A- THEO YHHĐ:
Nói chung, các thể lâm sàng của bại não đều được phát hiện nhờ vào sự chậm phát triển của trẻ (cả thể chất và trí thông minh) so với trẻ cùng tuổi.
Thời gian mà cha mẹ trẻ phát hiện được sự bất thường của trẻ tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của bệnh, nhưng thường là trong vòng 12 đến 18 tháng tuổi của trẻ (trong một số trường hợp được phát hiện trễ hơn sau 2 năm khi cha mẹ thấy trẻ chậm và khó khăn khi đi). Những dấu hiệu lâm sàng có thể thấy trong bại não gồm:
- Liệt trung ương: rất đa dạng. Có thể liệt 2 chi dưới, liệt ½ người, tứ chi. Do bệnh xảy ra ở trẻ còn nhỏ nên dấu hiệu sớm cần chú ý như động tác không tự chủ, múa vờn, co giật … Sau sinh vài tháng có thể thấy cổ mềm, lưng yếu không ngồi được, đặc biệt 2 chân dưới rất ít cử động, đụng tới là co giật, phản xạ gối, gót giảm. Tùy theo biểu hiện mà phần lớn các trường hợp có thể được xếp vào một trong những hội chứng lâm sàng riêng biệt.
* Liệt cứng 2 chi (Spastic diplegia - Little’s disease): đây là thể thường thấy nhất, có thể kèm hoặc không rối loạn trí tuệ. Mức độ liệt rất thay đổi từ nhẹ (chỉ có yếu, chậm đi hơn trẻ bình thường, tăng phản xạ gân cơ hạ chi) đến rất nặng (trẻ không khả năng bước đi, tứ chi gồng cứng, nói khó, nuốt khó).
* Liệt 2 chi thể tiểu não (cerebellar diplegia): chủ yếu liệt mềm, trương lực cơ giảm, không có xuất hiện những vận động vô ý nhưng xuất hiện dấu lay tròng mắt (nystagmus), thất điều không đối xứng ở cả tứ chi.
* Liệt ½ người ở trẻ em (Infantile hemiplegia): Bệnh có thể xảy ra cả 2 bên. Trong trường hợp này phân biệt với liệt 2 chi thể tiểu não bằng việc chi trên bị nặng hơn chi dưới. Bệnh có thể xuất hiện ngay sau khi sinh (u nang bẩm sinh ở bán cầu não, nhồi máu não trong tử cung) nhưng thường xuất hiện trong thời kỳ trẻ còn nhỏ (sau ho gà hoặc sau tình trạng co giật do sốt cao). Dấu lâm sàng thông thường là chi trên bị liệt nặng (bàn tay và ngón tay hoàn toàn mất vận động, tay và cánh tay co cứng ở trước ngực), trái lại chi dưới lại bị nhẹ hơn dù cũng có tình trạng cứng, tăng phản xạ gân cơ. Bệnh nhi vẫn bước đi
NGOẠI NHÂN
Thận hư Tỳ hư
Não tủy thiếu dưỡng
Nuy chứng – Ngũ trì – Ngũ nhuyễnTIÊN THIÊN TIÊN THIÊN BẤT TÚC HẬU THIÊN THẤT DƯỠNG CHẤN THƯƠNG Huyết hư
được. Và đôi khi rất đáng ngạc nhiên, đi không khó khăn lắm. Nếu vỏ não ưu thế bị tổn thương, trẻ sẽ không nói được.
- Chậm phát triển trí tuệ, trí lực kém. Việc chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ trong thời gian trẻ còn nhỏ rất khó khăn. Cần phải có kỹ năng và kinh nghiệm khi thăm khám trẻ để phát hiện mức phát triển trí tuệ của trẻ bệnh so với tuổi của trẻ bình thường (cười, mắt theo dõi ánh sáng di động, lấy đồ vật, phát âm từng từ và chữ …). Cần phân biệt rõ những trường hợp suy giảm chức năng vận động, cảm giác, giác quan, năng lực nói, khiến cho ta cảm giác trẻ bị chậm phát triển trí tuệ. (Thường việc phân biệt này có khó khăn và đôi khi cần đến những test về trí thông minh – IQ test).
- Một số xuất hiện động kinh, điên.
- Chảy nước miếng, nuốt khó, cơ mặt, mắt tê, cứng. B- THEO YHCT: Có 5 thể lâm sàng:
1/ Thể Thận tinh bất túc: - Tứ chi liệt, teo.
- Phát triển thể chất và trí tuệ kém: nói không rõ, thóp không kín, cổ, lưng mềm. - Rêu lưỡi trắng, mạch vi tế.
2/ Thể Can Thận âm hư:
- Liệt hai chi dưới, cổ gáy cứng, chân tay cử động chậm. - Khi đứng chân co rút, bước không thẳng.
- Mặt, mắt co kéo, nói không rõ. - Lưỡi đỏ, mạch vi sác.
