Một số đặc sắc về nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khoa Điềm

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ nguyễn khoa điềm (Trang 83 - 110)

Một trong những lý do khiến thơ Nguyễn Khoa Điềm có đợc những nội dung sâu sắc, có giá trị, truyền cảm đến với ngời đọc là nhờ ở nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật trong thơ đợc tạo nên bằng nhiều yếu tố, nh giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ...những yếu tố này là yếu tố đóng vai trò làm nền tảng chủ yếu để nhận diện phong cách sáng tạo của nhà thơ. Khi khảo sát toàn bộ thơ Nguyễn Khoa Điềm chúng tôi nhận thấy có những yếu tố nổi lên, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên bản sắc, cá tính riêng của nhà thơ. Đó là sự kết hợp nhiều giọng điệu trong thơ, hệ thống hình tợng, và ngôn ngữ mang màu sắc riêng biệt.

3.2.1. Giọng điệu

Trong giáo trình "Dẫn luận thi pháp học", Giáo s Trần Đình Sử đã chỉ ra: "Giọng điệu là một yếu tố đặc trng của hình tợng tác giả trong tác phẩm. Nếu nh trong đời sống ta thờng chỉ nghe giọng nói là nhận ra con ngời thì trong văn

học cũng vậy. Giọng điệu giúp nhận ra tác giả. Có điều giọng điệu ở đây không đơn giản là một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để nhận ra ngời nói, mà là một giọng điệu mang nội dung tình cảm, thái độ ứng xử trớc các hiện tợng đời sống" [32, 108].

Nguyễn Đăng Điệp trong chuyên luận "Giọng điệu trong thơ trữ tình" đã tổng hợp đợc nhiều quan điểm, ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học trong và ngoài nớc xung quanh vấn đề giọng điệu trong tác phẩm văn học, đặc biệt là trong thơ trữ tình. Anh đã nhấn mạnh: "Giọng điệu là sự thể hiện lập tr- ờng xã hội, thái độ, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ, sở trờng ngôn ngữ của tác giả, nó gắn chặt với đối tợng giao tiếp và cách thức tổ chức lời lẽ diễn đạt" [9, 35].

Những nghiên cứu này đã cho ta thấy giọng điệu là một sản phẩm mang tính cá biệt, độc đáo, nó là kết tinh của sự thăng hoa sáng tạo thực sự của ngời nghệ sỹ văn chơng. Giọng điệu vì thế đợc xem nh là một hiện tợng nghệ thuật, là một phơng diện bộc lộ hình tợng tác giả. Hay nói cách khác, hình tợng tác giả, cái nhìn của nhà văn đợc biểu hiện hết sức rõ nét qua giọng điệu.

Qua quá trình nghiên cứu toàn bộ sáng tác thơ của Nguyễn Khoa Điềm, chúng tôi thấy nổi lên một số giọng điệu chủ đạo, thể hiện đợc phong cách, cá tính sáng tạo riêng của nhà thơ, đó là giọng thơ đậm chất chính luận, giọng trữ tình giàu chất sử thi, và giọng triết lý sâu sắc.

3.2.1.1. Giọng chính luận

Nếu nh trớc đây, trong phong trào thơ mới, thơ chủ yếu là tiếng nói tình cảm của cá nhân tác giả, thơ thể hiện những niềm vui, nỗi buồn hết sức riêng t của con ngời, thì trong thơ cách mạng nhất là từ sau năm 1964, thơ đã đi dần vào những vấn đề thời đại, thể hiện đợc chiều sâu của t duy thơ trong giai đoạn mới. Tầm suy nghĩ của thơ chống Mỹ đã khác rất nhiều so với thơ ca của các giai đoạn trớc đó. Nó đã vơn tới chiều sâu khái quát, không phải là những tình cảm hồn nhiên, vô t mà là những suy nghĩ từng trải rất sâu sắc. Đó là thời kỳ của những Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Đức Mậu, Anh Ngọc, Lâm Thị Mỹ Dạ...Và cùng với các nhà thơ đó, thơ của Nguyễn Khoa Điềm cũng mang màu sắc riêng biệt của thơ chống Mỹ, giọng điệu thơ lúc này thiên nhiều về chính luận. Nó đã thể hiện một bớc phát triển mới của t duy thơ: suy nghĩ về chiến tranh. Thơ đã đem đến cho độc giả

những lời nhận xét, đánh giá tình hình chiến sự, thời cuộc từ các trung tâm của cuộc chiến đấu.

