Nhóm kỹ năng làm việc với kênh chữ

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa cho học sinh qua dạy học chương ''chuyển hoá vật chất và năng lượng'' sinh học 11 THPT (Trang 39)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Nhóm kỹ năng làm việc với kênh chữ

2.1.1.1. Kỹ năng đọc hiểu nội dung sách giáo khoa

* Tầm quan trọng

Kỹ năng đọc sách là một quá trình vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để tiến hành một cách thành thạo các thao tác, các hành động trí tuệ nhằm chiếm lĩnh nội dung tri thức, kinh nghiệm chứa đựng trong sách, biến nội dung tri thức đó thành kinh nghiệm của bản thân.

Nếu có KN đọc sách, HS sẽ tiếp thu được nhiều tri thức nhất trong một khoảng thời gian ngắn nhất và mang lại hiệu quả cao nhất. Đọc sách thường xuyên và có phương pháp khoa học sẽ giúp học sinh:

- Mở rộng và đào sâu những tri thức đã lĩnh hội được, tiếp cận được với sự phát triển của khoa học và nghề nghiệp tương lai.

- Bồi dưỡng tư duy lôgic, phương pháp làm việc khoa học và nhất là tư duy sáng tạo trong hoạt động chuyên môn của mình.

Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, hứng thú học tập, nghiên cứu, lòng yêu nghề nghiệp và thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh cũng như với bản thân mình.

* Yêu cầu của kỹ năng

- Phải có mục đích đọc sách rõ ràng và cụ thể vì mục đích đọc sách sẽ chi phối toàn bộ quá trình đọc sách.

- Tích cực tư duy khi đọc: tích cực tư duy khi đọc là luôn hình dung những ý tưởng trong sách thành những biểu tượng, hình ảnh trong đầu; đối chiếu, so sánh chúng với nhau và với những hiểu biết đã có. Cần tránh lối đọc một chiều, lười suy nghĩ, lười ghi chép; đọc thụ động, chấp nhận tất cả, học thuộc máy móc.

- Phải tập trung chú ý cao độ khi đọc sách nghĩa là nỗ lực, cố gắng định hướng toàn bộ tâm trí một cách liên tục vào việc đọc nhằm suy nghĩ thấu đáo, tư duy tích cực và ghi nhớ nhanh những điều rút ra khi đọc. Khi gặp vấn đề khó hiểu cần cố gắng suy nghĩ hoặc ghi lại để tìm hiểu sau.

- Rèn luyện để có kỹ thuật đọc hợp lí từ khâu tổ chức, xác định phương pháp đọc và các thao tác đọc.

* Các bước tiến hành

Bước 1 : Xác định mục đích đọc sách

Học sinh cần có KN định hướng thu nhận thông tin khi đọc SGK. Xác định mục tiêu đọc sách là trả lời câu hỏi: “đọc để giải quyết vấn đề gì, đọc như thế nào và đọc đến mức độ nào?...” Mục tiêu đọc sách quy định tính chất và phương hướng đọc, nội dung và trình tự đọc, giúp cho chủ thể tập trung chú ý vào những vấn đề chủ yếu cần khai thác. Từ mục tiêu học tập cụ thể, HS mới định hướng tìm kiếm thông tin khi làm việc với tài liệu: đọc chương, mục nào, cái gì? Nhờ định hướng đúng, HS nhanh chóng giải quyết được mục tiêu học tập với chất lượng cao, tiết kiệm được thời gian.

Bước 2 : Khảo sát

Đọc lướt qua phần nội dung cần đọc, lưu ý đến tính hệ thống của nội dung. Đặc biệt đối với SGK hiện nay có phần tóm tắt cuối mỗi bài học, cần đọc lướt phần này để thấy rõ nội dung cô đọng nhất, những kết luận chính của bài.

Bước 3 : Đọc kỹ có phân tích, nhận xét, đánh giá

Để lĩnh hội được những tri thức cần thiết, đạt được mục đích đọc sách, cần phải đi sâu nghiên cứu cuốn sách. Công việc này đòi hỏi phải có kỹ thuật đọc tức là năng lực chiếm lĩnh tri thức và trình độ KN đọc của người đọc. Kỹ thuật đọc phụ thuộc vào mục đích đọc, thể hiện ra bằng cách đọc. Khi làm việc với SGK cần có các kỹ thuật đọc cơ bản như: đọc có trọng điểm (hay đọc từng phần, đọc nghiền ngẫm nội dung cuốn sách, đọc chủ động, đọc sâu).

