0
Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Trong lao động sản xuất

Một phần của tài liệu THANH NIÊN THANH HOÁ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC GIAI ĐOẠN 1964 1973 (Trang 41 -51 )

6. Bố cục của luận văn

2.2.1. Trong lao động sản xuất

Dới ánh sáng của TƯ Đảng, Tỉnh uỷ Thanh Hóa đã kịp thời chỉ đạo toàn thể nhân dân, đặc biệt là lực lợng thanh niên chuyển tất cả mọi hoạt động sản xuất từ thời bình sang thời chiến với chủ trơng “xây dựng và bảo vệ hậu phơng Thanh Hóa, giữ vững và tiếp tục sản xuất trong mọi điều kiện”. Mặt khác, Tỉnh đoàn còn phát động rộng khắp phong trào Ba sẵn sàng trong thanh niên và xem

mặt trận lao động sản xuất là hết sức quan trọng đối với công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và sự nghiệp cách mạng ở miền Nam. Thanh niên Thanh Hóa “Sẵn sàng khắc phục khó khăn đẩy mạnh sản xuất, công tác và học tập trong bất kỳ tình huống nào; sẵn sàng đi bất c nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần”.

Trong sản xuất nông nghiệp, ngay những ngày đầu ra quân với khẩu hiệu “không bỏ hoang một tất đất gieo trồng”, thanh niên tỉnh ta đã đảm nhận 4.000 ha ruộng thuộc khu vực địch đánh phá thờng xuyên. Mặc dù ở những nơi đó cái chết và sự sống trong gang tấc, việc sản xuất gặp rất nhiều khó khăn nhng với tinh thần tất cả vì miền Nam ruột thịt để thắng giặc Mỹ xâm lợc, thanh niên Thanh Hóa lập ra nhiều đội xung kích vừa sản xuất vừa chiến đấu, giải quyết thiếu thốn về rau xanh cho các trại chăn nuôi, bảo đảm việc chăm sóc lúa và hoa màu. Đi đầu và đạt thành tích cao trong những năm đầu chống Mỹ trên mặt trận sản xuất là thanh niên làng Yên Vực, thanh niên Tĩnh Gia, thanh niên Hoằng Hoá, thanh niên Thọ Xuân, thanh niên Đông Sơn...

Để giải quyết vấn đề lơng thực trong điều kiện bị đánh phá ác liệt, đồng thời phát huy tính tự giác trong lao động sản xuất của thanh niên, Tỉnh đoàn đã phát động phong trào “Xây dựng cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ” trên quy mô rộng khắp. Tính đến năm 1967, toàn tỉnh có 2.230 khu đồng 5 tấn và trong mỗi mùa, mỗi vụ đều thu đợc kết quả tốt. Trong ba năm thực hiện phong trào, thanh niên đã làm lợi cho HTX 17,803 tấn lơng thực; mở rộng diện tích gieo trồng lên tới 10,3%. Cũng trong vụ mùa năm 1967 toàn tỉnh có 2.450 đội “Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nớc” ở cơ sở đăng ký cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ. Xây dựng “cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ” là một cách phát huy tác dụng xung kích của thanh niên trên mặt trận sản xuất, giúp thanh niên tích luỹ đợc nhiều kinh nghiệm trong cuộc vận động thâm canh mấy năm qua. Đồng thời, qua thực tế sản xuất “Cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ” còn là trờng học rèn luyện của nam nữ thanh niên nông thôn về mặt t tởng: giữa ảnh hởng tồn tại của nền sản xuất tiểu

nông trớc kia với việc xác lập ý thức làm chủ tập thể; giữa lối làm ăn lạc hậu với phơng thức quản lý kỹ thuật tiên tiến trong HTX để tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất mới. Mặt khác, nó đã góp phần rất lớn tạo nên những điển hình năng suất cao trong trồng trọt, làm lợi hàng triệu ngày công lao động, đầu t cho sản xuất đại trà của HTX trong việc nhận ruộng chăm sóc.