Trong bài thơ "Đêm không ngủ" ta bắt gặp cái trăn trở, nghĩ suy của cả một thế hệ trẻ trong chiến tranh, đó là suy nghĩ về sự sống còn của dân tộc:

"Chúng tôi ngồi trong đêm "Đêm không ngủ"

Cháu con ngồi đông đủ

Lắng nghe từ quá khứ những cơn mơ

Lắng nghe cái hơi lạnh đêm xa và nỗi cháy bỏng bây giờ". (Đêm không ngủ - Đất ngoại ô)

Những trăn trở mang tầm vóc thời đại, nó vừa là lòng khát khao của trái tim để chiến đấu cho dân tộc, vừa là sự thúc giục của lý tởng để hành động. Thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam đã nhiều đêm không ngủ, và thế hệ trẻ hôm nay phải mang trong mình ngọn lửa quyết tâm để biến những đêm không ngủ ấy thành những đêm bình yên, thành ngời lính đứng gác cho quê hơng. Giọng chính luận sôi nổi, hào sảng nhng nó không làm giảm đi cái tình cảm nóng bỏng ở trong đó. Trong những câu thơ ấy ta vẫn nghe tha thiết tiếng vọng của trái tim và những lời tâm tình thân thiết nhất.

Đến với "Mặt đờng khát vọng", Nguyễn Khoa Điềm đa chúng ta tìm hiểu về quá trình nhận thức, lớn dậy của thanh niên học sinh thành thị miền Nam. Phút mở mắt chào đời cũng là phút mỗi con ngời không thể nào vô t đợc nữa. Giặc Mỹ nhân danh chủ nghĩa tự do đã gieo rắc lên quê hơng, đất nớc chúng ta bao nhiêu tội ác ghê gớm mà nghìn đời sau chúng còn bị cả nhân loại lên án. Bằng những sự kiện lịch sử, những tin tức, t liệu khá đầy đủ của một ngời đứng trong cuộc chiến, Nguyễn Khoa Điềm đã dựng nên chân dung tên phù thuỷ, từ nguồn gốc đến hiện tại, với vẻ mặt giả nhân giả nghĩa và bàn tay đẫm máu, với đầu óc đầy những âm mu đen tối và những lời đờng mật giả tạo. Chúng biến dân ta thành một thứ sản phẩm "văn minh của chủ nghĩa thực dân mới":

"Chúng đánh ta truỵ hết những bào thai truyền thống

Từng đẻ ra nhân nghĩa, anh hùng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... ...Chúng đánh cho cả dân tộc ta biến hình thành sứa

(Giặc Mỹ - Mặt đờng khát vọng)

Giặc Mỹ - một tay mang bom đi gieo rắc thảm hoạ chiến tranh, tay kia, cầm cành ô lu và củ cà rốt, miệng không ngớt kêu gọi hoà bình. Nhng đế quốc Mỹ đã lừa dối đợc ai, chúng không thể qua mắt đợc những dân Việt thông minh, anh hùng. Bản chất của chúng đã bị nhà thơ lật tẩy, phanh phui cho mọi ngời thấy rõ, và từ đó ông hớng những thanh niên đã lầm đờng lạc lối đi vào con đờng đấu tranh giải phóng mà cả dân tộc đang đi. Lời thơ tởng nh gân guốc, hô hào nhng lại đợc viết từ nỗi đồng cảm sâu xa:

"Hãy nâng máu ta lên làm ngọn cờ hồng Trên cao điểm gian truân mùa giữ nớc Ôi tuổi trẻ có gì cao quý nhất

Bằng hôm nay ta hiến máu xơng mình".

(Xuống đờng - Mặt đờng khát vọng)

Quá trình nhận đờng trong vòng cơng toả của chủ nghĩa thực dân không phải dễ dàng, sự phân hoá lầm lạc cũng là điều khó tránh. Có những thanh niên trốn lính, chọn cho mình lối sống híp - pi, hay cầm súng chống lại nhân dân. Nhà thơ bằng tình cảm chân thành của mình đã phân tích cho họ hiểu rằng khi "đốt cháy hôm nay để không cầm vũ khí" thì cũng là khi "thiêu cháy cả tơng lai" để hớng họ vào cuộc đấu tranh chung của toàn dân tộc.

Chính giọng thơ mang màu sắc chính luận đó đã tạo nên cho thơ Nguyễn Khoa Điềm một sức chiến đấu lớn lao. Thơ ông vừa là lời chân tình cháy bỏng từ con tim, nhng cũng là một thứ vũ khí sắc bén để kêu gọi nhân dân đứng lên chiến đấu, vạch mặt kẻ thù gian ác của dân tộc. Đó cũng chính là đặc điểm chung của thơ ca cách mạng.

