Các dự án nhà máy nước ngọt

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở Singapore và bài học cho Việt Nam (Trang 48 - 55)

2.3.1.1. Đánh giá nhu cu nước ngt ca Singapore

Thiếu nước đang là vấn đề nóng toàn cầu, và cũng như lương thực hay dầu mỏ, nguồn cung cấp nước ngày càng được coi là một vấn đề an ninh quốc gia. Đối với Singapore, một quốc gia không có nước ngọt, vấn đề thiếu nước lại càng trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết khi mà mỗi ngày, nhu cầu về nước ngọt của quốc đảo

STT Năm bt đầu 5 2006 6 2006 7 2007 8 2005 9 2007

Trung tâm thể thao Sport Hub- DBFO Kí túc xá đại học NUS- cung cấp 62000 chỗở cho sinh viên Giải ngân vốn lần đầu vào năm 2009, hoàn thành năm 2010 Dự kiến hoàn thành vào 2014 Chuyển đổi hình thức đầu tư năm 2007 PUB Hội đồng thể thao quốc gia Singapore (SSC) Đại học quốc gia Singapore (NUS) Mạng băng thông rộng quốc gia- dự án thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, ngoài ra còn cung cấp mạng Wifi miễn phí toàn Singapore

Hoàn thành cơ sở hạ tầng chính vào năm 2009 dự

kiến hoàn thành vào 2012

ITE Collegue West- (DBFO) -xây dựng cơ sở

hạ tầng cho học viện ITE Nhà máy nước NEWater Changi (DBOO), dự án tái chế nước thải và cung cấp Mô t d án Cơ quan NN chu trách nhim Đấu thầu đóng tài chính vào 11/8/2006 ,hoàn thành vào năm 2010 Học viên công nghệ giao giục ITE IDA Tình trng d án

này lên đến 1,36 tỉ lít nước. Khoo Teng Chye, giám đốc Ủy ban Dịch vụ công cộng Singapore, cho biết: "Mc dù nm trên đường xích đạo và có mưa nhiu nhưng chúng tôi không có ch tr nước t nhiên cũng như không có mch nước ngm”(11).

Nhiều năm qua, Singapore buộc phải chọn giải pháp bất khả kháng là nhập khẩu nước từ nước láng giềng Malaysia bằng hai hợp đồng nước với bang Johor, Malaysia năm 1961, 1962 và đáo hạn vào năm 2011 và 2061. Giải quyết thực trạng thiếu nước càng trở nên cấp bách sau khi năm 2006 phía Malaysia đề nghị tăng giá nước lên gấp 15-20 lần lên khoảng 5 SGD/m3. Tuy nhiên hiện nay Singapore đã giải quyết được tình trạng cấp bách đó bằng công nghệ và nỗ lực không ngừng của quốc đảo này. “Nhờ nỗ lực không ngừng, chúng ta đã tiến được cả một bước dài trong việc tự cung nguồn nước”, cựu Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong tuyên bố. “Cắt giảm sự phụ thuộc vào nước từ Malaysian sẽ giúp giảm căng thẳng vì bất kỳ khi nào có những bất đồng song phương nghiêm trọng, một số chính khách Malaysia lại đưa vấn đề nước ra làm đòn bẩy gây áp lực buộc chúng ta thỏa hiệp theo hướng có lợi cho họ” (12).

2.3.1.2. Gii pháp ca Singapore trong vn đề cung cp nước ngt.

Trong những năm qua, nhờ mô hình PPP, khi mà áp lực về vốn, trình độ quản lý giảm đi đáng kể, chính phủ Singapore đã liên tục kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân, cùng kết hợp với chính phủ, xây dựng một loạt các nhà máy khử muối và tái chế nước, Hyflux xây nhà máy khử muối SingSpring; Keppel Integrated Engineering xây nhà máy nước Ulu Pandan NEWater hay Sembcorp xây nhà máy nước Changi NEWater...