Bước 4 : Chốt lại

Cuối mỗi phần, mỗi chương, bài, mục và tiểu mục cần dừng lại và chốt các điểm chính bằng cách ghi chép.

Bước 5 : Kiểm tra

Sau khi đọc xong toàn bộ nội dung cần đọc lại để kiểm tra, đánh giá xem mình đã thu được gì sau quá trình đọc, đặc biệt chú ý đến cách bố cục của nội dung.

Ví dụ: GV hướng dẫn HS đọc nội dung bài 1 “Sự hấp thụ nước và muối khoáng

ở rễ”.

- Xác định mục đích đọc sách: Vì đây là bài đầu tiên của chương trình Sinh học 11 nên GV cần giúp HS thấy được nội dung và tính logic, hệ thống của chương trình, .GV đặt ra các câu hỏi định hướng giúp HS xác định mục đích của việc đọc nội dung bài.

+ Cơ thể sống có những đặc trưng cơ bản nào? (Chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản).

+ Trong những đặc trưng đó thì đặc trưng nào có vai trò là tiền đề cho các đặc trưng khác? (Chuyển hóa vật chất và năng lượng).

+ Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Sinh học 11 có gì khác so với nội dung này đã nghiên cứu ở Sinh học 10? (Sinh học 10 nghiên cứu chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cấp độ tế bào còn Sinh học 11 nghiên cứu chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cấp cơ thể đa bào).

+ Tại sao lại tách quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và ở động vật thành hai quá trình khác nhau? (Do thực vật và động vật khác nhau về nguồn gốc, đời sống, cấu tạo và sinh lý).

+ Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng bao gồm những giai đoạn nào? (hấp thụ, vận chuyển và bài xuất các chất ra khỏi cơ thể).

+ Cơ thể thực vật cần hấp thụ những vật chất quan trọng nào? Các chất đó được thực vật hấp thụ bằng cơ quan nào, theo cơ chế gì?

GV chỉ gợi ý một số vấn đề ban đầu và rèn luyện cho HS thói quen tự đặt ra những câu hỏi hay vấn đề còn thắc mắc để có hứng thú và phương pháp đọc sách hiệu quả.

- Khảo sát: Đọc lướt nội dung bài để xác định các vấn đề chính bằng cách đọc tên các mục của bài, sau đó dừng lại ở phần khung tóm tắt trang 9. (Hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng, cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng, ảnh hưởng của môi trường tới sự hấp thụ nước và ion khoáng).

- Đọc kỹ có phân tích, nhận xét, đánh giá: Để thực hiện bước này cần đọc kỹ nội dung, đặc biệt là trong quá trình đọc cần phải chú ý tới khung tóm tắt và hệ thống câu hỏi, bài tập cuối bài để xác định nội dung trọng tâm. Nội dung trọng tâm của bài 1 là sự thích nghi hình thái của rễ với sự hấp thụ nước và ion khoáng, cơ chế hấp thụ thụ động (với nước) và hấp thụ chọn lọc (với ion khoáng).

- Chốt lại: HS ghi chép lại những ý chính trong mỗi mục (ghi theo cách hiểu của bản thân).

- Kiểm tra: Trong khâu này, GV có thể yêu cầu HS trình bày bằng lời nội dung các em đã đọc hoặc đưa ra hệ thống câu hỏi để kiểm tra mức độ thu nhận kiến thức của HS hoặc HS tự đặt ra các câu hỏi và trả lời về các vấn đề mình còn thắc mắc.

(1) Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng?

(2) Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây? (3) Giải thích vì sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết?

2.1.1.2. Kỹ năng tách ra nội dung chính, bản chất từ nội dung đọc được của sách giáo khoa

* Tầm quan trọng

Kỹ năng tách ra nội dung chính, bản chất từ nội dung đọc được của SGK là một KN rất quan trọng mà GV cần phải rèn luyện cho HS vì KN này là cơ sở của các KN làm việc với SGK khác. Với SGK, giáo viên cần dạy HS luôn tự đặt câu hỏi: “Ở đây nói về cái gì?”, “Cái đó đề cập những khía cạnh nào”, “Trong những khía cạnh đó thì khía cạnh nào là chủ yếu, bản chất?”.

* Yêu cầu của kỹ năng

- Xác định đúng các nội dung chính, bản chất từ nội dung đọc được

- Các nội dung chính, bản chất phải thể hiện đầy đủ ý của nội dung đã đọc.