3.2.1.2. Giọng trữ tình giàu chất sử thi

Đã bao đời nay, giọng trữ tình vẫn là âm hởng chính của thơ ca, bất luận nó ở thời đại hay khuynh hớng thẩm mỹ khác nhau nh thế nào. Và có thể nói âm điệu trữ tình là một trong những âm điệu chính của thơ ca dân tộc Việt, nó nh là tiếng nói của tâm hồn dân tộc. Tâm hồn của dân tộc qua hàng ngàn năm lịch sử đã bộc lộ một cách rõ nét và đầy đủ trong thơ tiếng nói nhân đạo và yêu thơng. Các nhà thơ lớn nh Nguyễn Trãi, Tú Xơng, Nguyễn Khuyến, Phan Bội Châu..đều là những tâm hồn giàu yêu thơng, những trái tim luôn cảm thông,

chia sẻ niềm vui cũng nh nỗi đau của nhân dân. Các nhà thơ lớn trong quá khứ đã thực sự suy nghĩ bằng trái tim, luôn lấy nhịp đập và phần ấm nóng của trái tim làm thớc đo, đánh giá và tìm hiểu cuộc đời. Vì thế khi nhắc đến thơ ca là ngời ta nhắc ngay đến tiếng nói trữ tình, là tiếng lòng, là tình cảm của nhà thơ.

Cùng với sự thăng trầm của lịch sử, càng ngày thơ ca càng mang thêm những tiếng nói riêng, vừa thể hiện phong cách cá nhân của nhà thơ, vừa thể hiện tầm suy nghĩ của cả thời đại. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc,thơ không chỉ là tiếng nói tâm tình đơn thuần mà đó là thơ của nhân dân, thơ về anh hùng dân tộc, về truyền thống lịch sử từ hàng ngàn năm. Thơ lúc này cũng phản ánh hiện thực nhng là hiện thực đã đợc lý tởng hoá, huyền thoại hoá, tâm linh hoá. "Nó không chỉ thức tỉnh về ý thức lịch sử, về sự đổi thay mà còn thức tỉnh cả ý thức về sự bất biến, bất diệt, vĩnh hằng và từ đó khẳng định ý chí, niềm tin, sức mạnh" [33, 96]. Vì thế ta có thể nói thơ chống Mỹ nói riêng và thơ ca cách mạng nói chung là một thứ thơ đặc biệt, với giọng điệu độc đáo của nó là giọng trữ tình giàu chất sử thi.

Với Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác của ông không nhiều và sự xuất hiện thơ của ông so với lớp nhà thơ ra đời trong cuộc chiến tranh chống Mỹ hơi muộn nhng thơ ông nhanh chóng đợc d luận chú ý và khẳng định. Xuyên suốt các tập thơ ta thấy nổi lên một thứ thơ trữ tình thấm đẫm chất men say khát vọng và hành động. Một thứ thơ giàu chất sử thi của một thời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngay những bài thơ đầu tay, sau này đợc in trong tập "Đất ngoại ô" (1972) nh "Nơi Bác từng qua", "Tiễn bạn cuối mùa đông", "Những đồng tiền ngoại ô", "Ngời con gái chằm nón bài thơ"...Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện một cách nhìn hiện thực đầy cụ thể sinh động qua một trái tim giàu tình cảm. Nhà thơ Võ Văn Trực đã từng tâm sự: "Thú thật bài thơ nào tôi cũng thích, bài nào cũng có giọng nói riêng của Nguyễn Khoa Điềm khác với nhiều bạn thơ trẻ cùng vào chiến trờng dạo ấy. Đặc biệt tôi rất thích bài "Những đồng tiền ngoại ô" với hình ảnh cái quán nghèo ở ngoại ô Huế nh cái phao làm chuẩn trôi bập bềnh trên mức sống của ngời dân lao động nghèo dới chế độ cũ..." [40, 4]. Quả thật, đọc những bài thơ trong "Đất ngoại ô" ta thấy rõ hiện thực của một thành phố Huế những năm bị giặc tàn phá, và đó cũng là hiện thực của cả một dân tộc trong chiến tranh. Nguyễn Khoa Điềm đã không né tránh hiện thực tàn khốc đó

mà ông đã nhìn thẳng vào sự việc với đôi mắt tinh tế, trái tim nóng hổi và sự mẫn cảm với cuộc đời.

Khi viết bài thơ "Đất ngoại ô", Nguyễn Khoa Điềm đã tìm thấy cái tôi số phận cá nhân mình trong dòng sự kiện và biến cố của đất Huế:

"Khu phố ngoại ô

Tầm tã rụng xuống dòng sông Những ngời dân nghèo về đây Nh vỏ hến chiều tấp lên các bến... Tôi lớn lên trên khu phố buồn đau

Không có cụ Trâu và những lâu đài cũng chìm dần trong lá xanh trùm kín cửa".