Quá trình sản xuất trên cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ đã có 20.720 nam nữ thanh niên hiểu biết tơng đối thành thạo 4 biện pháp kỹ thuật liên hoàn, 20.400 thanh niên biết cày bừa, 4334 thanh niên đợc cử tham gia vào Ban quản trị HTX, 14.200 thanh niên biết cày cấy theo phơng pháp mới, 1.078 thanh niên làm đội trởng và 6.930 thanh niên làm đội phó trong sản xuất [8;23]. Điển hình cho phong trào này là thanh niên xã Xuân Thành (Thọ Xuân); thanh niên Chiềng Lãm (Điền L - Bá Thớc), thanh niên Vĩnh Long (Nông Cống); thanh niên xóm Doãn (Đông Yên - Đông Sơn); thanh niên Yên Vực, Hoằng Trinh (Hoằng Hoá); thanh niên Nam Ngạn (Hàm Rồng). Đây là những hình ảnh sinh động đầy nghị lực nói lên chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thanh niên trên cánh đồng thực tại là chiến trờng. Kết quả ấy còn phán ảnh một cách đúng đắn tinh thần Nghị quyết 11 của TƯ Đoàn “Muốn phát huy đợc ý chí quyết chiến, quyết thắng, vai trò làm chủ tập thể, tính chủ động sáng tạo trong thanh niên thì phải hết sức coi trọng bồi dỡng cho thanh niên về năng lực [81;152].

“Cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ” là trờng học của thanh niên nông thôn, tr- ờng học ấy đang bồi dỡng, rèn luyện đợc những thanh niên từng bớc trở nên “đỏ thắm, chuyên sâu” và giải quyết đợc một số vấn đề cơ bản về công tác thanh vận đối với thanh niên trong sản xuất. Tuy nhiên, nó không phải là phơng thức mang tác dụng vạn năng vì đất đai trong tỉnh còn cho phép chúng ta phấn đấu những cánh đồng đạt 6, 7 tấn/ha ở cả miền núi, miền xuôi, vùng đồng trũng đất chua hay cả những vùng bị bắn phá ác liệt.

Biến chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu thành tinh thần quyết tâm xây dựng hậu phơng Thanh Hóa vững chắc và xây dựng miền Bắc

XHCN trong sản xuất. Thanh niên toàn tỉnh cùng với nhân dân ngày đêm san lấp hố bom mở rộng diện tích trồng trọt, phấn đấu đạt ba mục tiêu trong nông nghiệp “5 tấn thóc, 2 con lợn, 1 ha gieo trồng”. Đạt đợc mục tiêu đó là nhờ sự bố trí hợp lí, khoa học trong từng khâu: làm thủy lợi, làm phân bón, sản xuất vôi cải tạo đất, nuôi trồng bèo hoa dâu, đặc biệt là áp dụng những cải tiến máy móc vào trong sản xuất của lực lợng thanh niên ở các xã, huyện trong toàn tỉnh.

Phát huy tinh thần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, thanh niên Thanh Hóa tình nguyện đăng ký lên các huyện miền núi góp công sức cùng đồng bào các dân tộc thiểu số khai thác tài nguyên, xây dựng các vùng kinh tế mới làm giàu cho quê hơng. Từ năm 1965 - 1967, có 1.200 thanh niên lên miền núi, đó là cha kể đến lực lợng thanh niên là học sinh, giáo viên khi cần thiết vẫn sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ vì chính những khó khăn vất vả trong lao động sản xuất ở miền núi sẽ tôi luyện thanh niên trở thành ngời cách mạng thực sự.