Công nghệ đóng vai trò sống còn trong thành công đầy ấn tượng của Singapore. Công nghệ đã giúp nước này biến điểm yếu của mình thành một cơ hội để không những không phụ thuộc vào nước mà còn kiếm được hàng tỷ USD từ xuất khẩu công nghệ tái chế nước.

(11)Singapore quản lý và sử dụng nước hiệu quả, http://www.khoahoc.com.vn/congnghemoi/cong- nghe-moi/20087_Singapore-quan-ly-va-su-dung-nuoc-hieu-qua-cao.aspx

12

Đến Singapore uống nước thải tái chế “cực sạch”, http://dantri.com.vn/c36/s36-405644/den- singapore-uong-nuoc-thai-tai-che-cuc-sach.htm

Singapore đã có kế hoạch thay thế sự phụ thuộc nước ngọt từ Malaysia năm 1963 với việc thành lập Ủy ban Tiện ích công cộng Singapore (PUB) mục đích ban đầu nhằm quản lý việc sử dụng hiệu quả các nguồn nước tích trữ và cung cấp nước sạch với chi phí phải chăng. Tuy nhiên do những điều kiện hạn chế về vốn và công nghệ thời đó, việc cung cấp nước chỉ có thể dựa và nguồn nước tích trữ tự nhiên qua các hồ nước nhân tạo (đáp ứng khoảng 50% nhu cầu) và nguồn nước nhập khẩu đắt đỏ từ Malaysia.

Cho đến tháng 5 năm 2002, PUB đã công bố một sáng kiến nhằm nâng cao năng lực cung cấp bằng cách mở rộng các lưu vực dự trữ nước đồng thời làm tăng nguồn cung cấp. Kế hoạch này được gọi là “Vòi quốc gia” (National Taps) gồm 4 nguồn cung cấp chính: 2 nguồn ban đầu là nguồn tích trữđịa phương, nguồn nhập khẩu, nay được mở rộng thêm 2 nguồn nước khử muối và nước mới (nước tái chế).

Một trong những sáng kiến ban đầu là xây dựng một nhà máy khử muối SingSpring đầu tiên tại Tuas, Singapore theo mô hình PPP nhằm cung cấp 30 triệu gallon (30 mgd) nước (khoảng 136,5 triệu lít) mỗi ngày trong vòng 20 năm theo hình thức DBOO do công ty Hyflux cung cấp. Ban đầu người ta lo ngại rằng công nghệ khử muối này khá tốn kém với chi phí khoảng 3 SGD/m3 và việc xây dựng nhà máy này không làm giảm đáng kể chi phí so với việc nhập khẩu nước (khoảng 5 SGD/m3). Cho đến khi dự án hoàn thành vào năm 2005 đã đảm bảo cung cấp được 10% nhu cầu nước của Singapore với giá chỉ có 0,48 SGD/m3 vào thời điểm đó, chi phí thấp kỉ lục so với chi phí khử muối bởi các công nghệ khác, giảm thiểu một phần sự phụ thuộc vào nguồn nước nhập khẩu. Điều này đã đánh dấu một bước tiến lớn, tạo động lực để Singapore tiếp tục áp dụng mô hình PPP vào việc triển khai xây dựng các nhà máy nước mới tại Singapore. Theo kế hoạch đến năm 2013 Singapore sẽ hoàn thành việc xây dựng nhà máy khử muối thứ hai với công suất 70 triệu gallon/ngày cũng tại Tuas. Trước năm 2060, Singapore sẽ tiếp tục cải tiến công nghệ ở các nhà máy này nhằm tăng khả năng khử muối gấp 10 lần, đảm bảo cung cấp 30% nhu cầu nước mỗi ngày cho người dân.

