Sự tương đồng và khác biệt trong môi trường kinh tế, xã hội và

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở Singapore và bài học cho Việt Nam (Trang 60 - 86)

3.1.1. Môi trường kinh tế - xã hi

3.1.1.1. Kinh tế

Việt Nam nằm cùng khu vực Đông Nam Á với Singapore, diện tích hơn 330 nghìn km2, dân số năm 2010 là 86,9 triệu người (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2011).

Việt Nam là nước đang phát triển, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và công nghiệp, các ngành dịch vụ chưa phát triển ở mức độ cao. Khác với Singapore, Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng phong phú: than đá, dầu mỏ, boxit, quặng sắt…

Từ năm 2001 – 2010 Việt Nam luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, trung bình đạt 7.27%, GDP năm 2010 đạt 104,6 tỉ USD (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2011). Mặc dù vậy, lạm phát cao và tỉ giá hối đoái biến động mạnh làm gia tăng các rủi ro tiền tệ của Việt Nam. Từ năm 2001 đến 2010, mức lạm phát của Việt Nam dao động từ 8 – 12% đặc biệt năm 2008 lạm phát tăng kỉ lục lên 19,89 % (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2011). Trong khi đó đồng Việt Nam mỗi năm mất giá so với đồng USD 3 – 4%. Các yếu tố này tạo ra những rủi ro hối đoái dài hạn khiến cho các dự án PPP ở Việt Nam thiếu sự hấp dẫn với nhà đầu tư.

3.1.1.2. Ngun vn và kh năng huy động vn

Nguồn vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam có 3 nguồn chính: ngân sách, nguồn vốn ODA và vốn FDI. Ngoài ra còn có vốn huy động từ dân chúng song không đáng kể. Khác với Singapore khả năng huy động vốn của Việt Nam còn hạn hẹp. Nguồn ngân sách phải trang trải cho nhiều khoản chi khác nhau do vậy mỗi năm chi ngân sách cho cơ sở hạ tầng chỉ khoảng 8-10% GDP. Trong khi đó,

nguồn vốn ODA ngày càng hạn chế do các nước cắt giảm nguồn viện trợ ODA khi Việt Nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình.

Bảng 3.1: Vốn chi xây dựng cơ bản trong tổng chi ngân sách giai đoạn 2001-2009

Nguồn: Niêm giám thống kê 2010 Thâm hụt ngân sách cũng là một áp lực lớn đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, hàng năm mức thâm hụt ngân sách khoảng từ 3-5% GDP, riêng năm 2009 thâm hụt ngân sách của Việt Nam lên đến 7,19% GDP (Tổng cục thống kê, 2011).

Tỉ lệ nợ công của Việt Nam cũng có mức tăng tương đối cao: Năm 2001, nợ công ở Việt Nam mới chỉđạt 9 tỉ USD, nhưng đến năm 2010 con số này đã lên tới hơn 39,9 tỉ USD (tổng nợ là 50,9 - khoảng 51,6% GDP) (14). Mặc dù con số này mới chỉ ở mức trung bình trên thế giới, song với tỉ lệ tăng trưởng nợ công cao như vậy, thì đây là bài toán khó cho Việt Nam trong việc huy động nguồn vốn ngân sách khi phải cắt giảm chi tiêu đểổn định nợ công.

3.1.1.3. Ngun nhân lc và cơ s h tng

Cơ sở hạ tầng ở Việt Nam có chất lượng thấp, nguyên nhân do một phần lớn cơ sở hạ tầng như đường sắt, cảng biển, đường bộ được xây dựng từ cách đây 30 – 50 năm, trong khi việc bảo trì nâng cấp thay mới còn nhiều hạn chế. Theo đánh giá của các chuyên gia tại diễn dàn kinh tế thế giới, chất lượng cơ sở hạ tầng Việt Nam

(14)Nợ công của Việt Nam nhìn từ The Economist

http://vneconomy.vn/20101012051115247P0C6/no-cong-cua-viet-nam-nhin-tu-the-economist.htm 2001 129.773 40.236 36.139 27,85% 8,11% 2002 148.208 45.218 40.740 27,49% 7,48% 2003 181.183 59.629 54.430 30,04% 8,87% 2004 214.176 66.115 61.746 28,83% 8,63% 2005 262.697 79.199 72.842 27,73% 8,68% 2006 308.058 88.341 81.078 26,32% 8,32% 2007 399.402 112.160 107.440 26,90% 9,39% 2008 494.600 135.911 124.664 25,21% 8,39% 2009 584.694 179.961 171.631 29,35% 10,35% Chi XDCB/GDP (%) Chi xây dng cơ bn (XDCB) (Đơn v: tỉđồng) Năm Tng chi ngân sách (Đơn v: tỉđồng) Chi đầu tư phát trin (Đơn v: tỉđồng) Chi XDCB/ tng chi ngân sách (%)