Cùng thi đua với thanh niên nông thôn trên đồng ruộng, thanh niên là công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp cũng thấy đợc trách nhiệm của mình. Càng căm thù giặc Mỹ chúng ta càng quai nhanh tay búa, làm thêm giờ, phấn đấu giành 3 điểm cao trong sản xuất, nắm vững chỉ tiêu, bám sát kế hoạch để hành động và phát huy các sáng kiến, vợt khó khăn quyết giành thắng lợi. Thanh niên công nhân đã xung phong làm việc cả ngày lẫn đêm và ngày chủ nhật thay thế cho những ngời trực chiến và phục vụ chiến đấu. Qua 170 trận bom các nhà máy, xí nghiệp vẫn đảm bảo sản xuất, kiên cờng đánh trả địch, số lợng sản phẩm làm ra đáp ứng đợc nhu cầu trong tỉnh và cung cấp một phần cho công tác chi viện vào chiến trờng miền Nam.

Lá cờ đầu trong sản xuất trên lĩnh vực công nghiệp của thanh niên tỉnh ta là xí nghiệp phân lân Hàm Rồng. Bộ phận thanh niên công nhân nghiền đá đa năng suất từ 245kg/h lên 260kg/h, cuối đợt thi đua lên tới 280kg/h (kỷ lục cao nhất từ trớc tới nay trong xí nghiệp), đa sản lợng trong ngày lên 29 tấn 760kg,

vợt chỉ tiêu kế hoạch 30%. Bộ phận công nhân lò nung nâng năng suất từ 22 tấn lên 27 tấn 372kg/ngày. Tổ đập quặng afatit liên tiếp đa ra chỉ tiêu từ 80 rổ lên 100 rổ rồi 116 rổ/ngày, đạt 128%. Bộ phận than cũng phấn đấu đạt 145% [77;8]. Ngoài ra, thanh niên công nhân trong nhà máy còn lập 130 đội kiểm tra sản xuất, phát hiện bất hợp lí để cải tiến thao tác giành chỉ tiêu cao hơn bù đắp cho những lúc vì tình hình chiến đấu phải ngừng sản xuất. Thi đua với nam thanh niên, có 15 nữ thanh niên nhà máy nhận phơi ngoài giờ 30 tấn phân ớt, đảm bảo sản xuất sau ngày ma.

Cũng với tinh thần “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lợc”, thanh niên Xí nghiệp cơ khí Tỉnh phát huy 15 sáng kiến, hạ đơn giá 16 chi tiết sản xuất, hàng năm làm ra đợc 32.000 lỡi cày, cuốc và các sản phẩm cung cấp cho nông nghiệp và các ngành sản xuất khác. Thanh niên công nhân xí nghiệp in Ba Đình khắc phục khó khăn yếu kém để tập trung đáp ứng ba yêu cầu: in nhanh, in đẹp, chính xác và đủ số lợng với hai phơng châm hàng đầu: chính trị hàng đầu, kỹ thuật hàng đầu. Trớc nhiệm vụ và yêu cầu về thông tin liên lạc, ngành Bu chính với đội ngũ cán bộ chủ yếu là thanh niên luôn đảm bảo giữ vững đợc mạng lới thông tin khắp tuyến trong tỉnh và cả nớc dới làn ma bom đạn của kẻ thù.

Mặc dù còn nhiều khó khăn về điều kiện làm việc và chiến tranh ác liệt, nhng phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong thanh niên vẫn đợc đẩy mạnh hơn lúc nào hết. Năm 1965, thanh niên công nhân tỉnh ta có 850 sáng kiến, năm 1966 có 912 sáng kiến, năm 1967 có 1567 sáng kiến [34;166]. Những sáng kiến đó không chỉ giúp cho quá trình sản xuất trong tỉnh đạt kết quả cao mà nó còn chứng tỏ sức sáng tạo dồi dào về khả năng và trí tuệ của thanh niên Thanh Hóa.