(Đất ngoại ô)

Một khu phố ngoại ô nghèo khổ qua đôi mắt của Nguyễn Khoa Điềm bỗng trở nên thân quen gần gũi. Những câu thơ nh một câu chuyện kể, một lời tâm tình thủ thỉ giàu tình cảm của nhà thơ. Nhân vật "tôi" ở đây đã đứng chung với cuộc đời của những con ngời nghèo khổ vì thế tiếng nói ở đây đầy ấm áp thân tình. Lời thơ không hoa mỹ, gân guốc mà hết sức giản dị thể hiện đợc cái tình của ngời cầm bút. Ông đã đặt số phận của mình vào số phận của quê hơng, đó chính là những rung động bên trong của thi sỹ khi tìm thấy mối liên hệ với hoàn cảnh và trình bày nó dới hình thức sự kiện, sự việc và hình ảnh của thực tại. Chính điều đó làm cho lời thơ trữ tình thấm đẫm chất sử thi.

Cũng nh vậy, "Con gà đất, cây kèn và khẩu súng" một thời đã để lại ấn t- ợng mạnh với ngời đọc bởi số phận ngời lính thổi kèn trong vở kịch "Mũi Thép" của Nguyễn Vũ, đã đánh thức dậy những "khát khao thẳm sâu" trong tâm hồn thi sỹ một cơ hội tự biểu hiện mình:

"Mùa xuân sau, tuổi thơ đi qua

Con gà đất của anh không còn gáy nữa Hạnh phúc truyền môi một thằng bé bên nhà Cũng tiếng gà, cũng mùa xuân, hối hả

Để rồi đến một mùa xuân khác, trong tiếng đại bác gầm cùng với bản hành khúc của những binh đoàn giải phóng, ngời thổi kèn đã tìm thấy vị trí của mình trong dòng biến cố của lịch sử:

"Ngời thổi kèn nhận phần mình khẩu súng Nh nhận một chỗ ngồi dới tay nhạc trởng Chợt hiểu rằng, đầy khao khát thẳm sâu Mẹ đã hẹn một lần và anh đợi từ lâu".

(Con gà đất, cây kèn và khẩu súng - Đất ngoại ô) Ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh, cũng giống nh phần lớn các sáng tác thơ đơng thời, Nguyễn Khoa Điềm với t cách là chủ thể thờng nhờng chỗ cho các sáng tạo của mình thông qua lời trần thuật nhập vai các nhân vật. Ngời ta không thấy giọng của các nhà thơ. Cho dù trong trờng hợp nào thì cũng chính là nhà thơ thể hiện cái năng lực hoá thân của mình qua ngời khác những suy nghĩ và tình cảm của mình đối với thế giới và cuộc sống xung quanh. ở bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lng mẹ" dù ngời đọc không nhận ra tình cảm riêng của nhà thơ nhng cái đợc biểu hiện trong bài thơ vẫn là cái của chính nhà thơ, là sản phẩm chủ quan của nhà thơ. ở đấy nhà thơ đặt tất cả tấm lòng và trái tim của mình vào đó:

"Em Cu tai ngủ trên lng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lng mẹ Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng".

(Khúc hát ru những em bé lớn trên lng mẹ - Đất ngoại ô) Cả bài thơ là một khúc hát ru đầy xúc động của ngời mẹ Tà ôi địu con lên rẫy. Đó cũng là một bức tranh đầy biểu cảm, thuần khiết qua cách t duy cụ thể của ngời Tà Ôi về đất nớc, về bộ đội, về lãnh tụ, về tự do...Chất sử thi trong lời ru tiềm ẩn ở chỗ những công việc và hành động của ngời mẹ từ giã gạo, tỉa bắp, đến địu con vào chiến trờng... đều đợc nói lên một cách hồn nhiên. Cũng vì thế, quan niệm của nhân vật trữ tình trong thơ về đất nớc, về bộ đội, về lãnh tụ, về tự do còn ở trong trạng thái cảm tính, nghĩa là trong đó, cái riêng và cái chung vẫn hoà làm một.

Nền thơ chống Mỹ nói chung và thơ Nguyễn Khoa Điềm nói riêng, trớc hết và chủ yếu là thơ của những ngời trong cuộc nói về mình. Nhà thơ, và cũng là những nhân vật trữ tình cùng có chung một nhu cầu bộc lộ nhân cách của mình trong các sự kiện và biến cố lịch sử. Chính trong trạng thái tinh thần đó cho thấy vẻ đẹp thẩm mỹ của xã hội nói chung và tố chất sử thi nói riêng của thơ ca chống Mỹ.

Đoạn trích "Đất nớc" trong tập "Mặt đờng khát vọng" đợc xem là một trong những khúc ca hay nhất về đất nớc ở thế kỷ cách mạng và kháng chiến này. Thời gian đã lùi xa nhng ta vẫn thấy xúc động mỗi lần đọc nó:

"Khi ta lớn lên đất nớc đã có rồi Đất nớc có trong những cái

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ nguyễn khoa điềm (Trang 83 - 110)