Sự phong kiến hoá về chính trị, văn hoá, t tởng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quá trình phong kiến hoá dưới hai vương triều gúpta và hácsa (Trang 48 - 63)

2.1. T tởng

Nếu nh dới vơng triều Gúpta (thế kỷ V) trở đi, Phật giáo ấn Độ bắt đầu có những dấu hiệu suy thoái dù vẫn đạt đợc một số thành tựu. Lúc này giáo lý phật giáo ngày càng uyên thâm và khó hiểu, mang tính chất siêu hình tự biện, vợt khỏi tầm hiểu biết của đa số quần chúng. Mặt khác, một số bộ phận trong tăng đoàn có

phần nào bị biến chất. Một tông phái mới là Mật giáo có điều kiện phát triển. Tông phái này đã phát triển phần triết học – tôn giáo duy tâm cực đoan của phật giáo Đại Thừa nhng đã bị thần bí hoá trong quần chúng bởi những lễ thức mang tính chất mê tín dị đoan. Sự suy thoái của Đạo Phật thời Gúpta và thời gian kế đó, nhờng chỗ cho sự hng thịnh của đạo Hinđu hay còn gọi là “ấn Độ giáo”. Sự phát triển và ảnh hởng của đạo Hinđu đã làm cho những mối quan hệ trong xã hội của ấn Độ trở nên phân hoá sâu sắc, đẩy quá trình phong kiến hoá của lịch sử ấn Độ giai đoạn này diễn ra nhanh hơn. Tới thế kỷ thứ VII quá trình phong kiến hoá ở ấn Độ đợc dẫy lên một bớc mới với sự hng thịnh trở lại của đạo Phật. Lúc này, ấn Độ giáo tiếp tục phát triển và là cơ sở tồn tại của chế độ phong kiến ấn Độ nhng phật giáo có những bớc chuyển mình.

Với sự bảo trợ và khuyến khích của nhà vua Hácsa, đạo Phật bớc vào quỹ đạo phát triển mới. Hácsa đã cho xây dựng hoàn chỉnh tu viện Nalanđa nổi tiếng. Đây là trờng đại học phật giáo đầu tiên và lớn nhất thế giới, thu hút hàng vạn các cao tăng và tín đồ phật giáo từ khắp ấn Độ và nớc ngoài đến giảng dạy, học tập giáo lý nhà phật và các giáo lý khác. Nhà s nổi iếng ngời Trung Quốc thời Đờng là Huyền Trang trong chuyến du hành của mình sang ấn Độ để thỉnh kinh cũng đã từng theo học trong nhiều năm ở tu viện này và là bằng hữu của nhà vua Hácsa. Tu viện trờng đại học Nalanđa đã trở thành một trung tâm văn hoá - tôn giáo lớn nhất ấn Độ và có ảnh hởng sâu rộng đến nhiều nớc châu á khác. Nh thế, nếu Gúpta là thời đại hoàng kim của văn hoá truyền thống ấn Độ, của Hinđu giáo thì Hácsa là vơng triều phong kiến bản địa cuối cùng và là đỉnh cao của sự “phục hng” phật giáo ấn Độ.

Vào những thế kỷ đầu công nguyên, vơng triều Gúpta (320 – 500) có vai trò nổi bật trong lịch sử ấn Độ. Không những nó thực hiện đợc sự thống nhất miền Bắc ấn Độ mà còn đặt nền móng cho sự phát triển cao hơn về kinh tế – xã hội, sự định hình Hinđu giáo, và văn hoá Hinđu giáo (bao gồm văn hoá, nghệ thuật kiến trúc và biểu tợng) là cơ sở của văn hoá truyền thống ấn Độ. Nền văn hoá Hinđu này, với t cách là linh hồn của văn hoá truyền thống ấn Độ, đã ảnh hởng

sâu sắc đến cả văn hoá, t tởng phật giáo ấn Độ trong suốt thời kỳ trị vì của Hácsa (thế kỷ VII) trong và cả ngoài lu vực sông Hằng. Cùng tồn tại song hành với phật giáo, Hinđu giáo lúc này không còn giữ vị trí độc tôn và ảnh hởng sâu rộng mà nó tồn tại và ảnh hởng chủ yếu đối với các tầng lớp trên, là sức mạnh của chế độ phong kiến, còn phật giáo là tôn giáo của những ngời nghèo.

