Mức độ yêu cầu nắm kiến thức cơ bản phần “Tính chất sóng của ánh sáng”

Một phần của tài liệu Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh qua việc phát triển bài tập phần tính chất sóng của ánh sáng (Trang 29 - 31)

Chơng II: Xây dựng và phát triển hệ thống bài tập phần “Tính chất sóng của ánh sáng”

2.2.Mức độ yêu cầu nắm kiến thức cơ bản phần “Tính chất sóng của ánh sáng”

sóng của ánh sáng” .

Với vị trí, nhiệm vụ và nội dung nh đã trình bày thì phân phối chơng trình chia thời gian cho việc dạy học chơng VII: “Tính chất sóng của ánh sáng” là 9 tiết (trong đó có một tiết kiểm tra).

Tiết 63: Hiện tợng tán sắc ánh sáng

- Yêu cầu về kiến thức: học sinh nắm đợc khái niệm về sự tán sắc ánh sáng, về ánh sáng đơn sắc và ánh sáng trắng; mối liên hệ giữa chiết suất của chất làm lăng kính với ánh sáng đơn sắc khác nhau.

- Yêu cầu về kỹ năng: học sinh có kỹ năng giải thích các thí nghiệm về tán sắc và một vài hiện tợng quang học trong đó có xẩy ra hiện tợng tán sắc ánh sáng.

Tiết 64: Hiện tợng giao thoa ánh sáng

- Yêu cầu về kiến thức: học sinh nắm đợc khái niệm về hiện tợng giao thoa ánh sáng, về vân giao thoa; hiện tợng xẩy ra khi dùng ánh sáng trắng; kết luận về tính chất sóng của ánh sáng.

- Yêu cầu về kỹ năng: học sinh có kỹ năng giải thích đợc hiện tợng giao thoa ánh sáng khi dùng ánh sáng đơn sắc và khi dùng ánh sáng trắng; phân biệt đợc hiện tợng giao thoa ánh sáng khi dùng ánh sáng trắng với hiện t- ợng tán sắc.

Tiết 65: Đo bớc sóng ánh sáng. Bớc sóng và màu sắc ánh sáng

- Yêu cầu về kiến thức: Học sinh nắm đợc vị trí các công thức xác định vị trí các vân và tính khoảng vân; mối quan hệ giữa màu của ánh sáng đơn sắc và bớc sóng của ánh sáng.

- Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh có kỹ năng giải thích sự tạo thành quang phổ liên tục khi dùng ánh sáng trắng.

Tiết 66: Bài tập

- Yêu cầu về kiến thức: thông qua các bài tập làm cho học sinh nắm chắc và hiểu sâu phần lý thuyết ; biết cách giải một số bài tập cơ bản và phát triển thành bài tập phức hợp.

- Yêu cầu về kỹ năng: học sinh có kỹ năng giải các bài toán đơn giản về giao thoa; nắm đợc phơng pháp phát triển bài tập vật lý .

Tiết 67: Máy quang phổ. Quang phổ liên tục

- Yêu cầu về kiến thức: học sinh nắm đợc sự phụ thuộc của chiết suất của môi trờng vào bớc sóng ánh sáng; cấu tạo của máy quang phổ và tác dụng của từng bộ phận; khái niệm về quang phổ liên tục, nguồn phát, những đặc điểm và công dụng của quang phổ liên tục.

- Yêu cầu về kỹ năng: kỹ năng chủ yếu là giải thích hoạt động của máy quang phổ và những ứng dụng của quang phổ liên tục.

Tiết 68: Quang phổ vạch

- Yêu cầu về kiến thức: học sinh nắm đợc khái niệm về quang phổ vạch phát xạ, nguồn phát, những đặc điểm và công dụng của quang phổ vạch phát xạ; khái niệm về quang phổ vạch hấp thụ; mối liên hệ giữa quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vách hấp thụ của cùng một nguyên tố; khái niệm về phép phân tích quang phổ và tiện lợi của nó.

- Yêu cầu về kỹ năng: kỹ năng phân biệt 3 loại quang phổ, kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải một số bài tập định tính đơn giản về các loại quang phổ trong sách bài tập.

Tiết 69: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại

- Yêu cầu về kiến thức: học sinh nắm đợc thí nghiệm phát hiện ra tia hồng ngoại và tia tử ngoại, định nghĩa, nguồn phát, các tính chất và tác dụng của tia hồng ngoại và tia tử ngoại.

- Yêu cầu về kỹ năng: kỹ năng giải thích một số ứng dụng của các tia hồng ngoại và tia tử ngoại căn cứ vào tính chất và tác dụng của chúng.

Tiết 70: Tia Rơnghen

- Yêu cầu về kiến thức: học sinh nắm đợc cấu trúc và hoạt động của ống Rơnghen; bản chất của tia Rơnghen, các tính chất, tác dụng và công dụng của tia Rơnghen; cấu trúc và những đặc điểm của thang sóng điện từ.

- Yêu cầu về kỹ năng: kỹ năng giải thích sự tạo thành tia Rơnghen và những ứng dụng của tia Rơnghen (căn cứ vào tính chất và tác dụng của nó).

Một phần của tài liệu Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh qua việc phát triển bài tập phần tính chất sóng của ánh sáng (Trang 29 - 31)