CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa cho học sinh qua dạy học chương ''chuyển hoá vật chất và năng lượng'' sinh học 11 THPT (Trang 27)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa ở trường THPT hiện nay

1.2.1.1. Phương pháp xác định thực trạng

- Sử dụng phiếu phỏng vấn để khảo sát với 32 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy SH thuộc 6 trường THPT của tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh năm học 2010-2011.

Phiếu số 1: Khảo sát về việc sử dụng các phương pháp dạy học của giáo viên (Xem phụ lục 1)

Phiếu số 2: Khảo sát tình hình rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa cho học sinh của giáo viên trong dạy học sinh học ở trường THPT nói chung và chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng”, Sinh học 11 nói riêng (Xem phụ lục 2).

- Điều tra một số KN làm việc với SGK trên đối tượng là HS khối 11 đang học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng tại 2 trường không có thực nghiệm sư phạm là trường THPT Nam Đàn I, và trường THPT Hà Huy Tập, Tp Vinh, Tỉnh Nghệ An.

- Dự giờ dạy: Chúng tôi đã tham gia dự giờ của GV dạy sinh học ở cả 2 trường, tổng số giờ dự là 18 giờ.

Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành trao đổi, tham khảo bài soạn của GV bộ môn.

1.2.1.2. Đối với giáo viên

* Vấn đề 1: Tình hình sử dụng phương pháp dạy học của giáo viên

Qua điều tra phỏng vấn 32 giáo viên Sinh học ở các trường THPT trên địa bàn các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên (Nghệ An), huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) và Thành phố Vinh. Tình hình sử dụng phương pháp dạy học của giáo viên phổ thông được thể hiện qua bảng 1.1:

Bảng 1.1. Kết quả điều tra việc sử dụng phương pháp dạy học của giáo viên

TT Tên phương pháp Sử dụng thường xuyên Sử dụng không thường xuyên Không sử dụng

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

1 Thuyết trình 14 43,75 16 50 2 6,25

2 Sử dụng đồ dùng trực quan 24 75 8 25 0 0

3 Vấn đáp thông báo tái hiện 21 65,63 10 31,25 1 3,13

4 Vấn đáp giải thích minh hoạ 18 80,56 12 19,44 2 0

5 Vấn đáp tìm tòi bộ phận 9 28,12 19 59,38 4 12,5

6 Đặt và giải quyết

vấn đề 13 40,62 17 53,13 2 6,25

7 Sơ đồ hóa 19 59,38 13 40,62 0 0

8 Sử dụng phiếu học tập 5 15,62 17 53,13 10 31,25

9 Làm việc với sách giáo khoa, tài liệu tham khảo

6 18,75 18 56,25 8 25

Qua thống kê cho thấy trong giờ học GV chủ yếu sử dụng phương pháp diễn giảng và vấn đáp tái hiện. Đặc biệt DH theo hướng đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp sơ

đồ hóa đã được quan tâm và vận dụng nhiều hơn. Như vậy, đã có chuyển biến trong việc tăng cường sử dụng các phương pháp DH tích cực với mức độ thường xuyên hơn, nhưng hiệu quả chưa cao. Phương pháp làm việc với SGK vẫn chưa được GV sử dụng thường xuyên. Nhiều GV vẫn còn nặng về thuyết trình các kiến thức trong SGK, ít chú ý tập cho HS khai thác kiến thức của sách giáo khoa. Tuy trong tiết dạy, GV có sử dụng phương pháp đàm thoại nhưng chủ yếu theo kiểu vấn đáp thụ động, các câu hỏi loại tìm tòi, kích thích tư duy, phát huy được tính độc lập sáng tạo của HS còn rất hạn chế.

Trên lớp, GV chưa chú ý tới khâu hướng dẫn HS cách làm việc độc lập với SGK, đồng thời cũng ít chú ý tới việc hướng dẫn tự học ở nhà cho HS. Khâu đánh giá của GV về tình hình học của HS còn nặng về các câu hỏi tái hiện kiến thức, ít câu hỏi tìm tòi. Tuy nhiên, cũng có những GV vận dụng sáng tạo các phương pháp tích cực như DH đặt và giải quyết vấn đề, sơ đồ hoá... nhưng chủ yếu là trong các giờ thao giảng, các tiết thi GV dạy giỏi.

* Vấn đề 2: Tình hình rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học Sinh học ở trường THPT

Kết quả điều tra về tình hình rèn luyện kỹ năng làm việc với SGK cho HS trong DH sinh học ở trường THPT được thể hiện qua bảng 1.2.