2.2. Văn hoá

Là một nhà quân sự và chính trị tài giỏi, Hácsa đã không quên chú trọng đến mặt phát triển văn hoá. Bản thân Hácsa đã là tác giả một số tác phẩm viết về ngữ pháp, kịch và thơ ca. Hácsa đã để lại cho đời 3 tác phẩm kịch nổi tiếng.

Trong nền văn hoá cổ – trung đại ấn Độ, thơ trữ tình đóng một vị trí quan trọng. Chủ đề cơ bản trong thơ ca trữ tình ấn Độ là tình yêu nam nữ. Nó đợc biểu hiện trong mọi sắc thái và phát triển đến hai đỉnh điểm: lòng đam mê nhục cảm và những khát vọng thánh thiện. Đôi khi hai khuynh hớng đó lại giao hoà với nhau, dục tình đợc nâng lên bình diện tôn giáo, biểu hiện tập trung ở hình tợng giao duyên giữa thần Ksirna và nàng Rhađa. Dới thời Hácsa (thế kỷ VII) Amaru là một nhà thơ trữ tình và cũng là quốc vơng xứ Casơmia. Ông đã sáng tác một tập bách thi về tình yêu, trong đó thể hiện nỗi nhớ nhung, những niềm vui sớng, những cảnh chia ly, sự hỡn dỗi ghen tuông, cảnh đoàn tụ của những cặp tình nhân sau những ngày xa cách Về mặt nghệ thuật, ngôn ngữ trong thơ …

Amaru đạt đến sự duyên dáng, sống động và phong phú của thơ trữ tình cổ điển ấn Độ. Cùng với Amaru thì Bhactrihari (570 – 651) là một thi sỹ, triết gia nổi tiếng viết bằng tiếng phạn của ấn Độ ở thế kỷ VII. Ông còn là một nhà ngữ pháp, tác giả của một công trình có giá trị về triết học ngôn ngữ.

Dới thời Hácsa, nghệ thuật xây dựng và kiến trúc đạt những thành tựu đáng kể, trong đó nổi bật nhất là tu viện Nalanđa. Nalanđa không đơn thuần là trờng đại học phật giáo nổi tiếng của ấn Độ mà nó còn là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị phẩm mỹ cao.

Nalanđa là một tu viện phật giáo ở vùng Bắc ấn (gần Patna, thuộc bang Bihar ngày nay) đợc xây dựng từ lâu. Đến triều đại Hácsa, tu viện này phát triển đến mức cực thịnh của nó. Nhờ vào những điều ghi chép của Huyền Trang – ngời

đã từng là lu học sinh của trờng này trong 5 năm mà chúng ta đã biết đợc một số điều khá tờng tận.

Học viên Nalanđa là một quần thể kiến trúc rộng lớn và đẹp đẽ, chung quanh có tờng cao bên ngoài lại có một dòng suối trong xanh uốn lợn, trên đó những cánh hoa sen biếc chen nở bên cạnh những bông hoa Kanaka đỏ thắm, và xa hơn nữa là một rừng xoài um tùm rợp bóng. Tu viện bao gồm nhiều chùa, điện, nhà học, nhà nghỉ toà điện chính ở trung tâm, chung quanh còn có 8 toà nhà…

lớn. Có nhiều ngọn tháp trông tựa những ngọn đồi nhỏ nhấp nhô trong những câu chuyện thần tiên. Vọng lầu đợc xây cất cao, những tầng trên nhoà lẫn cùng trời xanh. Những toà nhà phía bên ngoài dành cho các tăng ni lu trú, có 4 tầng gác, các cột và lan can đều đợc trang trí rực rỡ. Bên trên, những mái ngói phản chiếu ánh sáng thành muôn màu sắc khác nhau.