Thực hiện phong trào Ba sẵn sàng, thanh niên Thanh Hóa gắn chặt với phong trào thi đua “mỗi ngời làm việc bằng hai” và các tháng hành động chống Mỹ cứu nớc đã đem lại hiệu quả thiết thực. Toàn tỉnh đã thành lập đợc hơn 1.000 đội thanh niên xung kích trong các HTX và các đội sản xuất. Riêng

huyện Đông Sơn đã thành lập các tổ xung kích chiến đấu và tổ phòng chống thiên tai đến tận đơn vị phân đoàn, các tổ này đảm nhận làm ngoài giờ và làm những công trình thuỷ lợi nhỏ. Thanh niên Hoằng Hoá nhận trớc Huyện uỷ việc tổ chức khoán theo nhóm, cải tiến công cụ vận chuyển thóc trong mùa gặt, có sáng kiến tập trung gặt lúa ban ngày và vận chuyển lúa ban đêm, việc nhặt lúa rơi vãi đã tận thu thêm mỗi sào 10kg mang tên “cân thóc giải phóng miền Nam”. Thanh niên Quảng Xơng, Nông Cống, Tĩnh Gia, Yên Định... liên tục đào mơng gánh nớc, tát nớc chống hạn cứu hơn 2000 ha lúa và hoa màu. Tiếp tục cuộc vận động cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, thanh niên đi đầu nhận việc mới, việc khó và các công trình đầu mối ở nông thôn. Bên cạnh đó, phong trào thi đua “Học tập, đuổi kịp Đông Phơng Hồng” - một HTX đi lên từ cơ sở nghèo nàn, khó khăn thiếu thốn đã dũng cảm thực hiện phơng pháp sản xuất mới, áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ đa năng suất lúa chiêm từ 24-28tạ/ha. Tạo nên một phong trào thi đua giành năng suất cao trong nông nghiệp của thanh niên toàn tỉnh.

Những ngày đầu hởng ứng và thực hiện phong trào Ba sẵn sàng, thanh niên Thanh Hóa luôn tỏ rõ sự nhạy bén trớc yêu cầu mới của tình hình và giữ vững vị trí xung kích trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Đó chính là cơ sở cho những đóng góp to lớn của thanh niên Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc. Trong Đại hội Ba sẵn sàng của thanh niên toàn tỉnh lần thứ nhất (từ 20-21/3/1966) đã biểu dơng những thành tích của thanh niên Thanh Hóa trên mặt trận sản xuất và vui mừng nhận phần thởng của TƯ Đoàn, TƯ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đảng bộ tỉnh. Thanh niên nông trờng Thống Nhất, thanh niên Thắng Lợi (Thọ Xuân) nhận cờ “Phổ biến khoa học kỹ thuật”; thanh niên Yên Vực, Hàm Rồng, Tĩnh Gia nhận cờ “sản xuất giỏi”. Còn nhiều phần thởng cao quý, vinh dự đợc trao cho thanh niên các chi đoàn xã, huyện và thanh niên công nhân trong các nhà máy xí nghiệp.

Nhìn chung trong 4 năm địch bắn phá ác liệt, sản xuất nông nghiệp của tỉnh ta vẫn đợc giữ vững. Quan hệ sản xuất XHCN đợc củng cố, cơ sở vật chất trang bị cho nông nghiệp tiếp tục đợc xây dựng. Trong các ngành công nghiệp, sản xuất đảm bảo kế hoạch và có một số ngành đã vợt chỉ tiêu. Đó là những thành quả lớn lao mà lực lợng thanh niên Thanh Hóa cùng với nhân dân làm đ- ợc trong hoàn cảnh có chiến tranh, thiếu thốn và lạc hậu. Thành tựu ấy thật sự là niềm tự hào để thanh niên Thanh Hóa tiếp tục làm nên những kỳ tích trong lao động sản xuất, xứng đáng với sự đánh giá của TƯ Đoàn “Thanh Hóa thắng lợi thì miền Bắc thắng lợi”.

Hởng ứng “Mùa xuân 68 toàn đoàn thừa thắng xông lên”, thanh niên khắp nơi trong tỉnh sôi nổi thi đua mở tháng “đồng khởi” trên mặt trận sản xuất.