Bảng 1.2. Kết quả điều tra về tình hình rèn luyện kỹ năng làm việc với SGK cho HS trong DH sinh học ở trường THPT

Kết quả điều tra trong bảng 1.2 cho thấy:

- Giáo viên chưa thường xuyên rèn luyện KN làm việc với SGK cho HS, phần lớn GV (68,75%) thỉnh thoảng rèn luyện và có tới 28,13 % GV không rèn luyện KN này cho HS.

Trong các KN làm việc với SGK cho HS, phần lớn GV quan tâm rèn luyện KN tìm ý trả lời câu hỏi dựa vào thông tin đọc được từ SGK (43,75 %), KN tìm ý chính (3,25%), KN khai thác thông tin kênh hình (31,25 %). Các KN này được các GV rèn luyện thường xuyên.

Các KN diễn đạt nội dung SGK như KN lập sơ đồ, lập bảng GV ít khi rèn luyện cho HS. Các sơ đồ thường là GV lập sẵn rồi HS chép lại và ghi nhớ, còn bảng cũng được GV lập sẵn dưới dạng phiếu học tập trong sẵn và HS điền thông tin vào bảng đó để thu nhận tri thức.

Qua sự phân tích trên cho thấy phần lớn GV chưa chú trọng rèn luyện KN làm việc với SGK cho HS. Mặc dù qua trao đổi dự giờ hầu hết các GV đều cho rằng việc rèn luyện KN tự học với SGK cho HS là rất cần thiết nhằm phát huy tính tích cực của HS nhưng do các nguyên nhân chủ quan và khách quan mà chưa thực hiện được hoặc thực hiện nhưng chưa có hiệu quả.

TT Nội dung vấn đề Rèn luyện

thường xuyên Ít rèn luyện

Không rèn luyện Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % I Rèn luyện kỹ năng làm việc

với SGK trong bài lên lớp 1 3,12 22 68,75 9 28,13

II Các kỹ năng làm việc với SGK được rèn luyện trong quá trình DH sinh học 1.KN đọc lướt bài khóa

trong SGK trước khi lên lớp 5 15,62 20 62,5 7 21,88

2. KN tìm ý chính 10 31,25 14 43,75 8 25

3. KN lập dàn ý 6 18,75 18 56,25 8 25

4. KN tóm tắt 4 12,5 8 25 20 62,5

5. KN lập bảng 2 6,25 4 12,5 26 81,25

6. KN lập sơ đồ 3 9,38 5 15,63 24 75

7. KN khai thác thông tin từ kênh hình (tranh ảnh, bảng biểu, sơ đồ, đồ thị)

10 31,25 16 50 6 18,75

8. KN thực hiện các lệnh

trong SGK 6 18,75 14 43,75 12 37,5

9. KN tìm ý trả lời câu hỏi

SGK chủ yếu được GV sử dụng trong khâu lên lớp để HS tự học các kiến thức đơn giản và dựa vào nội dung SGK để trả lời các câu hỏi của GV mà chưa được phát huy hết vai trò của nó trong việc giúp HS khai thác nguồn thông tin thu được từ SGK.

Ngoài SGK một số GV cũng đã khai thác các kiến thức từ các nguồn tài liệu khác để minh họa cho bài học nhưng vẫn không thường xuyên.

Chúng tôi cũng đã điều tra, phỏng vấn các GV đang giảng dạy chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học 11; có đến 80 % cho rằng chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng rất thuận lợi để rèn luyện KN làm việc với SGK cho HS vì chương này rất phong phú về kênh chữ và kênh hình (65 tranh ảnh, bảng biểu, sơ đồ và đồ thị). Mặt khác nội dung chương mang tính thực tế rất gần gũi với đời sống, các lệnh hoạt động được tăng cường theo hướng phát huy tính tích cực của HS. Tuy nhiên, các GV chưa rèn luyện các KN làm việc với SGK cho HS trong chương này vì nội dung các bài học tương đối dài và KN làm việc với SGK của HS còn yếu nên sợ mất thời gian. Trong chương này, các GV mới chỉ rèn luyện một số KN như KN khai thác thông tin từ tranh ảnh, sơ đồ, đồ thị, KN tìm ý chính, KN tìm ý trả lời CH dựa vào SGK nhưng còn ở mức độ thấp; các KN đòi hỏi mức độ tư duy nhiều hơn như KN lập bảng, KN lập sơ đồ, KN tóm tắt... vẫn chưa được chú ý rèn luyện.