Vào tháng 12 năm 2004, PUB tiếp tục kí hợp đồng PPP theo hình thức DBOO với Keppel Integrated Engineering xây dựng nhà máy nước tái chế tại Ulu Pandan,

sử dụng công nghệ NEWater. Công nghệ NEWater là công nghệ tái chế nước thải sinh được phát triển bởi PUB. Muốn tái sử dụng nước thải, NEWater đã pha trộn nước thải trong các hồ trữ với nguồn nước thô sau đó thông qua các màng lọc bao gồm Lọc Ultra (UF), lọc thẩm thấu ngược (RO) và thanh trùng bằng tia cực tím (Uv) để tạo ra nước tái chế tinh khiết có thể sử dụng được.

Khánh thành năm 2007, nhà máy nước tái chế Ulu Pandan cung cấp 25 triệu gallon (116 triệu lít) nước sinh hoạt và 10 triệu gallon (46 triệu lít) nước công nghiệp mỗi ngày. Hiệu quả vượt trội ởđây chính là mức giá mà Keppel đưa ra chỉ là 0,3 SGD/m3 nước sinh hoạt và 0,15 SGD/m3 nước công nghiệp, mức giá này chỉ bằng một nửa so với mức giá nước khử muối tại các nước trên thế giới.

Theo ông Khoo- giám đốc ủy ban dịch vụ công cộng Singapore, hiện nay mỗi giọt nước ở Singapore được sử dụng 2 lần, tương đương hiệu suất 50% trong khi mục tiêu đặt ra là 70% (13). Đểđạt mục tiêu này, song song với việc ứng dụng công nghệ, Singapore đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng kỹ thuật với kế hoạch xây dựng các nhà máy qui mô lớn hơn để giảm chi phí sản xuất.

2.3.1.3. D án nhà máy nước SingSpring

Hình thc: Xây dựng – Thiết kế – Sở hữu – Vận hành (DBOO)

Quá trình la chn nhà thu

Để tiến hành dự án PUB đã xây dựng kế hoạch và một lộ trình cụ thể cho dự án nhà máy nước khử muối đầu tiên này. Kế hoạch dự kiến kéo dài 4 năm, bắt đầu từ tháng 3 năm 2001, trong đó thời gian xây tìm kiếm, lựa chọn nhà thầu là gần 2 năm. PUB cũng chủ động gửi hồ sơ mời thầu tới các tập đoàn có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong việc xây dựng, quản lý các nhà máy nước khử muối trên thế giới. Có 4 nhà thầu đã nộp hồ sơ bao gồm:

- Liên doanh nhà thầu giữa công ty dịch vụ Ondeo và Công ty trách nhiệm hữu hạn Hyflux với tỉ lệ vốn góp 30 – 70%. Hyflux là công ty xử lý nước công cộng lớn nhất Singapore, đã có kinh nghiệm xây dựng, thiết kế các nhà máy nước ở Trung Quốc, Algeria, Singapore, trong khi đó Ondeo – một công ty

(13) Singapore quản lý và sử dụng nước hiệu quả, http://www.khoahoc.com.vn/congnghemoi/cong- nghe-moi/20087_Singapore-quan-ly-va-su-dung-nuoc-hieu-qua-cao.aspx

tiện ích của Pháp chuyên về hoạt động vận hành, bảo dưỡng, duy trì kĩ thuật. Liên doanh này đưa ra mức giá 0,78126 SGD/m3.

- Công ty tiện ích SembCorp, một đơn vị của tập đoàn công nghiệp SembCorp với mức giá dự thầu là 0,96188 SGD/m3.

- Công ty điện lực Tuas Singapore đề xuất hợp đồng với mức giá 1,0677 SGD/m3.

- Tập đoàn năng lượng Keppel gửi đơn dự thầu giá 1,405SGD/m3.

Cuối cùng, hợp đồng nhà máy nước đã được trao cho liên doanh Oden & Hyflux do ưu thế về công nghệ, giá cả đề xuất và đặc biệt là sự nổi trội về mặt tài chính do hình thức nhà thầu dưới dạng liên doanh. Đồng thời hợp đồng cũng kèm theo việc thành lập công ty SingSpring để thực hiện dự án.