Nalanđa thực chất là một trờng đại học phật giáo nổi tiếng nhất ở châu á thời trung đại, thờng xuyên nhà trờng có đến 8500 sinh viên và 1500 giáo s là các vị cao tăng từ khắp các nơi trên thế giới tụ tập về. Dạy ở trờng này đã có những giáo s lỗi lạc nh Đacmapala (ngời đứng đầu học viện), Ginamitra (tức Giới Hiền, thầy dạy học của Huyền Trang). Một số cao tăng nổi tiếng của ấn Độ cũng đã từng theo học ở trờng này nh Nagacgiuna (Long Thọ), Asanga (Vô Trớc), Vasubanđu (Thế Thân). Ngoài ra học viện Nalanđa còn có rất nhiều lu học sinh n- ớc ngoài nh các nhà s Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Mông Cổ, Tây Tạng, Lanka, Inđônêxia. Nhà trờng có ba th viện lớn với rất nhiều loại sách quý hiếm cổ kim: Th viện “Ratnasaraga” (Đại dơng báu vật) có tới 9 tầng sách, các loại sách kinh chất đầy đến tận trần nhà.

Chơng trình học tập ở Nalanđa rất phong phú. Ngoài giáo lý nhà phật là bộ môn chủ yếu, nhà trờng còn giảng dạy nhiều môn học khác nh lý luận học, các môn phái triết học của đạo Hinđu, ngữ pháp, y học Sinh viên học tại học viện…

này phải nghiên cứu, đọc nhiều loại sách rồi tham gia những cuộc hội thảo, tranh luận với các học giả từ nhiều địa phơng khác nhau đến tu viện. Các cuộc tranh luận thờng xuyên diễn ra và kéo dài, có khi suốt cả ngày. Nhiều tăng ni lu học ở Nalanđa khi trở về nớc đã góp phần tích cực trong việc dịch thuật. Tiếc thay, thời gian và lịch sử đã không tạo điều kiện để Nalanđa trờng tồn. Vào cuối thế kỷ XII,

khi các bộ tộc Hồi giáo kéo vào ấn Độ, tu viện Nalanđa đã bị phá huỷ hoàn toàn. Thế nhng, với triều đại Hácsa nói riêng, lịch sử phong kiến ấn Độ nói chung, tu viện Nalanđa có một vị trí hết sức đặc biệt và những đóng góp to lớn. Nalanđa là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao và nó còn là “tác nhân” thúc đẩy sựu phát triển của phật giáo ấn Độ, sự phát triển của xã hội và của chính bản thân vơng triều Hácsa. Sự hng thịnh của Nalanđa, đã mở rộng phạm vi ảnh hởng ra bên ngoài của đạo phật và góp phần nâng cao sự hiểu biết của quảng đại quần chúng nhất là các tăng ni phật giáo, một lực lợng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành chế độ phong kiến ở ấn Độ. Vì thế Nalanđa đã có vai trò thúc đẩy quá trình phong kiến hoá ở ấn Độ diễn ra mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn.

Cùng với Nalanđa , kiến trúc ấn Độ thời Hácsa còn nổi bật với cụm đền chùa hang động Ellôra (nay thuộc bang Maharastra), một trong những công trình văn hoá nổi tiếng nhất trong lịch sử mỹ thuật ấn Độ. Khu đền chùa này đợc tạo dựng từ thế kỷ thứ V dới thời Gúpta nhng nó cha đợc hoàn thành. Để góp phần vào sự hoàn thiện của cụm đền chùa – hang động Ellôra, vơng triều Hácsa đã có những đóng góp đáng kể. Quần thể kiến trúc này có tất cả 34 ngôi đền chùa đợc đẽo khoét vào ngay lòng núi đá, trải dọc theo một khoảng dài chừng 2,5 km. Các hang động Ellôra chịu ảnh hởng của ba tôn giáo lớn ở ấn Độ: cổ nhất là đạo phật, muộn hơn là đạo Hinđu, sau nữa là đạo Jaina. Quần thể kiến trúc này có nhiều điện thời, tịch xá khoét vào đá với hai, ba tầng gác cùng các tợng phật, tợng Bồ Tát, tợng các thần đạo Hinđu nh Visnu, Siva, các bức phù điêu minh hoạ hai bộ sử thi Mahabharata và Raymyana và một số bích hoạ trên trần và vách đá.