1.2.1.3. Đối với học sinh

Để đánh giá về KN làm việc với SGK của HS trong bộ môn Sinh học nói chung và trong chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng nói riêng, chúng tôi tiến hành làm các bài kiểm tra như trong phần thực nghiệm sư phạm đối với HS lớp 11 đang học tại 2 trường THPT không có thực nghiệm sư phạm là trường THPT Nam Đàn I (507 HS) và trường THPT Hà Huy Tập (485 HS). Các đề kiểm tra thuộc kiến thức của chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học 11- THPT. Một số KN mà chúng tôi tiến hành điều tra là:

(1) KN tách ra nội dung chính, bản chất từ nội dung đọc được của SGK (KN tìm ý chính).

(2) KN tóm tắt tài liệu đọc được từ SGK (KN tóm tắt).

(3) KN diễn đạt nội dung đọc được từ SGK bằng sơ đồ (KN lập sơ đồ).

(4) KN diễn đạt nội dung đọc được từ SGK bằng bảng hệ thống, so sánh (KN lập bảng).

(5) KN khai thác thông tin từ tranh ảnh. (6) KN khai thác thông tin từ sơ đồ.

Bảng 1.3. Kết quả điều tra về một số KN làm việc với SGK của HS trong chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học 11- THPT

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Tìm ý chính 992 57 5,75 230 23,19 705 71,07 Tóm tắt 992 45 4,54 260 26,21 687 69,25 Lập sơ đồ 992 25 2,52 240 24,19 727 73,29 Lập bảng 992 28 2,82 285 28,73 679 68,45

Khai thác thông tin từ

sơ đồ 992 94 9,48 485 48,89 413 41,63

Khai thác thông tin từ

tranh ảnh 992 102 10,29 475 47,88 415 41,83

Kết quả trong bảng 1.3 cho thấy:

- Số lượng HS có kết quả cao nhất về rèn luyện KN làm việc với SGK đạt MĐ 2 và MĐ 3 thuộc về KN khai thác thông tin từ tranh ảnh (58,17 %), KN khai thác thông tin từ sơ đồ (49,37 %). Các KN còn lại đạt MĐ 2 và MĐ 3 còn thấp: KN lập sơ đồ (26,71 %), KN tìm ý chính (28,94 %), KN tóm tắt (30,75 %), KN lập bảng (31,55 %).

- Qua việc phân tích từng bài kiểm tra và dự giờ thăm lớp, chúng tôi thấy rằng các KN làm việc với SGK của HS còn rất yếu. Như vậy cần phải thường xuyên rèn luyện các KN này để từng bước nâng cao hiệu quả dạy học.

1.2.1.3. Nguyên nhân của thực trạng

a. Về phía giáo viên

- Đa số GV đều nhận thức được rằng vấn đề rèn luyện KN làm việc với SGK cho HS là rất quan trọng nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với xu thế của thời đại nhưng khó thực hiện. Trước hết phải đổi mới giáo án thay đổi các KN, kỹ xảo DH đã thành thói quen ăn sâu vào tiềm thức và tốn ít đầu tư về công sức thời gian. Sau đó lại phải tham khảo tài liệu, nghiên cứu xây và thử nghiệm phương pháp mới. Vì vậy các giáo viên ngại thay đổi.

- Từ lâu, SGK được xem là “pháp lệnh” và phần lớn GV chỉ sử dụng để soạn giáo án; khi lên lớp yêu cầu thì sử dụng SGK để theo dõi bài giảng hoặc dựa vào SGK để trả lời những câu hỏi mang tính chất thông báo tái hiện mà GV nêu ra trong quá trình giảng bài. Đa số các GV chưa chú trọng rèn luyện các KN làm việc với SGK cho HS vì cho rằng trình độ tự học của HS thấp, nếu triển khai theo hướng trên sẽ mất thời gian, không hoàn thành được nội dung bài giảng trong một tiết học.

- Số lượng GV hiểu rõ về KN làm việc với SGK cũng như về qui trình và biện pháp rèn luyện các KN đó còn hạn chế. Có GV hiểu bản chất nhưng lại chưa có qui trình rèn luyện hợp lí dẫn đến chất lượng chưa cao.

b. Về phía học sinh

- Không xác định đúng động cơ, thái độ học tập, không hứng thú học tập bộ môn sinh học. Phần lớn HS cho rằng đây là môn học phụ nên chủ yếu là học đối phó.