- Các nội dung chính, bản chất được tách ra phải ngắn gọn, súc tích và được sắp xếp logic phản ánh toàn bộ nội dung đã đọc.

* Các bước tiến hành

- Đọc nội dung của SGK cần tách ý chính, bản chất. Nội dung có thể là một bài, một đoạn hay một mục nào đó.

- Phân tích nội dung để tìm ý chính, bản chất.

- Tách các ý chính, bản chất của nội dung và sắp xếp chúng theo trình tự logic.

* Các ví dụ minh chứng

Ví dụ 1: Hãy tách ý chính, bản chất từ nội dung của bài 2 “Vận chuyển các chất trong cây”

Học sinh cần thực hiện các thao tác:

- Đọc toàn bộ nội dung bài, xác định các mục, tiểu mục có trong bài.

- Phân tích nội dung xác định được nội dung bài đề cập đến dòng mạch gỗ (cấu tạo mạch gỗ, thành phần của dịch mạch gỗ, động lực đẩy dòng mạch gỗ); Dòng mạch rây (cấu tạo mạch rây, thành phần của dịch mạch rây, động lực đẩy dòng mạch rây).

- Tách ra các nội dung chính, bản chất từ các mục và tiểu mục. Sắp xếp các ý theo logic của nội dung.

→ Kết quả:

+ Mạch gỗ gồm các tế bào chết là quản bào và mạch ống nối kế tiếp nhau, tạo nên những ống dài từ rễ lên lá giúp dòng nước, ion khoáng và các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ di chuyển bên trong.

+ Động lực đẩy dòng mạch gỗ là sự phối hợp của 3 lực: lực đẩy (áp suất rễ), lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử với nhau và với thành mạch gỗ.

+ Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm. Các ống rây nối đầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ.

+ Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là saccarozơ, axitamin,... cũng như một số ion khoáng được sử dụng lại như kali... đến nơi sử dụng (đỉnh, cành, rễ) và đến nơi dự trữ (hạt, quả, củ).

+ Động lực đẩy dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ...)

Ví dụ 2: Tách nội dung chính, bản chất từ mục I, vai trò sinh lí của nguyên tố Nitơ

- Từ qui trình trên sau khi đọc và phân tích mục I, học sinh sẽ tách ra được nội dung chính, bản chất của mục và sắp xếp theo trật tự logic.

→ Kết quả:

Vai trò sinh lí của nguyên tố Nitơ:

+ Vai trò chung: Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của cây.

+ Vai trò cấu trúc: Nitơ là thành phần cấu trúc không thể thay thế của nhiều hợp chất quan trọng như Prôtêin, axitnuclêic, diệp lục, ATP... trong cơ thể TV.

+ Vai trò điều tiết: Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất và trạng thái ngậm nước của tế bào nên ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của tế bào TV.

2.1.1.3. Nhóm kỹ năng diễn đạt nội dung sách giáo khoa

- Diễn đạt nội dung học tập được hiểu một cách khái quát là sự thể hiện đối tượng học tập đã qua quá trình tiếp nhận, xử lí bởi các thao tác tư duy của chủ thể nhận thức. Do đó những đối tượng học tập được chủ thể diễn đạt không còn “nguyên bản” như ban đầu về hình thức nhưng nội dung cơ bản vẫn không thay đổi, và đồng thời nó chứa đựng sản phẩm tư duy, khả năng ngôn ngữ của chủ thể nhận thức.

Xét về hình thức của thông tin (dạng thông tin) khi diễn đạt nội dung học tập từ dạng này sang dạng khác được gọi là chuyển dạng thông tin (infomation transfer). David palmer gọi đó là việc tái tạo thông tin. Việc tái tạo này có thể từ dạng sơ đồ hoặc sang dạng bán sơ đồ sang dạng văn bản và ngược lại.

Theo quan điểm DH hiện đại diễn đạt nội dung học tập là chức năng của hoạt động học tập. Đó là hoạt động mô hình hóa đối tượng học tập với vật liệu mới. Thực chất là cấu tạo lại đối tượng học bằng một vật liệu khác mà vẫn đảm bảo bản chất của đối tượng đó.

Như vậy diễn đạt nội dung học tập là một hoạt động học tập, một khâu trong quá trình lĩnh hội tri thức của HS, hoạt động này có 2 đặc điểm cơ bản:

+ Dạng thông tin ban đầu được biến đổi sang hình thức khác theo mục tiêu đã xác định.