Cơ chế hp tác

Hình 2.5: Cơ chế hợp tác giữa các bên của nhà máy nước SingSpring

Nguồn: Sivaraman Arasu, 2006, tr.7 Khu vực nhà nước (PUB) và khu vực tư nhân (Hufux) sẽ hợp tác thông qua một hợp đồng mua nước. Hợp đồng này sẽ quy định các điều khoản về thông số kĩ

Khu vực tư nhân Người cho vay

Người góp vốn Hợp đồng phụ Hợp đồng tài chính Hợp đồng góp vốn Chủ sở hữu đất Nhà quản lý vận hành dự án Công ty cung cấp năng lượng Hợp đồng thuê đất Huflux Hợp đồng vận hành Hợp đồng cung cấp năng lượng Tư vấn Các cơ quan có thẩm quyền Bộ phận tư vấn Công ty tư vấn pháp lý, tài chính Tư vấn Hợp đồng mua nước WPA Khu vực nhà nước

thuật, chất lượng nước mà Huflux sẽ cung cấp cho PUB trong tương lai cũng như các quy định về trách nhiệm của các bên để thực hiện hợp đồng này.

Vai trò ca cơ quan nhà nước (PUB): Khu vực nhà nước, cụ thể là PUB có trách nhiệm sau:

- Cung cấp các dịch vụ công cộng phục vụ cho quá trình thực hiện dự án. - Hỗ trợ cho Hyflux trong việc tiếp cận và làm việc với các cơ quan nhà nước về các vấn đề liên quan đặc biệt là vấn đề sử dụng đất.

- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT cho Hyflux trong 5 năm đầu vận hành dự án.

- Cho phép Hyflux được điều chỉnh giá bán nước 1 lần/năm theo các tính toán về chi phí vận hành, chi phí năng lượng và mức lợi nhuận cần để hoàn vốn.

- Cam kết đảm bảo mua lại toàn bộ nước sản xuất được từ nhà máy, cụ thể PUB và Hyflux đã kí kết một hợp đồng mua nước (WPA) trong 20 năm.

- Khu vực nhà nước sẽ đóng góp vốn vào dự án thông qua các khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng cũng như hợp đồng mua nước trên.

Vai trò ca nhà đầu tư (Hyflux Ltd)

- Xây dựng, vận hành nhà máy trong 20 năm, đảm bảo về mặt chất lượng nước và công suất đặt ra là 30 triệu gallon/ngày (khoảng 136,5 triệu lít/ngày)

- Hyflux đảm bảo công nghệ sử dụng cho nhà máy là công nghệ màng lọc hiện đại nhất (công nghệ thẩm thấu ngược (RO) với các màng bán thấm), đồng thời Hyflux chịu trách nhiệm thường xuyền trong việc duy trì, bảo dưỡng cải tiến công nghệ thông qua thành lập quỹ bảo trì trị giá 10 triệu USD, trích từ tổng nguồn vốn của khu vực tư nhân.

- Hyflux sẽ đầu tư một khoản vốn trị giá 35 triệu USD, đồng thời chịu trách nhiệm huy động vốn vay từ các định chế tài chính. Cụ thể một hợp đồng vốn vay trị giá 165 triệu USD được kí kết với ngân hàng các ngân hàng DBS , KBC, ING, Standard Chartered (trong đó DBS đóng góp số vốn lớn nhất), hợp đồng vốn vay được tư vấn tài chính bởi công ty Hunton & Williams và được bảo lãnh vốn bởi

chính phủ. Đồng thời một thỏa thuận ba bên giữa Hyflux, SingSpring và DBS bank được thành lập nhằm tăng cường sự liên kết của các bên trong hợp đồng. Thỏa thuận này chính là một thỏa thuận liên doanh “nhóm công ty” đã được đề cập ở trên.

