0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Môi trường kinh tế xã hội Singapore

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở SINGAPORE VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 35 -39 )

2.1.1.1. Kinh tế

Singapore là quốc gia nhỏ nhất ở Đông Nam Á, nằm ở phía nam của bán đảo Malaysia, phía nam bang Johor của Malaysia và phía bắc đảo Riau của Indonesia.

Kinh tế Singapore là nền kinh tế phát triển, theo đường lối kinh tế tư bản. Sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế được giảm thiểu tương đối nhiều. Singapore có môi trường kinh doanh mở, tham nhũng thấp, minh bạch tài chính cao, giá cảổn định. Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước (1).

Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân) (Cục thống kê Singapore, 2011, tr.84). Từ năm 2001 cho đến 2004, Singapore có tốc độ tăng trưởng khá thấp mặc dù các giai đoạn trước đó, Singapore đề duy trì ở mức tăng trưởng cao như năm 1994 đạt 10%, 1995 là 8,9% (2). Nguyên nhân là do ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ năm 1997, đồng đô la Singapore (SGD) đã bị mất giá 20% và tăng trưởng kinh tế năm 1998 giảm mạnh chỉ còn 1,3% . Sau đó, ảnh hưởng của sự kiện 11 tháng 9, suy giảm của kinh tế thế giới và đại dịch SARS, kinh tế Singapore bị ảnh hưởng nặng nề: Năm 2001,

(1) http://vi.wikipedia.org/wiki/Singapore

Singapore tăng trưởng âm (-2,2%), năm 2002 tăng trưởng đạt 3% và 2003 chỉ đạt 1,1% (3).

Hình 2.1: GDP của Singapore trước năm 2004 (Đv: tỉ USD)

(Nguồn: World Bank data - http://data.worldbank.org/country/singapore) Hình 2.1 cho thấy sự suy giảm kinh tế thể hiện qua GDP của Singapore từ năm 1997 – 2004. Năm 1999 kinh tế Singapore bị suy giảm nặng nền dưới tác động của khủng hoảng tiền tệ năm 1997, GDP của Singapore chỉđạt 86 tỉ USD. Những năm tiếp theo, Singapore có sự phục hồi kinh tế nhưng rất chậm, năm 2000 là 96 tỉ USD, năm 2001 chỉđạt khoảng 91 tỉ USD trong khi năm 2002 con số này chỉ còn khoảng 90.5 tỉ USD. GDP của Singapore chỉ thực sự phục hồi vào năm 2004 khi đạt gần 110 tỉ USD, tăng khoảng 4,7% so với thời khì trước khủng hoảng tài chính năm 2007.

2.1.1.2. Ngun vn và kh năng huy động vn ca Chính ph

Nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng của Singapore chủ yếu là nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn FDI. Một điểm đáng chú ý là khả năng huy động vốn chính phủ khá lớn. Thông qua chính sách tiết kiệm bắt buộc vào quỹ dự phòng trung ương CPF (4) (triển khai từ năm 1964, trong đó mọi người lao động có thu nhập bằng lương đều phải gửi tiêt kiệm vào quỹ từ 20 – 25% thu nhập của mình), chính phủ có nguồn vốn khá dồi dào cho cho việc phát triển nhà ở và hưu trí. Do đó, Singapore

(3)

http://vi.wikipedia.org/wiki/Singapore

(4) Kinh nghiệm nước ngoài về phát triển hệ thống nhà ở

thường xuyên có thặng dư ngân sách, trung bình từ 4 – 7% GDP. Vì vậy, nguồn ngân sách của khá dồi dào cho các mục tiêu phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng.

Trong giai đoạn 2001 – 2004 nhằm phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng chính phủ Singapore đã có những chính sách đầu tư phát triển kinh tế mạnh mẽ thông qua các gói kích cầu chi tiêu chính phủ. Vì vậy, mặc dù ngân sách Singapore khá dồi dào cho những mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển hạ tầng của chính phủ, nhưng cũng giống như các nước khác, Singapore đã phải đối mặt với tỉ lệ nợ công cao, năm cao nhất là 2003 với tỉ lệ 110,5% GDP do phải sử dụng các khoản ngân sách khổng lồ cho việc phục hồi nền kinh tế. Đây cũng là thực trạng chung của hầu hết các nước khi phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính khi mà chính phủ bắt buộc phải can thiệp mạnh vào thị trường nhằm ổn định lại nền kinh tế. Hình 2.2 dưới đây cho thấy tỉ lệ nợ công của Singapore trong giai đoạn 1997 – 2004.