+ Hoạt động diễn đạt được thực hiện bởi các thao tác tư duy của người đọc... Từ thông tin ban đầu có thể được diễn đạt bằng nhiều hình thức khác nhau tùy

thức diễn đạt, mức độ sử dụng nguồn thông tin ban đầu từ SGK có khác nhau, điều đó đã cho phép HS tập dượt vận dụng các thông tin đã tiếp thu vào thực tiễn. Quá trình diễn đạt nội dung học tập từ SGK của HS có thể sơ đồ hóa như sau:

Hình 2.1. Quá trình diễn đạt nội dung học tập từ sách giáo khoa

- Vai trò của diễn đạt nội dung học tập từ SGK đối với HS

+ Đối với quá trình nhận thức: Diễn đạt nội dung học tập là một nội dung hoạt động học tập, một khâu trong quá trình lĩnh hội tri thức của HS. Đó còn là chức năng của hoạt động học - Chức năng mô hình hóa đối tượng học với các vật liệu mới, tạo động lực để HS lĩnh hội các kiến thức mới một cách nhanh chóng, hiểu vấn đề có tính hệ thống. Diễn đạt nội dung khoa học bằng ngôn ngữ hợp lí là mức độ cao của tri thức. Thông qua hoạt động này để kiểm tra hiệu qủa lĩnh hội tri thức của HS từ sách giáo khoa.

+ Đối với sự phát triển tư duy: nội dung học tập được diễn đạt là kết quả của quá trình xử lí thông tin nên rèn luyện cho HS các thao tác tư duy cơ bản, các biện pháp logic trong quá trình học tập như: phân tích, tổng hợp, so sánh, mô hình hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa, trừu tượng hóa... Ngoài ra, việc diễn đạt nội dung học tập bằng hình thức phi ngôn ngữ được đánh giá cao về khả năng tổng hợp bằng sơ đồ, đồ thị, hình tượng hóa (hình vẽ, sử dụng các bảng màu...). Nhờ vậy HS nhớ lâu, hiểu sâu, tái hiện tốt và vận dụng kiến thức đã học vào tình huống mới đạt hiệu quả cao.

+ Đối với sự phát triển ngôn ngữ: Diễn đạt nội dung học tập sẽ rèn luyện cho HS các KN sử dụng ngôn ngữ trong quá trình tiếp nhận và xử lí thông tin. HS biết cách chọn lựa và sử dụng loại ngôn ngữ thích hợp để diễn đạt nội dung học tập.

+ Tính giáo dục: Hình thành ý thức, thái độ nghiêm túc khi đọc sách, ghi chép. Rèn luyện các KN đọc sách. Góp phần hình thành văn hóa đọc sách, giáo dục tính thẩm mỹ, năng lực tự học cho HS.

Thông tin ban đầu từ SGK

Hình thức diễn đạt 1

Hình thức diễn đạt 2

Hình thức diễn đạt 3

Hình thức diễn đạt n Thao tác tư duy

Mục tiêu 1

Mục tiêu 2

Mục tiêu 3

- Hình thức diễn đạt nội dung học tập từ SGK: Trong DH Sinh học ở THPT, giáo viên yêu cầu HS diễn đạt nội dung học tập từ SGK Sinh học theo một số hình thức chủ yếu như sau:

+ Diễn đạt bằng văn bản: tóm tắt, lập dàn ý, phát biểu lại nội dung đã đọc (khái niệm, qui luật...).

+ Diễn đạt bằng hình ảnh: thể hiện đối tượng học bằng hình ảnh minh họa chi tiết hoặc phác thảo các nét chính, tùy thuộc đối tượng lĩnh hội.

+ Điễn đạt bằng sơ đồ: sơ đồ dạng mạng lưới, sơ đồ hình cây,...

+ Điễn đạt bằng bảng: là một ma trận, bao gồm các ô và các cột chứa đựng các thông tin tương quan chiếu theo chiều ngang, dọc hoặc chéo.

+ Diễn đạt bằng đồ thị: thể hiện tương quan giữa các đại lượng tác động lên hoạt động sống của sinh vật.

Sau đây chúng tôi sẽ phân tích một số KN diễn đạt nội dung SGK cơ bản bao

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa cho học sinh qua dạy học chương ''chuyển hoá vật chất và năng lượng'' sinh học 11 THPT (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w