6. Bố cục của luận văn
3.2.1 Đối với chiến trờng miền Nam
Đáp ứng yêu cầu tăng cờng về mọi mặt cho miền Nam để đánh bại chiến lợc “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, Nghị quyết 11 của BCH TƯ tháng 3 năm 1965 sau khi chỉ rõ tình hình, nhiệm vụ cách mạng mỗi miền và nhiệm vụ chung cho cách mạng cả nớc, đã xác định rõ: “...nhiệm vụ của miền Bắc là vừa xây dựng và trực tiếp chiến đấu, vừa chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam”. Phải ra sức động viên lực lợng của miền Bắc chi viện sức ngời sức của cho chiến trờng miền Nam. Nhiệm vụ này vừa thể hiện tính cấp thiết quan trọng của tình hình vừa thể hiện tình cảm thiêng liêng của hậu phơng lớn đối với tiền tuyến lớn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nớc. Trong buổi nói chuyện với nhân dân Nam Ngạn và Tỉnh uỷ Thanh Hóa, đồng chí Lê Duẩn cho
rằng: “Trong việc chi viện cho miền Nam thì khu IV là quan trọng, mà Thanh Hóa lại càng quan trọng. Thanh Hóa là đầu cầu, Thanh Hóa là hậu phơng trực tiếp của tiền tuyến lớn, trớc hết là của Trị Thiên và Lào” [17; 47].
Quán triệt và thống nhất Nghị quyết 11 của Trung ơng, Thờng vụ Tỉnh uỷ Thanh Hóa đã đề ra nhiệm vụ cụ thể: “Đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế và quốc phòng, sẵn sàng đáp ứng đầy đủ nhất, kịp thời nhất và ngày càng nhiều sức ngời, sức của cho công cuộc giải phóng miền Nam, hết lòng giúp đỡ bạn”. Thực hiện nhiệm vụ đó Đảng bộ Tỉnh, Tỉnh đoàn đặc biệt lu ý và nhấn mạnh “Nếu xem xét về mặt tòng quân nhập ngũ, vận chuyển hàng hoá cho tiền tuyến lớn và các chiến trờng thì thanh niên tỉnh ta là lực lợng trọng yếu và có vai trò quyết định” [33; 101].
Tháng 4 năm 1965 giữa lúc đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh ra miền Bắc, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập đội TNXP chống Mỹ cứu nớc mang phiên hiệu Đội 2 - Đội TNXP đầu tiên của miền Bắc trong thời điểm nóng bỏng đó và cũng là đội TNXP đầu tiên đợc giao nhiệm vụ hoạt động trên tuyến đờng Hồ Chí Minh. Với 1.200 thanh niên ở những địa danh đèo Mụ Dạ, ngã ba Lăng Khằng, Pha - Nốp, Xiên- Phan, Tà Khống... là những trọng điểm đánh phá ác liệt của địch đã diễn ra cuộc chiến đấu không cân sức giữa bộ đội, thanh niên xung phong ta với giặc Mỹ. Cuối cùng con đờng mòn Hồ Chí Minh vẫn đợc bảo vệ và những chuyến vận chuyển hàng, đa bộ đội vào chiến trờng miền Nam vẫn thông suốt.
Từ năm 1965 - 1968, ngoài số lợng thanh niên đợc tổ chức vào các lực l- ợng vũ trang chính quy, dân quân tự vệ địa phơng chiến đấu bảo vệ quê hơng thì lực lợng thanh niên động viên tuyển quẩn chi viện cho miền Nam không ngừng tăng nhanh. Năm 1966 có 8.500 thanh niên nhập ngũ (trong khi đó Quân khu giao là 7.200), năm 1967 Quân khu giao 10.500 thanh niên nhập ngũ, Thanh Hóa tuyển đợc 10.961 ngời bằng 10 năm hoà bình (1954 - 1964, Thanh Hóa chỉ có 3.129 thanh niên nhập ngũ); Năm 1968, Quân khu giao tuyển 15.200 thanh niên nhập ngũ nhng Tỉnh đã hoàn thành chỉ tiêu và tuyển thêm đợc 3.200 thanh
niên đa vào chiến trờng miền Nam. Ngoài ra, theo nhu cầu của cuộc kháng chiến, Thanh Hóa còn có những đợt bổ sung tổ chức huấn luyện cung cấp lực l- ợng thanh niên cho quân đội, thành những trung đoàn, tiểu đoàn đa vào tiền tuyến với 2.751 thanh niên là cán bộ, chiến sĩ [38; 169]. Trong đó cha kể đến số thanh niên giao cho trung đoàn bộ Lam Sơn, S đoàn 320 ở Hoằng Hoá, tiểu đoàn đặc công Lam Sơn chi viện cho tỉnh Quảng Nam kết nghĩa. Nhiều huyện trong tỉnh đi đầu trong công tác tuyển quân và tổ chức huấn luyện các đơn vị bộ đội địa phơng để tăng cờng cho chiến trờng miền Nam là: Nga Sơn (thành lập tiểu đoàn Ba Đình), Thịnh Thành (tiểu khu Ngọc Trạo), Cẩm Thuỷ (đại đội dân quân), Bá Thớc (trung đội cao xạ)...
