Sử dụng câu hỏi – bài tập

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa cho học sinh qua dạy học chương ''chuyển hoá vật chất và năng lượng'' sinh học 11 THPT (Trang 69 - 73)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.1. Sử dụng câu hỏi – bài tập

Việc sử dụng CH - BT có vai trò quan trọng trong dạy học hiện đại, phù hợp với yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn mới. CH - BT vừa là nội dung; vừa là phương tiện biện pháp tổ chức quá trình DH đạt mục tiêu.

Có thể nêu một số ý nghĩa cơ bản thể hiện vai trò của CH và BT trong DH:

- Sử dụng CH, BT để “mã hoá” nội dung SGK, nó là nguồn động lực có tác dụng định hướng kích thích nhu cầu nhận thức, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong học tập của HS, khắc phục lối DH truyền thụ một chiều.

- Định hướng nhận thức và việc nghiên cứu tài liệu, SGK để HS phân tích và tìm lời giải, khi tìm được lời giải chính là HS đã tự tìm ra kiến thức mới. như vậy CH là phương tiên để rèn luyện cho HS kỹ năng làm việc với tài liệu, SGK và các nguồn tra cứu khác.

- Giúp cho việc củng cố, hoàn thiện kiến thức một cách hệ thống, kiểm tra đánh giá và tự đánh giá mức độ nắm vững kiến thức cho HS.

Trong DH, sử dụng CH - BT để rèn luyện các KN làm việc với SGK là một biện pháp được sử dụng phổ biến.

* Các ví dụ minh chứng

Ví dụ 1: Sử dụng CH - BT để rèn luyện KN tách ra ý chính, bản chất từ nội dung đọc được của SGK.

Khi dạy bài 6, mục III - Nguồn cung cấp Nitơ tự nhiên cho cây. GV yêu cầu HS tự lực làm việc với SGK trang 28 và tách ra nội dung chính, bản chất. Để rèn luyện KN này cho HS, GV định hướng bằng các CH sau:

- Nitơ trong đất và Nitơ trong không khí tồn tại ở những dạng nào? Trong đó, dạng nào cây có thể trực tiếp sử dụng, tại sao?

- Tại sao cây không trực tiếp sử dụng được một số dạng Nitơ có sẵn trong đất và trong không khí? Để cây sử dụng được chúng, cần phải có những quá trình biến đổi nào?

Khi HS trả lời được CH do GV đặt ra đòi hỏi HS hải tự lực diễn đạt được nội dung chính đọc được và biết phân tích được ý trọng tâm, sắ xếp chúng theo trật tự logic.

Sau khi đọc kỹ SGK, HS tóm tắt được nội dung cơ bản kiến thức “Nguồn cung cấp Nitơ tự nhiên cho cây”. Yêu cầu nêu được:

1) Nitơ trong không khí

- Dạng tồn tại: N2, NO, NO2...(80% N2)

- Cây không trực tiếp sử dụng được → cần có quá trình chuyển từ N2 sang NH4+

thì cây mới sử dụng được. 2) Nitơ trong đất

- Nitơ dạng muối khoáng hoà tan (NH4+, NO3) cây hút trực tiếp.

- Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật → cây không sử dụng trực tiếp → phải có quá trình chuyển từ Nitơ hữu cơ thành Nitơ vô cơ thì cây mới hấp thụ được.

Ví dụ 2: Sử dụng câu hỏi bài tập để rèn luyện KN khai thác thông tin từ sơ đồ Khi dạy bài 8, mục I.1- Quang hợp là gì? GV yêu cầu HS nêu khái niệm quang hợp ở TV.

Quan sát hình 8.1. sơ đồ quang hợp ở cây xanh hãy cho biết: - Quá trình quang hợp diễn ra chủ yếu ở phần nào của cây? - Các điều kiện cần thiết để quang hợp có thể xảy ra? - Các sản phẩm chủ yếu của quá trình quang hợp?

- Khái niệm quang hợp và phương trình tổng quát của quá trình quang hợp?

Từ các câu hỏi trên HS sẽ hình thành được khái niệm quang hợp và viết được phương trình quang hợp tổng quát:

Quang hợp ở TV là quá trình sử dụng NL ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhidrat và giải phóng oxi từ khí cacbonnic và nước.

Phương trình tổng quát: ánh sáng, diệp lục

6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2

Ví dụ 3: Sử dụng CH- BT để rèn luyện KN lập sơ đồ và khai thác thông tin từ sơ đồ.

* Khi dạy bài 12, mục IV.1- Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp. GV yêu cầu HS tự lực nghiên cứu SGK hoàn thành bài tập và trả lời CH sau:

1) Hãy điền các chất cần thiết vào vị trí có dấu hỏi trong hình? 2) Hãy trình bày mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp? - Với bài tập 1 HS có thể trả lời ngay:

a - O2, b - C6H12O6, c - CO2, d - H2O, e - ADP, f - Pi (H3PO4), g - ATP

- Với CH 2 có thể HS sẽ lúng túng và trình bày các ý không chặt chẽ. GV có thể định hướng bằng một số CH sau:

+ Hãy viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp và hô hấp?