chỉ đạt 2,5 điểm, thấp hơn hẳn so với các nước trong khu vực như Maylaisia, Thái Lan và cả Trung Quốc (ADB-JBIC-WB, 2005, tr.37). Chi phí thuê cơ sở hạ tầng ở một số thành phố của Việt Nam cũng vào nhóm đắt nhất thế giới. Chẳng hạn, năm 2004 chi phí thuê văn phòng ở Hà Nội là 45 USD/m2/tháng, cước vận tải là 1100 USD/TEU, giá xăng dầu 0,65 USD/lít.

Ở nước ta, chất lượng nguồn nhân lực còn chưa phát triển, đa phần là nhân lực phổ thông. Lực lượng lao động có tay nghề, trình độ kĩ thuật cao ở Việt Nam chưa thể đáp ứng nhu cầu và bị thiếu một cách trầm trọng (15). Mặc dù vậy, Việt Nam lại có lợi thế nguồn nhân lực giá rẻ dồi dào.

3.1.1.4. Tính minh bch ca th trường – mc độ tham nhũng ca khu vc công

Theo đánh giá của của Tổ chức Minh bạch Quốc tế từ năm 2003 cho đến 2010, Việt Nam có sự cải thiện về chỉ số nhận thức tham nhũng từ mức 2,4 lên 2,9 song con số này vẫn còn rất thấp so với Singapore. Nhiều chuyên gia đánh giá rằng chính mức độ tham nhũng và sự thiếu minh bạch trong chính sách kinh tế khiến rủi ro chính sách tăng cao làm giảm các cơ hội đầu tư, không kích thích được đầu tư hiệu quả, đồng thời làm tăng chi phí phụ trội (16). Chính điều này làm cho các doanh nghiệp hết sức lo ngại khi quyết định đầu tư vào Việt Nam.

3.1.2. Môi trường pháp lý

Việt Nam có một chính sách đầu tư “tương đối mở”, chính phủđang có những nỗ lực trong việc cải cách môi trường pháp lý để nâng cao sự hấp dẫn cho thị trường Việt Nam trước các nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể điều này được thể hiện qua các báo cáo về chỉ số Tự do kinh tế của Việt Nam: 2001 đến năm 2010, Chỉ số Tự do kinh tế của Việt Nam tăng từ 44,3/100 lên 49,8/100, mặc dù vậy, vị trí của Việt Nam lại giảm từ vị trí 139 xuống 144 (17). Điều này cho thấy các quy định pháp lý của Việt Nam vẫn còn thiếu hấp dẫn và phần nào cản trở luồng vốn đầu tư.

(15) Chất lượng nguồn lực quá thấp - http://nld.com.vn/2011092309263232p0c1010/chat-luong- nguon-nhan-luc-qua-thap.htm

(16) Minhbạch trong chính sách để cải thiện môi trường đầu tư - http://vietbao.vn/Kinh-te/Minh- bach-chinh-sach-de-cai-thien-moi-truong-dau-tu/20265050/87/

3.1.2.1. Đăng kí đầu tư

Trong quá trình cải cách hệ thống pháp lý của mình, Việt Nam đang hướng tới xây dựng cơ chế pháp lý một cửa song những quy định thủ tục rườm rà vẫn còn tồn tại. Theo luật đầu tư cấp giấy phép đầu tư không quá 15 ngày kể từ ngày đăng kí. Đối với các dự án liên quan đến các lĩnh vực hạn chế đầu tư, thời gian này có thể dài hơn do cộng thêm các quy trình thẩm tra và trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Một số lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông bất động sản… thuộc diện hạn chếđầu tư.

3.1.2.2. Các ưu đãi tài chính, ưu đãi thuế

Việt Nam có rất nhiều các ưu đãi đầu tưđối với các nhà đầu tư, chủ yếu là các ưu đãi về thuế và các quyền sử dụng đất, mức độ ưu đãi cũng linh hoạt tùy thuộc vào lĩnh vực, khu vực đầu tư và từng dự án cụ thể. Đối với các dự án cơ sở hạ tầng, thông thường các nhà đầu tưđược hưởng các ưu đãi như: thuế suất thấp hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong một thời hạn nhất định, ưu tiên đầu tư vào các dự án khác có lợi nhuận cao, miễn thuế sử dụng đất.