Những năm qua, Thanh Hóa liên tục thực hiện kế hoạch tuyển quân, giao quân với hai phơng án sẵn sàng: thờng xuyên và đột xuất. Với sự động viên cao nhất về sức ngời chi viện cho tiền tuyến, Thanh Hóa trong chiến tranh chống phá hoại lần thứ nhất có 43.461 thanh niên gia nhập quân đội (nữ thanh niên chiếm 32%, nam thanh niên chiếm 68%). Số quân này trực tiếp đợc huấn luyện đa vào chiến trờng cầm súng chiến đấu và tham gia công tác đảm bảo giao thông vận tải trên các trục đờng chiến lợc.
Cùng với việc huy động tối đa thanh niên nam nữ toàn tỉnh tham gia quân sự vào chiến trờng thực hiện sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, thanh niên Thanh Hóa còn đóng vai trò quan trọng xung kích trong việc vận chuyển những chuyến hàng tình nghĩa vào miền Nam. Tính riêng năm 1968, thanh niên Thanh Hóa vận chuyển đợc vào chiến trờng miền Nam 35.870 tấn lơng thực, thực phẩm và các loại nhu yếu phẩm đạt 65% kế hoạch của năm và bằng 76,2% của năm 1967. Để có đợc những chuyến hàng tình nghĩa cổ vũ động viên tinh thần chiến đấu kẻ thù của quân dân miền Nam là sự hy sinh lớn lao của nhiều ngời trong đó thanh niên là quan trọng. Biết bao khó khăn gian khổ trong hành trình vợt đèo, lội suối vận chuyển hàng vào chiến trờng nhng một lòng hớng về miền Nam ruột thì đã giúp họ vợt qua tất cả. Chính sức mạnh đoàn kết, vẻ đẹp truyền thống “lá lành đùm lá rách”, “chia ngọt sẻ bùi” của ngời Việt Nam giúp cho
thanh niên Thanh Hóa băng rừng vợt suối mang tới 200-300kg hàng hoá trên những phơng tiện hết sức thô sơ nh xe đạp thồ, thuyền nan...
Trớc những thắng lợi to lớn của quân và dân ta trên cả hai miền Nam - Bắc, năm 1968 chiến lợc “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ bị phá sản, buộc chính quyền Nicxơn phải chấm dứt ném bom đối với miền Bắc và ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị Pari. Nhng với bản chất hiếu chiến, Mỹ vẫn cố gắng tìm một thắng lợi để tạo thế mạnh trên bàn thơng lợng bằng việc đa ra một chiến lợc chiến tranh với quy mô và mức độ ác liệt, thâm độc hơn nhiều “Việt Nam hoá chiến tranh”. Vì vậy tất cả mọi ngời dân Việt Nam đều nhận thức đợc rằng chỉ có đánh thắng giặc Mỹ xâm lợc, giải phóng miền Nam thống nhất đất nớc ta mới có hoà bình thực sự.
Nhận định tình hình và âm mu của địch, ngày 15/2/1969 BCH Đảng bộ Tỉnh họp và xác định nhiệm vụ, đặc biệt lu ý đối với thanh niên “ra sức củng cố hậu phơng, tiếp tục chi viện cho chiến trờng miền Nam và đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ”. Quán triệt Nghị quyết của Đảng bộ, thanh niên Thanh Hóa triển khai nhiệm vụ tăng cờng công tác tuyển quân và đẩy mạnh thắng lợi trên mặt trận lao động sản xuất để tiếp tục chi viện sức ngời, sức của cho chiến trờng miền Nam đánh Mỹ, thực hiện sự nghiệp giải phóng đất nớc.
Tháng7 năm 1969, Thanh Hóa thành lập Đội TNXP chống Mỹ cứu nớc tập trung, lấy phiên hiệu N58-P31 do đồng chí Phạm Ngọc Dơng làm đội trởng vào Quảng Bình đảm bảo giao thông vận tải phía Nam Quân khu. Từ năm 1969 đến năm 1973 có 25.000 TNXP Thanh Hóa chi viện cho các chiến trờng phía Nam từ Hà Tĩnh, Quảng Bình trở vào đờng Trờng Sơn đến tận Quảng Nam Đà Nẵng theo binh đoàn 559 [4; 55]. Có những lúc tình hình chiến sự ác liệt, số TNXP đa vào phục vụ tiền tuyến (chủ yếu là trên mặt trận chiến đấu và giao thông vận tải) còn cao hơn nữa. Sự đóng góp và hy sinh của lực lợng TNXP Thanh Hóa trong sự nghiệp giải phóng miền Nam là hết sức to lớn và đáng ghi nhận.
