơi trẻ của cả một thế hệ dàn hàng gánh đất nớc trên vai", hay là:

"Xẻ dọc Trờng Sơn đi cứu nớc Mà lòng phơi phới dậy tơng lai".

Những vần thơ mà họ phải đánh đổi bằng chính cuộc đời mình. Đó là những vần thơ có ích cho dân tộc, có ích cho cuộc sống. Mang khát vọng chân chính mãnh liệt của nhân dân, của toàn dân tộc, bằng giọng điệu riêng của thế hệ mình, thế hệ trẻ trong cuộc chiến. Với sức sống căng tràn của tuổi trẻ, tự tin

vào thế hệ của mình nên có lúc Nguyễn Khoa Điềm ý thức rất rõ vai trò của mình và của cả thế hệ trẻ trong những giờ phút trọng đại của lịch sử:

"Mai ta đi. Súng vác, đạn gùi

Ta về giáp ranh, ta tràn xuống biển Trăm bếp lửa, rải đờng ra trận tuyến Có bếp nào không bóng bạn và tôi..."

(Bếp lửa rừng - Đất ngoại ô)

Cái tôi trữ tình ở đây là cái "ta" chung, cái ta của cộng đồng. Nhà thơ đã tự nguyện góp tên mình vào mỗi trận đánh, và ông tin rằng cả thế hệ trẻ nh ông cũng mang trong mình dòng máu nhiệt huyết cho cách mạng, cho dân tộc. "Bạn và tôi" đã vợt ra khỏi khuôn khổ của cái tôi cá nhân để hoà chung với cái ta rộng lớn, đó là ý thức thế hệ, là lẽ sống, là ý tởng cách mạng cao đẹp của thế hệ trẻ trong những năm tháng chiến tranh.

Có những lúc cái tôi trữ tình của nhà thơ bộc lộ một cách giản dị, mộc mạc, nó nh là lời tâm tình, nhắn nhủ với mọi ngời về con đờng mình đã chọn, đó là con đờng cách mạng, là dấn thân theo các thế hệ đi trớc. Con đờng đó có khó khăn, gian khổ, hiểm nguy nhng nó là con đờng duy nhất đúng trớc vận mệnh lịch sử bấy giờ:

"Tôi lại đi đờng này Dù lần đầu mới gặp Đờng cha tôi đánh giặc Đờng bạn tôi giao liên".

(Tôi lại đi đờng này - Đất ngoại ô)

Con đờng mà nhà thơ đã chọn có đầy đủ bóng dáng của ngời cha, của bạn, của em, của cả bà và mẹ. Con đờng đó không hề đơn độc mà trở thành con đờng chung cho mọi thế hệ. Không phải là tôi sẽ đi đờng này mà là "tôi lại đi đờng này", đó là một sự tiếp nối, là sự tự ý thức đợc mình, ý thức đợc cả thế hệ trẻ tr- ớc trách nhiệm lớn lao đối với Tổ quốc.

Rõ ràng cái tôi trữ tình ở đây là cái tôi nhận ra vị trí của mình đối với lịch sử của dân tộc. Đồng thời cũng nhận ra nhiệm vụ của cả thế hệ trẻ- niềm hy vọng lớn lao của Tổ quốc, khi đất nớc có chiến tranh.

Trong tập thơ "Mặt đờng khát vọng", cái tôi trữ tình có lúc thể hiện đầy sôi sục, dồn dập là lời kêu gọi cả thế hệ lên đờng:

"Nào anh chị em ơi, ta hát Ta là bồ câu trắng

Ta là đoá hớng dơng Ta là vừng mây ấm

Ta là ngời biết chết cho quê hơng".

(Xuống đờng - Mặt đờng khát vọng)

Cái tôi trữ tình ở đây đợc hiện diện trong môi trờng lịch sử của đất nớc và dân tộc gánh trên vai sứ mệnh cao cả của cộng đồng, nhân danh cộng đồng mà chiến đấu vì sự sống còn của Tổ quốc.

Cũng nh những nhà thơ trẻ chống Mỹ lúc bấy giờ, trong thơ Nguyễn Khoa Điềm cái tôi riêng t bị lu mờ đi trớc những vấn đề chung của đất nớc, mang ý nghĩa vận mệnh chung của cả cộng đồng. Cái tôi trữ tình ở đây gắn liền với ý thức thế hệ trong chiến tranh, nó tạo nên những nhân vật trữ tình mang đậm tính chất cao cả, những hình ảnh nhân vật và Tổ quốc có sức khái quát cao. Chính điều đó đã tạo ra những mô típ nội dung quen thuộc: tình yêu đẹp nhất là tình yêu quê hơng, đất nớc; hy sinh vì Tổ quốc là cao cả nhất và mang tính vĩnh hằng; cuộc sống của con ngời có ý nghĩa nhất khi hoà mìmh vào dòng thác nhân dân; đờng ra trận là con đờng vui nhất và đẹp nhất...Nguyễn Khoa Điềm nhận thức rõ ràng là không chỉ riêng ông mà cả thế hệ trẻ của ông, những con ngời có tri thức, có lòng yêu nớc đều chung chí hớng vì cuộc đấu tranh của dân tộc. Vì thế cái tôi trữ tình trong thơ ông là đại diện cho cái tôi của cả thế hệ, cái tôi mang tầm vóc và ý nghĩa thời đại.

Trong thực tế, thơ chống Mỹ cũng có những bài thơ bộc lộ mãnh liệt cái tôi trữ tình riêng t, nhất là trong những bài thơ tình yêu. Thơ tình của Xuân Diệu, Tế Hanh, Xuân Quỳnh...nh muốn khẳng định cái tôi riêng t của những con ngời giàu bản lĩnh, muốn khẳng định cá tính, phong cách riêng biệt của mình. Tuy nhiên, đó không phải là xu hớng chính của cả nền thơ chống Mỹ, và cũng không phải là chỗ mạnh, là điểm nổi bật ở chính những nhà thơ đó.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ nguyễn khoa điềm (Trang 71 - 83)