3.1.2.3. Bo hộđầu tư

Các cơ chế bảo vệ nhà đầu tư của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Mặc dù Chính phủ đã có những quy định về vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trước các quyết định sai lầm của cơ quan nhà nước, song trong thực tế, việc giải quyết các vấn đề phát sinh của cơ quan có thẩm quyền thường xuyên ở tình trạng kém hiệu quả do các thủ tục giải quyết tranh chấp quá rườm rà và phức tạp.

3.2. Thc trng áp dng mô hình hp tác công tư trong lĩnh vc cơ s h tng ti Vit Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1. Nhu cu cn áp dng mô hình hp tác công tư vào phát trin kinh tế cơ

s h tng Vit Nam

3.2.1.1. Nhu cu cht lượng cơ s h tng

Nhưđã luận giải ở trên, chất lượng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam rất thấp. Nguyên nhân do năng lực công nghệ cũng như năng lực quản lý của khu vực công ở Việt

Nam còn non yếu và nhiều hạn chế. Tình trạng lún nứt tại các cây cầu mới đưa vào sử dụng như cầu Thủ Thiêm tại thành phố Hồ Chí Minh, đường dẫn lên cầu Phú Mĩ (18), sự yếu kém trong công tác quản lý dẫn đến các sai phạm tham nhũng như PMU18 hay vấn đề thất thoát ngân sách nhà nước trong mỗi dự án giao động từ 10 – 30% (19). Từ thực tế đó cho thấy, cần có một cơ chế đầu tư mới nhằm nâng cao tính hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng cho các công trình cơ sở hạ tầng.

Tóm lại, việc áp dụng mô hình hợp tác công tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở Việt Nam là điều cần thiết hiện nay.

3.2.1.2. Nhu cu v vn

Tại Việt Nam tính từ năm 2001 đến 2010, trung bình mỗi năm vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng đạt mức 8-10% GDP (Tổng cục thống kê, 2010). Các khảo sát do ADB tiến hành đã chỉ ra khối lượng đầu tư này đóng góp vào mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người 7-8%/năm. Tuy nhiên, gia nhập WTO, Việt Nam liên tục trải qua các thay đổi về cơ cấu kinh tế để có thể hội nhập tốt hơn với xu thế chung của toàn cầu. Những thay đổi đó, bao gồm cả quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa - hiện đại hóa sẽđồng nghĩa với việc ngày càng gia tăng nhu cầu về các dịch vụ cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong các lĩnh vực trọng yếu, đóng vai trò then chốt đối với hoạt động của tất cả các ngành nghề kinh tế như: điện lực, giao thông vận tải, viễn thông, nước và nhà ở.

Theo đánh giá của các bộ ngành địa phương đưa ra từ năm 2000 nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam là rất lớn. Chỉ tính riêng ngành điện lực mỗi năm cần 50 nghìn tỉ đồng cho phát triển hạ tầng, xây dựng nhà máy, phát triển hệ thống mạng lưới cung cấp điện. Các ngành như viễn thông cần 8-10 nghìn tỉ đồng/năm, nhà ở xã hội khoảng 24 nghìn tỉ đồng/năm. Với hạ tầng giao thông vận tải, theo chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, được thủ tướng

(18) Tình trạng cầu, đường mới xây đã lún, nứt, Sở GTVT khẳng định: Không ảnh hưởng tuổi thọ - http://www.baomoi.com/Tinh-trang-cau-duong-moi-xay-da-lun-nut-So-GTVT-khang-dinh-Khong- anh-huong-tuoi-tho/148/8266968.epi (19) Đầu tư công: Thành quả và những thách thức - http://www.tapchitaichinh.vn/Qu%E1%BA%A3ntr%E1%BB%8Bn%E1%BB%99idung/ViewArtic leDetail/tabid/56/Key/ViewArticleContent/ArticleId/4477/Default.aspx

chính phủ phê duyệt theo quyết định 206/2004/QĐ-TTg ngày 10-12-2004, con số này vào khoảng 133 nghìn tỉ mỗi năm.

Bảng 3.2: Nhu cầu đầu tư của Việt Nam vào cơ sở hạ tầng giao thông từ 2011-2020

Nguồn: ADB, 2005, tr.89-93 Như vậy để đáp ứng nhu cầu chi cho cơ sở hạ tầng, ước tính Việt Nam sẽ phải chi khoảng 20% GDP hay khoảng 60-65% ngân sách nhà nước mỗi năm. Nhưng thực tếđiều này không thể xảy ra bởi cơ cấu chi ngân sách nhà nước còn rất nhiều các hạng mục khác như y tế, giáo dục, quản lý hành chính, và chỉ có thểđể đáp ứng được gần 50% nhu cầu chi cho hạ tầng cơ sở (8 – 10% GDP – bảng 3.9).