Phát huy tinh thần thanh niên Ba sẵn sàng, thanh niên Thanh Hóa nô nức đăng ký lên đờng tòng quân. Có những lá đơn đợc viết bằng máu, bằng nhiệt huyết và lý tởng sống cao đẹp của tuổi trẻ, với mong muốn cầm súng vào Nam trực tiếp chiến đấu. Nhiều thanh niên là sinh viên ở các trờng Đại học cũng “xếp bút nghiên lên đờng ra trận” với t thế:
Tuổi trẻ đất Lam Sơn Gian khổ chí không sờn Phất cao cờ chiến thắng.
Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 1972, Thanh Hóa tuyển và luyện đợc 2.750 quân (trong đó chủ yếu là thanh niên) thuộc ba đại đội đa vào chiến trờng B5. Có gần 7.000 TNXP và dân công hoả tuyến đi phục vụ chiến đấu và đảm bảo giao thông vận tải ở Nam Khu IV, 2.000 TNXP vào chiến trờng B5 và đờng 559 [12; 27].
Về chỉ tiêu giao quân chi viện sức ngời cho tiền tuyến (trong đó có tới 90% là thanh niên tuổi từ 17 - 35) của Thanh Hóa năm nào cũng hoàn thành và vợt chỉ tiêu. Về chất lợng quân luôn đợc đảm bảo và qua các năm Thanh Hóa có số lợng quân đào ngũ ít nhất trong cả nớc.
Năm 1969 trên giao 6.650 ngời đã tuyển giao 7.069 ngời Năm 1970 trên giao 7.672 ngời đã tuyển giao 8.054 ngời Năm 1971 trên giao 15.700 ngời đã tuyển giao 16.517 ngời Năm 1972 trên giao 20.600 ngời đã tuyển giao 20.987 ngời. [1; 167]
Riêng năm 1973, khi cả nớc tổng động viên toàn bộ tiềm lực để đa vào các chiến trờng B1, B5, Trờng Sơn... đánh bại hoàn toàn đế quốc Mỹ xâm lợc. Thanh Hóa đã phát huy cao điểm phong trào “Chi viện đợc nhiều nhất, kịp thời nhất cho tiền tuyến”. Hàng chục ngàn thanh niên lên đờng nhập ngũ vào những nơi ác liệt nhất của cuộc chiến tranh. Qua hai đợt tuyển quân của năm đã tuyển
đợc 25.003 thanh niên = 100,9% chỉ tiêu, trong đó có một số đợc bổ sung vào các đơn vị hậu cần, y tế, phục vụ chiến đấu.
Công tác động viên tuyển quân là một trong những nhiệm vụ mà tỉnh Thanh Hóa hoàn thành xuất sắc nhất. Đi đầu và điển hình là các huyện: Nông Cống, Vĩnh Lộc, Cẩm Thuỷ, Tĩnh Gia, Đông Sơn, Hoằng Hoá... Tấm gơng Lê Mã Lơng - quê hơng Thanh Hóa với lời tuyên thề “Tuổi trẻ đẹp nhất là trên mặt trận đánh quân thù” đã xác định lý tởng đẹp nhất, vinh quang nhất của thanh niên lúc này là lên đờng ra chiến trờng đánh Mỹ cứu nớc. Lý tởng đó trở thành biểu tợng cổ vũ mạnh mẽ phong trào tòng quân của thanh niên cả nớc lúc bấy giờ.
Có thể khẳng định, Thanh Hóa là một trong những tỉnh miền Bắc có số l- ợng thanh niên đợc tuyển và luyện chi viện cho tiền tuyến lớn nhất, đúng nh lời hứa “Tiền tuyến cần bao nhiêu, thanh niên Thanh Hóa có bấy nhiêu”. Số thanh niên Thanh Hóa vào chiến trờng miền Nam chiếm tới 2/3 số quân của toàn miền Bắc. Con số đó là niềm tự hào cho các thế hệ trẻ Thanh Hóa mai sau nhng nó cũng là cấp số nhân với những mất mát hy sinh của thanh niên Thanh Hóa trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nớc. Lịch sử dân tộc, quê hơng xứ Thanh mãi ghi danh về những cống hiến của họ vì một nền độc lập - tự do thực sự.
Cùng với việc tăng cờng sức ngời chi viện cho tiền tuyến miền Nam trong những năm 1969 - 1973, nhân dân Thanh Hóa mà đặc biệt là lực lợng thanh niên luôn đảm nhận nhiệm vụ truân chuyển lơng thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm ngày càng nhiều vào các chiến trờng. Tháng 1 năm 1969, thanh niên Thanh Hóa đảm nhận đa vào chiến trờng B1 284 tấn hàng hoá các loại; tháng 6 năm 1971 đa vào chiến trờng Nam khu IV 420 tấn [9; 31]. Năm 1973, do yêu cầu tập trung vào nhiệm vụ giải phóng miền Nam, TƯ Đảng đề ra “Toàn thể nhân dân miền Bắc với tinh thần “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một ngời” dồn tổng lực với số lợng hàng hoá đa vào chiến trờng thời điểm cao nhất là 32 tấn hàng hoá các loại.