Hình 2.2: Tỉ lệ nợ công của Singapore trước năm 2004 (tính theo %GDP)

(Nguồn: World Bank - http://data.worldbank.org/country/singapore)

Hình 2.2 cho thấy tỉ lệ nợ công của Singapore tăng vọt trong thời kì sau khủng hoảng tài chính năm 1997, từ mức khoảng 67% GDP tăng lên 110,5% GDP vào năm 2003, tăng hơn 1,6 lần so với năm 1997. Với mức tăng trưởng tỉ lệ nợ công này, Singapore có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiệm trọng hơn, đó là khủng hoảng nợ công, nếu Singapore không có các giải pháp phù hợp nhằm cắt giảm chi tiêu của mình. Đây có lẽ là một nguyên nhân phù hợp cho việc áp dụng mô

hình hợp tác công tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng của Singapore nhằm giảm áp lực tài chính cho chính phủ nước này.

2.1.1.3. Ngun nhân lc, cơ s h tng

Singapore hướng tới một nền kinh tế tri thức, do đó các chính sách của chính phủ thường xuyên hướng tới việc phát triển công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo báo cáo của BERI năm 2003, Singapore đứng vị trí chất lượng số 1 trong các nước phát triển với số điểm 86/100, đứng trên Thụy Sĩ (75/100), Bỉ (74/100), Đài Loan và Mĩ (72/100).

Nền tảng cơ sở hạ tầng ở Singapore cũng thuộc vào loại tốt nhất thế giới, với hệ thống giao thông công cộng phát triển. Cảng biển, hệ thống vận tải có cơ sở hạ tầng hiện đại, sử dụng công nghệ cao, đáp ứng được hầu hết các nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu. Theo đánh giá của công ty tư vấn rủi ro kinh tế và chính sách Hồng Kông (PERC) năm 2002, chất lượng cơ sở hạ tầng cơ bản ở Singapore đứng số 1 thế giới, xếp trên các nước Mĩ, Hồng Kông, Úc, Hàn Quốc. Mặc dù vậy, chi phí thuê cơ sở hạ tầng ở Singapore lại vào loại đắt nhất thế giới, ví dụ tại thành phố Singapore năm 2004 giá thuê văn phòng là 53 USD/m2/tháng, cước vận tải trung bình 850 USD/ TEU (đơn vị tương đương với một container 20 feet), giá xăng dầu 1,05 USD/lít và cước thuê bao điện thoại cố định là 8 USD/tháng.

2.1.1.4. Tính minh bch ca th trường – mc độ tham nhũng ca khu vc công

Đặc điểm quan trọng nổi bật, Singapore là nước có mức độổn định xã hội cao và sự minh bạch trong chính sách công. Việc quản lý công cộng được chính phủ Singapore thực hiện một cách công khai, các chính sách luôn có thể dự báo trước được một cách rõ ràng. Rủi ro về mặt chính sách ở Singapore rất thấp.

Theo đánh giá của của Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) năm 2004, Singapore đạt 9,6/10 điểm trong một cuộc đánh giá về Chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index – CPI) hàng năm (5), đứng thứ 5/135 nước tham gia

khảo sát. Chỉ số nhận thức tham nhũng là chỉ số đánh giá về “mức độ nhận thức tham nhận thức được tồn tại trong giới công chức và chính trị gia”, theo đó điểm 10 – không có dấu hiệu tham nhũng, 0 – tham nhũng cao. Mặc dù các đánh giá này chỉ mang tính chất tương đối do phụ thuộc vào nguồn thông tin được cung cấp đểđánh giá, song khi so sánh với các nước khác rõ ràng có thể thấy ở Singapore, mức độ tham nhũng là rất thấp.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở SINGAPORE VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 35 -39 )

×