3.2.2. Quy định pháp lý ca Vit Nam v vic áp dng PPP vào lĩnh vc cơ s

h tng

Những quy định pháp lý của Việt Nam về hợp tác công tư đã được xây dựng từ rất sớm (trong các văn bản sửa đổi bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài năm 1992) khi mới bắt đầu áp dụng mô hình này vào việc phát triển cơ sở hạ tầng, và được hoàn thiện vào năm 2005 với sự ra đời của luật đầu tư 2005. Tuy

Giai đon 2011-2020 (Tỉđồng)

Bình quân/năm (Tỉđồng)

328.530 32.853 Trong đó: Đường cao tốc 158.530 15.853

Quốc lộ 125.000 12.500

Đường tỉnh 45.000 4.500 393.576 39.358 Trong đó: Đường cao tốc 361.500 36.150

Đường thường 32.076 3.208 6.000 600 4.507 451 36.330 3.633 423.595 42.360 Trong đó: Đường bộ 221.448 22.145 Đường sắt 193.147 19.315 Hỗ trợ VTCC 9.000 900 77.850 7.785 1.329.388 132.939 GT Đô Thị (HN và TPHCM) Hàng không dân dụng

Giao thông nông thôn

Tng cng Hng mc Đường bộ Đường sắt Đường biển Đường sông

nhiên, các quy định pháp lý trong các văn bản này chỉ đề cập đến các một loại PPP đó là BOT và các hình thức tương đương.

Mãi đến năm 2007, thuật ngữ PPP mới được chính thức đi vào các văn bản luật, văn bản dưới luật của Việt Nam. Vấn đề áp dụng PPP của Việt Nam được chính phủ quy định trong nghị định 78/2007/NĐ-CP và quyết định 71/2010/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ.

3.2.2.1. Các hình thc đầu tư PPP vào lĩnh vc cơ s h tng

Theo các nghị định và quyết định này, mặc dù thừa nhận BOT và các hình thức tương đương chỉ là một hình thức của mô hình hợp tác công tư, song cũng giống như Singapore các quy định pháp lý này của Việt Nam vẫn chỉđề cập đến các hình thức chủ yếu bao gồm: Hợp đồng xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Hợp đồng xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO), Hợp đồng xây dựng - Chuyển giao (BT). Tuy nhiên, các quy định này lại không phù hợp với nhu cầu của Việt Nam. Đối với Singapore, nhu cầu của họ chỉ trong một số lĩnh vực như cấp thoát nước, y tế, cơ sở thể thao, giáo dục, còn các lĩnh vực khác như giao thông công cộng, chính phủđã làm tốt việc cung cấp các dịch vụ này. Đối với Việt Nam, nhu cầu đầu tư vào tất cả các lĩnh vực cơ sở hạ tầng là rất lớn từ hệ thống giao thông, điện nước, cho đến viễn thông cảng biển. Nếu chỉ có các hình thức như BOT, BT, BTO sẽ làm hạn chế khả năng đầu tư và trình độ quản lý của khu vực tư nhân.

Một điểm đáng chú ý là mặc dù các dự án BOT là một hình thức của PPP song trong thời gian qua, hầu hết các bộ ban ngành đều coi BOT và PPP là mô hình đầu tư khác nhau, và không có sự liên quan đến nhau. Điều này đã cản trở việc áp dụng các quy định của PPP vào các dự án cụ thể, tạo ra nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.2. Vai trò ca các bên trong mt hp đồng hp tác công tư

a. Vai trò ca khu vc nhà nước

La chn nhà thu

Theo nghị định 78/2007/NĐ-CP, việc lựa chọn nhà thầu sẽ được tiến hành theo hai cách: đấu thầu hoặc chỉđịnh trực tiếp của cơ quan có thẩm quyền. Đối với

việc đầu thầu, sau khi đề xuất dự án được duyệt, cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức lập hồ sơ mời thầu và tiến hành đấu thầu rộng rãi. Hồ sơ mời thầu bao gồm các nội dung vềđánh giá hồ sơ dự thầu, trình tự thủ tục đấu thầu, hồ sơ dự án kèm báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được duyệt, dự kiến phần tham gia của nhà nước và cơ chế đảm bảo đầu tư. Trong khi đó đối với việc chỉđịnh nhà thầu trực tiếp, nghịđịnh cho phép chính phủ được trực tiếp chỉ định nhà thầu nhưng lại không có quy tắc hay điều kiện cụ thể chi tiết cho việc lựa chọn này. Điều này dẫn đến các bất cập nảy sinh như lợi dụng mối quan hệ cá nhân hoặc dùng tiền để “chạy dự án”.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở Singapore và bài học cho Việt Nam (Trang 60 - 86)