BIỂU HIỆN LÂM SÀNG: A THEO YHHĐ:

Một phần của tài liệu Tài liệu Bệnh tăng huyết áp pdf (Trang 78 - 80)

A- THEO YHHĐ:

Sốt bại liệt có thời kỳ ủ bệnh ngắn nhất 3 ngày, dài nhất 35 ngày và nói chung là từ 5 - 14 ngày. Sốt bại liệt có thể gây ra 4 bệnh cảnh lâm sàng khác nhau:

- Sốt bại liệt thể liệt, chiếm tỷ lệ 1% trường hợp nhiễm virus bại liệt. - Sốt bại liệt thể không liệt, chiếm tỷ lệ 1%.

- Sốt bại liệt thể bệnh nhẹ, chiếm 4 - 8%.

- Sốt bại liệt thể không triệu chứng lâm sàng, chiếm 90 - 95%. Mục tiêu bài học tập trung vào việc giải quyết sốt bại liệt thể có liệt. Bệnh thường phân làm 5 kỳ:

1- Tiền triệu:

Bệnh nhân có những triệu chứng không điển hình, thường thể hiện qua các hội chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên (sốt, đau họng, chảy nước mũi, họng đỏ …), hội chứng nhiễm trùng đường tiêu hóa (sốt, đau bụng lan tỏa, ói mửa, tiêu chảy hoặc táo bón), hội chứng giống cảm cúm (sốt, đau nhức mình mẩy, đau cơ xương khớp).

2- Thời kỳ toàn phát:

- Dấu kích thích màng não:

+ Đau và co cứng các cơ sau cổ, thân mình và đùi. + Phát hiện bằng các nghiệm pháp:

* Dấu 3 điểm (Tripod - sign): Để em bé nằm ngửa trên giường, yêu cầu em ngồi dậy, em bé sẽ nghiêng sang bên rồi ngồi dậy, hai tay chống xuống mặt giường, lưng ưỡn về phía trước. Dấu hiệu này cho thấy các cơ sau cột sống lưng bị co cứng.

Cân mạch toàn thân không được nuôi dưỡng nhu nhuận

Bì mao - Cơ nhục không được nuôi dưỡng

Phát Nhiệt - Nuy chứng

Tân dịch tiêu hao Ảnh hưởng Tâm tạng

NGOẠI NHÂN

(Ôn nhiệt độc)

Biểu chứng

* Dấu cằm ngực (Chin - chest test). Trẻ ngồi, yêu cầu bé gập đầu để cằm chạm ngực, trẻ không thể thực hiện được động tác này khi các cơ vùng sau cổ bị co cứng. * Dấu hôn đầu gối: Trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Thầy thuốc dùng tay giữ đầu gối và yêu cầu trẻ ngồi dậy. Nếu các cơ sau đùi căng cứng sẽ kéo đầu gối lên cao chạm vào đầu mũi của trẻ.

- Hội chứng màng não và dấu hiệu màng não:

+ Nhức đầu, buồn nôn, ói mửa, táo bón. Có thể thấy thóp phồng ở trẻ nhỏ. + Kernig, Brudzinsky (+).

- Thay đổi phản xạ nông sâu: Tùy theo vùng tổn thương, bệnh nhân có thể có giảm hoặc mất phản xạ da bụng, da bìu. Phản xạ sâu thay đổi sau khi phản xạ nông thay đổi 8 - 24 giờ.

- Yếu liệt cơ: Thường xuất hiện đột ngột và đa số diễn tiến trong vòng 48 - 72 giờ thì ngưng liệt. Một số ít trường hợp liệt rất đột ngột (liệt thể West). Bệnh nhân không có triệu chứng của giai đoạn tiền triệu, không có dấu hiệu kích thích màng não mà liệt là triệu chứng đầu tiên của não. Tổn thương trong sốt bại liệt rất thay đổi. Liệt mềm, liệt không đồng đều, liệt không đối xứng, teo cơ nhanh nhiều và sớm là những triệu chứng đặc biệt quan trọng. Tùy theo vị trí tổn thương, sốt bại liệt thể liệt có những dạng lâm sàng sau:

+ Sốt bại liệt thể tủy sống:

* Liệt cơ cổ, cơ vai, cơ chi trên và cơ hoành (vùng tủy cổ).

* Liệt cơ ngực, cơ liên sườn, cơ bụng trên dẫn đến khó thở nhanh, nông, đều (vùng tủy ngực).

* Liệt các cơ lưng, cơ bụng dưới và cơ chi dưới (vùng tủy lưng).

* Trong thể nặng, hệ thống thần kinh thực vật có thể bị tổn thương gây tăng huyết áp, tăng nhịp tim, sốt cao, vã mồ hôi …

+ Sốt bại liệt thể hành tủy: Thường phối hợp với thể tủy sống. Đây là thể có tỷ lệ tử vong cao nhất.

* Tổn thương trung khu hô hấp: nấc cụt, khó thở ..

* Tổn thương trung khu tuần hoàn: nhịp tim không đều, đầu chi lạnh, trụy mạch … * Tổn thương trung khu điều hòa nhiệt độ: sốt cao …

* Tổn thương các nhân thần kinh sọ não dưới như IX, X, XI, XII: khó thở thanh quản, nuốt khó, nói giọng mũi.

+ Sốt bại liệt thể tủy sống - hành tủy: Triệu chứng lâm sàng phối hợp 2 thể hành tủy và tủy sống.

+ Sốt bại liệt thể não: Triệu chứng lâm sàng biểu hiện của viêm não khu trú hoặc lan tỏa.

3- Thời kỳ hồi phục: Nhiệt độ trở về bình thường, liệt không tiến triển, lực cơ và sức cơ dần hồi phục. Bắt đầu từ đầu chi, những tháng đầu hồi phục nhanh và 6 tháng sau tiến triển chậm dần.

4- Thời kỳ di chứng: Cơ teo hoặc nhão, khớp biến dạng, chân đi chúc xuống như chân ngựa, lật trong hoặc ngoài, chi trở nên nhỏ nhắn, cột sống biến dạng gù, vẹo …

B- THEO YHCT:1- Thể Tà uất Phế Vị: 1- Thể Tà uất Phế Vị:

- Sốt, có mồ hôi, ho chảy mũi, họng đỏ đau. - Toàn thân khó chịu, hoặc có đau đầu.

- Ói mửa, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, phiền táo, thích ngủ. - Rêu nhớt mỏng, mạch nhu sác.

2- Thể Thấp nhiệt tắc lạc:

- Sau khi hết triệu chứng Phế Vị, lại phát sốt, chi đau nhức, xoay trở khó khăn, khóc không ngừng.

- Sau đó xuất hiện liệt, có thể thấy ở một bộ phận, có khi một bên cũng có khi hai bên, thường nhiều ở hai chân.

- Chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, mạch huyền sác hoặc nhu sác. 3- Thể Khí hư huyết trệ:

- Sau sốt thì tê, mềm mất lực, liệt, 6 tháng sau chưa hồi phục. - Sắc mặt vàng, dễ ra mồ hôi.

- Lưỡi nhạt ít rêu, mạch trầm tế sáp. 4- Thể Can Thận hư:

- Liệt, chi liệt lạnh, cơ teo rõ, ngắn nhỏ, hoặc dị hình, cột sống gù, vẹo, vận động kém. - Lưỡi nhạt hoặc đỏ, ít rêu hoặc trắng, mạch trầm tế hoặc huyền tế vô lực.

- Liệt nặng, nói chung khó hồi phục.

Một phần của tài liệu Tài liệu Bệnh tăng huyết áp pdf (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w