+ Nhận xét về mối tương quan giữa nguyên liệu và sản phẩm của hai quá trình quang hợp và hô hấp?

+ Dựa vào kiến thức về quang hợp và hô hấp, hãy chứng minh quang hợp là tiền đề cho hô hấp và ngược lại?

* Khi dạy bài 9, mục I.2- Pha tối. GV yêu cầu HS tự lực nghiên cứu SGK, phân tích sơ đồ và trả lời CH sau:

- Hãy trình bày diễn biến các giai đoạn của chu trình Canvin trong pha tối quang hợp?

- Chỉ rõ sản phẩm của pha sáng chuyển cho pha tối là gì?

Mặt trời

Quang hợp

- Hãy chỉ ra trên sơ đồ các điểm mà tại đó sản phẩm của pha sáng đi vào chu trình Canvin?

Như vậy, với hoạt động tự lực phân tích sơ đồ và làm việc với SGK cùng hệ thống CH - BT định hướng HS đã tự lực lĩnh hội được kiến thức.

Ví dụ 4: Sử dụng CH- BT để rèn luyện KN lập bảng

Khi dạy phần II, “Con đường hô hấp ở thực vật” trong bài 12 “Hô hấp ở thực vật”, GV sử dụng sơ đồ để HS rút ra kiến thức và trình bày hệ thống dưới dạng bảng như sau:

- Hãy quan sát hình 12.2. Con đường hô hấp ở thực vật.

- Hãy chỉ ra nguyên liệu, sản phẩm và các giai đoạn của quá trình đường phân và chu trình Crep?

- Hãy tìm ra các đặc điểm và mối liên quan giữa hai quá trình này. Trình bày logic kiến thức dưới dạng bảng hệ thống?

Sau khi trả lời các CH mà GV đã định hướng, HS sẽ nhanh chóng lập được bảng hệ thống theo yêu cầu:

Đặc điểm Đường phân Chu trình Crep

Nơi xảy ra quá trình Tế bào chất Chất nền của ti thể

Nguyên liệu Glucozơ

Axêtyl-CoA được biến đổi từ axitpiruvic là sản phẩm của quá trình đường phân

Sản phẩm 2 ATP, 2 NADH,

2 axitpiruvic 6 NADH, 2 FADH2, 2 ATP, 4 CO2

Mối liên quan giữa hai quá trình

Quá trình đường phân cung cấp nguyên liệu cho chu trình Crep. Năng lượng sinh ra từ chu trình Crep được cung cấp

Ribulôzơ - 1,5 - diP APG

AlPG CO 2 C6H12O6 Pha sáng ATP + NADPH Hình 9.12. Chu trình Canvin AlPG (Triôzơ-P)

cho quá trình đường phân.

Ví dụ 5: Sử dụng CH- BT để rèn luyện KN khai thác thông tin từ bảng

Khi dạy mục III.4, “Hô hấp bằng phổi” trong bài 17 “Hô hấp ở động vật”, GV sử dụng bảng và hệ thống câu hỏi như sau:

Cho bảng số liệu về trao đổi khí ở phổi người trưởng thành:

Khí Áp suất từng phần tính bằng milimet thuỷ ngân (mmHg) Không khí Không khí trong phế nang Máu tĩnh mạch trong các mạch máu đi tới phế

nang Máu động mạch trong các mạch từ phế nang đi ra O2 159 100 - 110 40 102 CO2 0,2 - 0,3 40 47 40

a) Từ bảng trên rút ra được điều gì?

b) So sánh vận tốc khuếch tán của khí O2 và của khí CO2 vào không khí trong phế nang. Tại sao sự chênh lệch của khí O2 thì cao, sự chênh lệch của khí CO2 tuy thấp nhưng sự trao đổi khí CO2 giữa máu với không khí trong phế nang vẫn diễn ra bình thường?

Sau khi thực hiện các thao tác khi phân tích bảng theo sự hướng dẫn của GV, Hs sẽ rút ra được kết luận:

a) Cho thấy:

- Liên quan đến trao đổi khí ở phổi. - Chênh lệch O2 và CO2 giữa các nơi:

Sự chênh lệch giữa áp suất từng phần của các khí trong máu tĩnh mạch đi tới phế nang và áp suất từng phần của các khí đó trong không khí ở phế nang.

O2 là 100 – 40 = 60 đến 110 – 40 = 70 mmHg; CO2 là 47 – 40 = 7 mmHg. b) So sánh

- Vận tốc khuếch tán của CO2 vào không khí trong phế nang lớn hơn O2 25 lần. - Vì bề mặt rộng, ẩm ướt, thông khí, giàu mạch máu.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa cho học sinh qua dạy học chương ''chuyển hoá vật chất và năng lượng'' sinh học 11 THPT (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w