Cơ chế thanh toán

Thanh toán theo hiệu suất đầu ra của dự án. Các thỏa thuận trong hợp đồng cũng cho phép tính toán một cách linh hoạt thông qua việc đánh giá các chỉ số bao gồm các chỉ số về chi phí hoạt động cố định, chi phí năng lượng cố định, điều này đảm bảo sự chia sẻ rủi ro một cách lâu dài giữa các bên của hợp đồng PPP.

Hợp đồng cũng đề ra các tiêu chuẩn chất lượng nước và công suất của nhà máy. Nếu không đảm bảo chất lượng và công suất, PUB có quyền khấu trừ các khoản thanh toán cho Hyflux.

Cơ quan giám sát độc lp

Được thành lập theo các quy định của chính phủ Singapore, bao gồm các thành viên của PUB, MOF, đại diện ngân hàng DBS cùng với các chuyên gia tư vấn kĩ thuật tài chính và pháp lý nhằm quản lý giám sát dự án.

2.3.1.4. Kết quảđạt được

Nhà máy được hoàn thành vào năm 2005 đã cung cấp 136,5 nghìn m3 nước sạch mỗi ngày cho Singapore, đáp ứng 10% nhu cầu nước quốc gia.

Ngoài ra nhờ sử dụng công nghệ màng lọc hiên đại đã làm giảm chi phí sản xuất đo là việc áp dụng công nghệ RO cho phép tiết kiệm năng lượng một cách hiệu quả. Hệ thống phục hồi năng lượng ERS tại cơ sở này được thiết kế với mục đích giảm thiểu chi phí vận hành, bao gồm một hệ thống pelton loại bánh xe và trao đổi năng lượng phục hồi bằng áp lực, điều này đã giúp tiết kiệm 4,1 kWh/m3 nước, giảm giá thành đáng kể xuống chỉ còn 0,48 SGD/m3 cho năm đầu tiên.

Nhà máy đầu tiên khử muối đầu tiên này của Singapore hợp đồng PPP chuẩn mực. Hợp đồng tài chính này đã được Euromoney trao giải Châu Á Thái Bình Dương - Euromoney Asia Pacific Water Deal năm 2003. Nhà máy SingSpring cũng đạt được giải Distinction ở Global Water Awards 2006. Đây đều là những giải

thưởng đề cao tính chuẩn mực của hợp đồng và hiệu quả của việc đầu tư tài chính vào các dự án công cộng.

Trên cơ sở thành công của SingSpring, Singapore tiếp tục xây dựng hai nhà máy nước NEWater là Ulu Panda (công suất 30 triệu gallon/ngày) và Changi (công suất 48 triệu gallon/ngày) đều theo mô hình DBOO. Các dự án này có cơ cấu hợp đồng tương tự SingSpring và đều thu được những thành công lớn. Việc vận hành ba nhà máy nước này đã đáp ứng được thêm 30% nhu cầu nước ngọt của Singapore góp phần đưa Singapore thoát khỏi sự lệ thuộc vào nguồn nước nhập khẩu từ Malaysia. Không chỉ vậy, Singapore từ một nước nhập khẩu nước ngọt đã trở thành một nước xuất khẩu nước và công nghệ khử muối và tái chế nước ra toàn thế giới.

2.3.1.5. Đánh giá

Sự thành công của các dự án nhà máy nước là nhờ có vai trò lớn của khu vực công cộng (PUB) trong việc hoạch định kế hoạch cho các dự án, xây dựng các hợp đồng PPP chặt chẽđảm bảo cho việc thực hiện dự án một cách có hiệu quả. Ngoài ra việc lựa chọn được các nhà thầu có năng lực cũng là một yếu tố giúp cho các dự án nhà máy nước tại Singapore hoàn thành được chỉ tiêu đặt ra.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở Singapore và bài học cho Việt Nam (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)