Ngay từ những ngày đầu ra quân, thanh niên Thanh Hóa đồng loạt làm phân, chăm bón và làm thuỷ lợi quyết tâm đa năng suất lúa lên cao trên những “cánh đồng 7 tấn thắng Mỹ”. Điển hình và đạt thành tích trong phong trào này là thanh niên Thiệu Hoá, làm đợc 261 tấn phân các loại, nhận chăm sóc và thu hoạch 1250 ha lúa mùa và đại trà. Riêng chi đoàn Kiến Hng, thanh niên bình quân mỗi ngời làm một tấn phân. Trong ba ngày đầu, thanh niên Nông Cống làm đợc 2.742 tấn phân; thanh niên Triệu Sơn làm đợc 1.854 tấn và nhận chăm sóc 840 mẫu “cánh đồng 7 tấn thắng Mỹ”; thanh niên Quảng Xơng quyết tâm giành năng suất cao trên 1.350 mẫu “cánh đồng 7 tấn thắng Mỹ” [26; 2]. Các nữ thanh niên sau khi đợc Tỉnh hội Liên hiệp phụ nữ tổ chức học tập 3 đảm nhiệm đã có 12.000 ngời tình nguyện đăng ký thi đua. Ngoài nhiệm vụ làm tốt công việc của HTX, các chị em còn tăng gia chăn nuôi và tổ chức quán xuyến gia đình, đảm bảo cho lực lợng nam thanh niên lên đờng nhập ngũ trực tiếp chiến đấu nơi tiền tuyến. Các nữ thanh niên Thanh Hóa đã thể hiện những phẩm chất cao đẹp của ngời phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, xứng đáng với 8 chữ vàng mà Bác Hồ trao tặng “Kiên cờng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Cùng với thanh niên nông thôn, thanh niên ở các xí nghiệp công, nông, lâm nghiệp phát huy khí thế thừa thắng xông lên làm tốt nhiệm vụ của mình. ở

Triệu Sơn, thanh niên ngành lâm nghiệp tranh thủ làm ngoài giờ trồng đợc 1.000 cây các loại, xí nghiệp nông cụ Tiến Thắng sản xuất đợc 400 xe cải tiến, 800 cuốc để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Những nỗ lực của thanh niên đã đem lại thắng lợi trên mặt trận lao động sản xuất cho Thanh Hóa vững mạnh đối đầu với những âm mu và thử thách trớc kẻ thù.

Trớc những thắng lợi mà nhân dân hai miền Nam- Bắc đạt đợc, thanh niên Thanh Hóa lại tiếp tục nỗ lực và gặt hái những thành tích to lớn trong lao động sản xuất qua các năm 1969 - 1973. Trong không khí đó, Đại hội Đại biểu Đoàn thanh niên toàn tỉnh lần thứ 7 đợc tổ chức từ ngày 21 đến 26/5/1970 tại xã Thiệu Viên, huyện Thiệu Hoá với sự tham gia của gần 400 đại biểu. Đại hội đã đề ra phơng hớng và nhiệm vụ hoạt động của thanh niên là “đẩy mạnh cao trào Ba sẵn sàng, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng sôi nổi trong phong trào lao động sản xuất, nâng cao ý thức làm chủ tập thể XHCN”, “tấn công lạc hậu, thực hiện cái mới nâng cao trình độ toàn diện cho thanh niên để góp phần hoàn thành ba mục tiêu của sản xuất nông nghiệp” [1; 165].

Triển khai nhiệm vụ, từ đầu năm 1971 thanh niên khắp nơi trong tỉnh sôi nổi thi đua lao động sản xuất, phát triển chăn nuôi và các ngành nghề trong HTX. Hầu khắp các huyện trong tỉnh đều có “cánh đồng 10 - 12 tấn thắng Mỹ” của thanh niên. Riêng vụ Đông - Xuân, các cánh đồng 8- 10 tấn thắng Mỹ đã chiếm 14% diện tích lúa cả vụ của tỉnh. Thanh niên còn đảm nhận xây dựng

Một phần của tài liệu THANH NIÊN THANH HOÁ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC GIAI ĐOẠN 1964 1973 (Trang 41 -51 )

×