- Cách học của HS nặng về thuộc lòng, tái hiện kiến thức nên hạn chế sự phát triển về năng lực tư duy. Mặt khác HS chưa có KN làm việc với SGK, HS chủ yếu sử dụng SGK để theo dõi bài giảng của GV ở trên lớp, chưa có động cơ sử dụng SGK để tìm tòi kiến thức mới. Trên lớp, HS thường chú ý ghi chép bài đầy đủ vào vở để khi về nhà chỉ cần theo dõi vở ghi để hôm sau trả lời bài cũ. Do đó SGK chưa phát huy được vai trò của nó trong việc rèn luyện khả năng tự học của HS trong khi học ở lớp và ôn tập bài ở nhà. Qua dự giờ, chúng tôi thấy rằng số HS học tập thụ động khá nhiều, việc tham gia xây dựng bài và khám phá tri thức mới còn ít.

1.2.2. Đặc điểm về chương trình và sách giáo khoa Sinh học THPT hiện nay

1.2.2.1. Cấu trúc chương trình Sinh học THPT hiện nay

Các kiến thức Sinh học trong chương trình THPT được trình bày theo các cấp tổ chức sống, từ các hệ nhỏ đến các hệ lớn: tế bào→ cơ thể→ quần thể→ loài→ quần xã→ hệ sinh thái - sinh quyển, cuối cùng tổng kết những đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống theo quan điểm tiến hóa – sinh thái.

Các kiến thức trình bày trong chương trình THPT là những kiến thức Sinh học đại cương, chỉ ra những nguyên tắc tổ chức, những qui luật vận động chung cho giới sinh vật. Quan điểm này được thể hiện theo các ngành nhỏ trong SH: Tế bào học, Di truyền học, Tiến hóa, Sinh thái học đề cập những qui luật chung, không phân biệt từng nhóm đối tượng. Chương trình được thiết kế theo mạch kiến thức và theo kiểu đồng tâm, mở rộng qua các cấp học như chương trình THPT dựa trên chương trình Trung học cơ sở và được phát triển theo hướng đồng tâm, mở rộng.

1.2.2.2. Đặc điểm sách giáo khoa Sinh học THPT hiện nay

- Sách giáo khoa mới không còn là một hệ thống các bài khóa trình bày các tri thức đã được xác định sẵn, rõ ràng, mạch lạc mà GV có nhiệm vụ truyền đạt tới HS với ít nhiều gia công sư phạm để làm cho bài học sát với trình độ HS, dễ hiểu, dễ nhớ. Trong SGK mới, phần chủ yếu của bài học là các hoạt động đề ra cho HS, nêu nhiệm vụ nhận thức hoặc hành động nhưng chưa có lời giải. GV phải tổ chức cho HS hoạt động (theo cá nhân, nhóm nhỏ hay cả lớp) để các em tìm tòi, phát hiện, khám phá những điều phải học theo mục tiêu của từng bài. Bằng các hoạt động khám phá HS trưởng thành cả về kiến thức, KN, thái độ, cả về phương pháp khoa học, phương pháp học tập.

- Cấu trúc chung của một bài học lý thuyết bao gồm: Nội dung bài học→Tóm tắt nội dung bài học → Câu hỏi - bài tập → Mục “em có biết”.

+ Nội dung bài học: Mỗi bài học thường được trình bày bằng kênh chữ và kênh hình. Nội dung rất phong phú, không chỉ được thể hiện bằng các đoạn văn bản mà còn bổ sung các lệnh được phát ra dưới các dạng khác nhau như dưới dạng câu hỏi, điền vào đoạn trống hay ô trống theo bảng mẫu...nhằm giúp HS vận dụng kiến thức hoặc hiểu

dụng tìm lời giải, nếu không tự trả lời được, HS có thể nhờ sự trợ giúp của GV. Các thông báo và các lệnh được đan xen nhau. Tuy nhiên số lệnh để tạo ra hoạt động nhận thức của HS trong mỗi bài thường từ 2→3. Thông qua các hoạt động này HS sẽ được rèn luyện các khả năng diễn đạt, khả năng làm việc tập thể, khả năng suy luận và khái quát hóa.

Bên cạnh kênh chữ, SGK mới cũng tăng kênh hình, tranh ảnh màu minh họa để HS dễ nắm kiến thức hơn là tập trung vào việc diễn tả các khái niệm. SGK đã lựa chọn các ảnh chụp sống động từ tự nhiên đưa vào SGK để minh họa và kèm theo những sơ đồ nhằm làm sáng tỏ các quá trình sống. Kênh hình trong SGK nhiều về số lượng, phong phú và đa dạng về loại hình hơn so với SGk cũ. Thống kê số hình, bảng: Sinh học 10

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa cho học sinh qua dạy học chương ''chuyển hoá vật chất và năng lượng'' sinh học 11 THPT (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w