Đáng ngạc nhiên nhất và cũng là hấp dẫn nhất đối với những du khách khi đến tham quan phức hợp Ellôra là ngôi đền đá ngoài trời Kailasa, biểu tợng của đỉnh núi nơi thần Siva ngự trị. Từ một quả núi đá trắng nguyên khối, những nghệ nhân qua hàng thế kỷ đã đẽo gọt nh thế nào để cuối cùng còn lại một ngôi đền đồ sộ, chạm trổ rất tinh vi, cao 33 mét. Ngôi đền có hình dáng của một hình tháp, tận cùng bằng một chóp hình hoa sen. Tờng và nóc đều đợc chạm trổ công phu rất nhiều tợng tròn và phù điêu. Đặc biệt có một bức chạm nổi ở phía tờng ngoài, nghệ thuật rất sinh động, khắc hình “Quỷ Ravana lay chuyển nuúi Kailasa”, trên đó có vợ chồng

thần Siva và Pacvati đang ngồi, còn các ngời nhà trời khác thì đang hốt hoảng vì nạn động đất. ở sân đền còn có một tợng voi khổng lồ từ đá tảng đẽo gọt thành. Đền Kailasa ở Ellôra là một công trình kiến trúc, một tác phẩm điêu khắc tuyệt xảo của nghệ thuật trên đá tảng của ấn Độ cổ đại.

Ngày nay, Ellôra vẫn thờng xuyên là một di tích lịch sử hàng năm thu hút hàng ngàn khách du lịch từ khắp mọi nơi trên thế giới.

Đặc biệt đến thời Hácsa, bắt đầu xuất hiện những kiểu kiến trúc bằng đá nhất là ở vùng miền Nam ấn. Những công trình này gọi là Rath, đợc làm bằng vật liệu vĩnh cửu, bằng đá, nhiều khi đợc đục đẽo từ một tảng đá lớn nguyên khối thành hình đền tháp, có nóc vòm, đỉnh nhọn có hàng cột, điện thờ, phù điêu thần…

Rath thờ thần Ganga xuống trần, Rath Dharmaraja ở Mabalipura đợc làm nh thế. Những Rath này có bình độ vuông, nóc thu hẹp dần thành hình tháp, lên đến đỉnh kết thúc bằng vòm 8 cầu 8 múi và chóp nhọn. Từng bậc từng bậc trang trí nóc tháp là dãy mô hình thu nhỏ của cả tháp. Trong mi mắt và chắc khoẻ cho nên các Rath đợc gọi là “kiến trúc khoẻ khắn” ở miền Nam ấn Độ [14; 221]. Kiểu kiến trúc này đặc biệt có trong các khu di tích Mahabalipura, Kanchipuram, Badami …

Cùng với sự phát triển và tiến bộ của các lĩnh vực văn hoá, dới thời Hácsa khoa học có bớc chuyển biến mới nhất là thiên văn học và toán học. Với sự kế thừa những thành tựu khoa học của vơng triều Gúpta, vơng triều Hácsa đã đa nền khoa học ấn Độ bớc vào thời kỳ khởi sắc. Từ sự tính toán và tìm ra số pi (π)và nguyên tắc thập phân tích cũng nh thuyết khả năng chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất, thuyết nhật thực – nguyệt thực Tất cả đã đ… a ngành toán và thiên văn học ấn Độ đi vào quỹ đạo của những thành tựu và phát minh. Sự phát triển của các ngành khoa học chính là tiền đề thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực khác, cũng nh sự phát triển của xã hội trong đó có ngành y, một ngành truyền thống trong lịch sử ấn Độ.