3/ Thể Âm tân hư:
- Liệt tứ chi, cơ teo, môi miệng khô nứt, kèm sốt thấp. - Đạo hãn. Lưỡi đỏ, rêu nứt, mạch tế sác.
4/ Thể Ứ tắc não lạc:
- Liệt chi dưới, trí lực giảm, tóc rụng, gân nổi rõ ở mặt, đầu. - Tứ chi quyết lạnh.
- Chất lưỡi tối tím, mạch tế sáp. 5/ Thể Đàm thấp nội tắc:
- Liệt tứ chi, có đờm ở họng, có khi điên hoặc co giật, kèm buồn ói, ói mửa. - Rêu vàng nhớt. Mạch hoạt sác.
IV- CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:
1/ Viêm đa dây thần kinh: Xuất hiện ở đoạn xa thần kinh, phân bố đối xứng, vận động cảm giác đều bị ảnh hưởng, điển hình ở đầu chi có cảm giác mang găng - đi tất, liệt mềm (nếu có), phản xạ giảm hoặc mất.
2/ Viêm tủy: Thường thấy ở thanh niên, có ba đặc điểm lớn: liệt, giảm cảm giác, đại tiểu tiện không tự chủ.
3/ Liệt do bệnh cơ: Thường phát ở trẻ khoảng 5 tuổi, biểu hiện lâm sàng: từ từ xuất hiện tứ chi co mất lực và teo, phản xạ gân giảm hoặc mất, không rối loạn cảm giác. Có tiền căn gia đình.
A- ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC:1/ Thể Thận tinh bất túc: 1/ Thể Thận tinh bất túc:
- Pháp trị: Chấn tinh ích tủy, bổ Thận kiện não.
- Bài thuốc: “Hữu quy hoàn gia giảm” gồm: Thục địa 15g, Hoài sơn 15g, Thỏ ty tử 9g, Câu kỷ 9g, Nhung giác giao 12g, Quy bản 11g, Tử hà sa 4,5g, Đương quy 15g, Đỗ trọng (sao) 15g.
2/ Thể Can Thận âm hư:
- Pháp trị: Tư bổ can thận, tức phong, tiềm dương.
- Bài thuốc: “Đại định phong chu gia giảm” gồm Xích thược 12g, Bạch thược 12g, A giao 12g, Quy bản 12g, Sinh địa 12g, Ngũ vị tử 3g, Mẫu lệ 4,5g, Mạch đông 15g, Chích thảo 5g, Kê tử hoàng 1 cái, Miết giáp 15g, Trân châu 30g, Địa long 12g.
- Phân tích bài thuốc:
Vị thuốc Dược lý YHCT Vai trò
A giao Vị ngọt, tính bình. Tư âm, bổ huyết Quân Quy bản Ngọt, mặn, hàn. Tư âm, bổ tâm thận Quân Miết giáp Vị mặn, hàn, vào can, phế, tỳ. Dưỡng âm, nhuận kiên, tán kết Thần Sinh địa Hàn, ngọt, đắng. Nuôi thận, dưỡng âm - huyết Quân Ngũ vị tử Chua, mặn, ôn. Cố thận, liễm phế, cố tinh, chỉ mồ hôi. Cường gân ích khí, bổ ngũ tạng. Thần Mạch môn Ngọt, đắng, mát. Nhuận phế, sinh tân Thần Kê tử hoàng Tư âm huyết, tức phong Thần Mẫu lệ Mặn, chát, hơi hàn. Tư âm tiềm dương, hóa đờm cố sáp. Thần Bạch thược Đắng, chua, hơi hàn. Dưỡng huyết, liễm âm. Lợi tiểu, nhuận gan. Thần - Tá Xích thược Đắng, lạnh. Thanh nhiệt, lương huyết Tá Địa long Mặn, hàn, vào kinh tỳ, vị, thận. Thanh nhiệt, trấn
kinh, lợi tiểu, giải độc Tá
Cam thảo Ngọt, bình. Bổ tỳ, nhuận phế, giải độc Sứ 3/ Thể Âm tân hư:
- Pháp trị: Tư âm sinh tân.
- Bài thuốc: “Tăng dịch thang” gồm Sinh địa 30g, Mạch đông 30g, Huyền sâm 15g, Sơn dược 15g, Sa sâm bắc 12g, Sa sâm nam 12g, Thạch hộc 30g, Thiên hoa phấn 12g. 4/ Thể Ứ tắc não lạc:
- Pháp trị: Hoạt huyết hóa uất, tỉnh não thông khiếu.
- Bài thuốc: “Thông khiếu hoạt huyết thang” gồm Xích thược 15g, Xuyên khung 6g, Đào nhân 9g, Nhung hươu 0,15g, Đan sâm 15g, Gừng khô 3g, Huỳnh kỳ 60g.
