Chính sách chung của Singapore về việc áp dụng mô hình

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở Singapore và bài học cho Việt Nam (Trang 41 - 42)

Singapore bắt đầu thực hiện chương trình hợp tác công tư từ năm 2003 và chính thức vào năm 2004 khi bộ tài chính Singapore phát hành cuốn cẩm nang “Cẩm nang hợp tác công tư 2004” hướng dẫn cho các cá nhân và doanh nghiệp về PPP. Kể từ đó chính sách hợp tác công tư trở thành một nội dung quan trọng trong chính sách đầu tư của Singapore.

Trong báo cáo dự toán ngân sách năm 2004 chính phủ Singapore khẳng định: “Singapore cần phải so sánh chi phí cung cấp các dịch vụ công cộng của các doanh nghiệp nhà nước và chi phí của các doanh nghiệp tư nhân. Nếu các doanh nghiệp tư nhân có thể cung cấp dịch vụđó có chất lượng tốt hơn và hiệu quả kinh tế cao hơn, chính phủ sẽ giao các dự án đó cho các doanh nghiệp tư nhân” (Bộ tài chính Singapore, 2004). Chính phủ cũng khẳng định, tất cả các dự án có giá trị trên 50 triệu SGD Singapore đều có thể được xem xét xem có thể áp dụng PPP một cách thích hợp hay không. Chính phủ Singapore nhấn mạnh, mô hình hợp tác công tư sẽ

(9)http://www.enterpriseone.gov.sg/Government%20Assistance/Grants/Cash%20Grants/gp_wda_ig p.aspx

(10)http://www.enterpriseone.gov.sg/Business%20Stages/Start/Paying%20Your%20Taxes%20- %20Local%20and%20Foreigners/Overview%20of%20Taxes%20in%20Singapore.aspx

chỉ áp dụng vào một số lĩnh vực cơ sở hạ tầng như cơ sở thể thao, xử lý rác, nước và xử lý nước, đường cao tốc, giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Đây đều là những lĩnh vực có vị trí quan trọng, có nhu cầu cấp bách trong chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Singapore.

Singapore đã giao cho các cơ quan nhà nước chuyên trách quản lý PPP trong từng lĩnh vực cụ thể. Các cơ quan này bao gồm: Hội đồng phát triển kinh tế (EDB), Ủy ban tiện ích công cộng (PUB), Cơ quan phát triển thông tin và truyền thông Singapore (IDA). Ngoài ra một số bộ ngành như Sở tài nguyên môi trường quốc gia (NEA), Bộ quốc phòng Singapore, hoặc các trường đại học công cũng được giao nhiệm vụ quản lý nghiên cứu các dự án PPP trong phạm vi lĩnh vực của ngành. Nhiệm vụ của các cơ quan này chủ yếu là lên kế hoạch, tìm kiếm đối tác tư nhân và đại diện cho khu vực nhà nước trong các hợp đồng PPP.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở Singapore và bài học cho Việt Nam (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)