2.3. Chính trị

Đầu thế kỷ VII, sau khi đánh đổ thế lực của quân Hungnô Eptalit, Hácsa lên ngôi và lập nên vơng triều Hácsa vào năm 606. Hácsa đợc đánh giá là “nhà vua

lớn cuối cùng của các dòng vua ấn Độ gốc bản địa”. [2; 248]. Hácsa nhanh chóng mở rộng lãnh thổ của mình, tiêu diệt các thế lực cát cứ phong kiến và khôi phục lại sự thống nhất miền Bắc ấn Độ. Toàn bộ miền Bắc ấn Độ (trừ vùng Pungiáp) cho đến sông Nacbađa ở phía Nam đã nằm trong cơng giới của vơng quốc Vacđana. Tuy nhiên khi Hácsa định mở rộng lãnh thổ của mình và cho quân tiến vào cao nguyên Đê Can thì thất bại.

Hácsa – Vacđana nổi tiếng ngoài những chiến công của ông, ngoài những tố chất của một đấng quân vơng thì ông còn đợc mọi ngời biết đến thông qua những chính sách đối nội, đối ngoại khôn khéo và tích cực.

Dới thời Hácsa chế độ phong kiến ấn Độ bớc vào quá trình phong kiến hoá sâu sắc. Nếu nh dới thời Gúpta các tiểu bang tuỳ thuộc và chiu mệnh lệnh của triều đình trung ơng nhng đợc toàn quyền điều lý nội bộ và xếp đặt quan lại viên chức tại địa phơng tiểu bang của mình. Không những chỉ có quốc vơng mà các quan lại cao hạ cùng viên chức các ngành đều đợc độc quyền thế tập, cấp bậc cao thấp không do tài năng mà do tập quán trật tự xã hội, theo giai cấp, theo dòng họ. Bình dân thì sống về ruộng đất hay tiểu công nghệ, tiểu thơng mại. Tiền tệ thì đúc đồng Dirana cũng ngang lợng vàng với đồng Denarius của La Mã cho dễ mậu dịch với các nớc phơng Tây. Thì đến Hácsa, để tiếp tục củng cố và phát triển hơn nữa chế độ phong kiến của vơng triều các chính sách đối nội, đối ngoại tích cực tiếp tục đợc phát huy trong đó sự thống nhất quốc gia đợc Hácsa hết sức chú trọng. Chính Hácsa là một trong số rất hiếm minh quân làm cho ngời ta nghĩ rằng: “chế độ quân chủ là chế độ hoàn hảo nhất trong một thời gian” [15; 129]. Đế quốc Hácsa đợc lập nên từ nhiều liên minh phong kiến nhỏ, với t cách là kẻ chiếm hữu đất đai tối cao, Hácsa phân phong đất đai cho các vơng công, thu công phẩm từ họ, với địa vị ch hầu, Hácsa đòi hỏi các vơng công lệ thuộc phải đình diện ở triều đình và phải mang quân đội tham gia khi có chiến tranh. Tuy nhiên về nhiều ph- ơng diện khác, các công quốc vẫn giữ đợc độc lập cho mình. Thực hiện chính sách này, một mặt để củng cố quyền lực cho chính bản thân vơng triều Hácsa mặt khác để hạn chế tình trạng cát cứ, phân tán của các công quốc bị thần phục. Nhằm thiết lập thuộc một chế độ phong kiến vững mạnh, nhanh chóng mở rộng sự ảnh hởng ra bên ngoài, Hácsa thực hiện chính sách suy tôn phật giáo trở thành quốc giáo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trên danh nghĩa thay thế cho sự thịnh đạt của Hinđu giáo dới thời Gúpta dù trên

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quá trình phong kiến hoá dưới hai vương triều gúpta và hácsa (Trang 48 - 63)