Vị thuốc Dược lý YHCT Vai trò
Xích thược Đắng, lạnh. Thanh nhiệt, lương huyết, hoạt huyết Quân Xuyên khung Cay, ôn. Hoạt huyết, chỉ thống, hành khí, khu
Đào nhân Đắng, ngọt, bình. Phá huyết, hành ứ, nhuận táo, hoạt trường Quân Đan sâm Đắng, lạnh, vào kinh tâm, tâm bào. Hoạt huyết, khử ứ, điều kinh, thanh nhiệt. Quân
Can khương Ôn trung tán hàn Tá
Nhung hươu Ngọt, ôn. Sinh tinh, bổ tủy, ích huyết. Thần Huỳnh kỳ Ngọt, ấm, vào tỳ phế. Bổ khí, thăng dương khí của tỳ, chỉ hãn, lợi thủy. Thần 5/ Thể Đàm thấp nội tắc:
- Pháp trị: Kiện tỳ hóa đàm, tức phong tỉnh não.
- Bài thuốc: “Hoàng liên ôn đờm thang” gồm Hoàng liên 3g, Bán bạ chế 9g, Đờm tinh 3g, Tích thực 9g, Trúc nhự 9g, Bạch truật (sao) 9g, Thiên ma 15g, Phục linh 15g, Xương bồ 3g.
- Phân tích bài thuốc:
Vị thuốc Dược lý YHCT Vai trò
Thủy xương bồ Cay, ôn. Ôn trường vị, kích thích tiêu hóa.
Thuốc bổ Quân
Bạch truật Ngọt, đắng, hơi ấm. Kiện tỳ, táo thấp, cầm mồ hôi Quân Bán hạ Cay, ôn. Hạ khí nghịch, tiêu đờm Quân Chỉ thực Đắng, chua, hơi hàn. Phá khí, tiêu tích, hóa đờm, trừ bĩ Quân Phục linh Ngọt, nhạt, bình. Lợi thủy, thẩm thấp, bổ tỳ định tâm. Thần Thiên ma Ngọt, cay, hơi đắng, bình. Thăng thanh, giáng trọc, tán phong, giải độc Tá Hoàng liên Vị đắng, lạnh. Tả tâm nhiệt. Giải khí bản nhiệt
của thiếu âm. Tá
Trúc nhự Ngọt, hơi lạnh. Thanh nhiệt, lương huyết Tá B- ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC:
1/ Nguyên tắc chung trong phục hồi di chứng.
- Thông thường phương pháp điều trị không dùng thuốc được sử dụng để phục hồi di chứng bại não. Việc phục hồi di chứng không thể tách rời với tổng trạng chung của trẻ, do đó mà luôn luôn có sự phối hợp giữa điều trị bằng thuốc và không dùng thuốc cho mục tiêu này.
- Trong điều trị không dùng thuốc di chứng của bại não, cần chú ý đến hệ thống kỳ kinh bát mạch vì như phần cơ chế bệnh sinh YHCT đã nêu. Bệnh bại não có quan hệ chặt chẽ đến tình trạng của tiên thiên và hệ thống thận. Và các kỳ kinh đều bắt nguồn từ hệ thống thận - bàng quang. (Thiên Động du, sách Linh khu có đoạn: “Xung mạch là biển của 12 kinh, cùng với đại lạc của kinh Túc thiếu âm, khởi lên từ bên dưới của thận (khởi vu thận hạ) …”. Thiên Bản du, sách Linh khu có đoạn: “Mạch nhâm và đốc bắt nguồn từ thận và thông với âm dương của Trời đất”. Những mạch âm kiểu, dương kiểu, âm duy và dương duy xuất phát tuần tự từ những huyệt Chiếu hải, Thân mạch, Trúc tân, Kim môn thuộc hệ thống thận - bàng quang.
- Trong toàn bộ hệ thống kỳ kinh vận dụng vào điều trị, cần chú ý đặc biệt đến mạch Đốc.
2/ Phương pháp áp dụng cụ thể:
- Tác động đến mạch đốc: tùy tình hình thực tế, có thể tác động bằng nhiều cách khác nhau (cuộn da, xoa vuốt, gõ Mai hoa …).
- Huyệt sử dụng theo di chứng:
+ Rối loạn tâm thần: Bách hội, Nội quan, Thần môn, An miên. + Liệt cổ - vai lưng: Phong phủ, Phong trì, Thiên trụ.
+ Liệt chi trên: Kiên tĩnh, Kiên ngung, Khúc trì, Xích trạch, Liệt khuyết, Hợp cốc, Lao cung, Bát tà.
+ Liệt chi dưới: Hoàn khiêu, Âm lăng, Dương lăng, Ủy trung, Độc tỵ, Thừa sơn, Giải khê, Dũng tuyền, Bát phong.
+ Nói khó: Á môn, Nhĩ môn, Liêm tuyền, Thiên đột, Phế du.