CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:

Một phần của tài liệu Tài liệu Bệnh tăng huyết áp pdf (Trang 48 - 52)

Cần chẩn đoán phân biệt với những trường hợp liệt mặt ngoại biên thứ phát sau: - Chấn thương sọ não: Có tiền căn chấn thương đầu, có chảy máu ở tai cùng bên liệt. - Di chứng sau giải phẫu vùng hàm, mặt, xương chũm.

- Zona hạch gối: kèm đau nhức trong tai và ½ bên mặt. Xuất hiện các nốt nước nhỏ ở vùng Ram say - Hunt.

- U tuyến mang tai: Khối u vùng tuyến mang tai, không mất vị giác 2/3 trước lưỡi.

- U dây thần kinh số 8: Dấu tổn thương thính giác và tiền đình. Không mất vị giác 2/3 trước lưỡi.

- Viêm dây thần kinh trong hội chứng Guillain-Barré: Thường liệt mặt cả 2 bên, kèm những triệu chứng dị cảm của viêm đa dây thần kinh, rối loạn dịch não tủy.

Do cơ chế gây bệnh chưa rõ nên việc điều trị chủ yếu là giải quyết triệu chứng.

1- Điều trị bằng thuốc:

a- Thể Phong hàn phạm kinh lạc:

- Phép trị: * Khu phong, tán hàn, hoạt lạc. * Hoạt huyết, hành khí.

- Bài thuốc sử dụng: gồm Ké đầu ngựa 12g, Tang ký sinh 12g, Quế chi 8g, Bạch chỉ 8g, Kê huyết đằng 12g, Ngưu tất 12g, Uất kim 8g, Trần bì 8g, Hương phụ 8g.

b- Thể Phong nhiệt phạm kinh lạc:

- Phép trị: * Khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết (khi có sốt). * Khu phong, bổ huyết, hoạt lạc (khi hết sốt).

- Bài thuốc sử dụng: gồm Kim ngân hoa 16g, Bồ công anh 16g, Thổ phục linh 12g, Ké đầu ngựa 12g, Xuyên khung 12g, Đan sâm 12g, Ngưu tất 12g.

c- Thể Huyết ứ kinh lạc:

- Phép trị: Hoạt huyết hành khí.

- Bài thuốc sử dụng: gồm Xuyên khung 12g, Đan sâm 12g, Ngưu tất 12g, Tô mộc 12g, Uất kim 8g, Chỉ xác 6g, Trần bì 6g, Hương phụ 6g.

2- Điều trị bằng châm cứu:

Có thể nói phần lớn những trường hợp liệt mặt ngoại biên chỉ cần áp dụng phương pháp trị liệu bằng châm cứu, xoa bóp và tập luyện cơ đã đạt kết quả cao.

- Công thức huyệt gồm:

+ Toản trúc, Ấn đường, Thái dương, Dương bạch, Nghinh hương, Giáp xa, Hạ quan, Địa thương. Đây là những huyệt tại chỗ trên mặt (thay đổi theo ngày).

+ Ế phong, Phong trì. + Hợp cốc.

- Kỹ thuật:

+ Phần lớn là ôn châm (vì đa số trường hợp liệt mặt là do lạnh). Ôn châm cũng đồng thời được chỉ định trong trường hợp huyết ứ (do sang chấn). Nếu thuộc thể phong nhiệt phạm lạc mạch, kỹ thuật sử dụng là châm tả.

+ Tránh sử dụng điện châm do nguy cơ gây co thắt phối hợp ở mặt và co cứng mặt về sau. Nếu sử dụng điện trị liệu, chỉ dùng dòng điện galvanic ngắt đoạn.

3- Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng: - Bao gồm những nội dung: - Bao gồm những nội dung:

+ Bảo vệ mắt trong lúc ngủ.

+ Xoa bóp và chườm nóng cơ mặt vùng liệt

+ Tập luyện cơ bằng chủ động trợ giúp và tiến tới tập chủ động có đề kháng. - Kỹ thuật:

+ Xoa bóp:

• Người bệnh nằm ngữa, đầu kê trên gối mỏng.

• Vuốt từ dưới cằm lên thái dương và từ trán hướng xuống tai.

• Xoa với các ngón tay khép kín, xoa thành những vòng nhỏ.

• Gõ nhẹ nhanh vùng trán và quanh mắt với các đầu ngón tay. + Tập luyện cơ: Người bệnh cố gắng thực hiện các động tác:

• Nhắm 2 mắt lại.

• Mỉm cười.

• Huýt sáo và thổi.

• Ngậm chặt miệng.

• Cười thấy răng và nhếch môi trên.

• Nhăn trán và nhíu mày.

• Hỉnh 2 cánh mũi.

• Phát âm những âm dùng môi như b, p, u, i … •

•• • • •

Editor: BS CKI. ĐOÀN THỊ BĂNG LINH

HỘI CHỨNG SUY NHƯỢC MẠN TÍNH

I- ĐỊNH NGHĨA:

Hội chứng suy nhược mạn tính (Chronic fatigue syndrome) là tên gọi hiện nay của bệnh lý gây suy nhược kết hợp với nhiều rối loạn vật lý, thể chất và tâm thần kinh.

Hội chứng này trước đây 30 năm được gọi với nhiều tên khác nhau như suy nhược thần kinh, trạng thái u uất, chronic mononucleosis, hội chứng suy nhược sau nhiễm siêu vi …

II- DỊCH TỄ HỌC:

- Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 25 - 45, bệnh cũng có thể gặp ở trẻ em và ở tuổi trung niên.

- Nữ mắc bệnh nhiều hơn nam gấp 2 lần.

- Bệnh xuất hiện rải rác. Tỷ lệ mắc bệnh thật sự khó xác định vì tùy thuộc hoàn toàn vào định nghĩa bệnh. (Suy nhược mạn là triệu chứng không đặc hiệu, xuất hiện ở 20% bệnh nhân đến khám bệnh tổng quát, nhưng hội chứng suy nhược mạn tính thì ít phổ biến hơn).

- Theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh - Mỹ) thì hội chứng suy nhược mạn tính xuất hiện trên 2 - 7 người/100.000 người.

III- NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH:A- THEO YHHĐ: A- THEO YHHĐ:

Sự xuất hiện của nhiều tên gọi khác nhau của hội chứng bệnh lý này phản ảnh nhiều giả thuyết còn tranh luận về nguyên nhân gây bệnh.

Thường những giả thuyết về nguyên nhân được đề cập xoay quanh: - Sau nhiễm trùng.

- Những rối loạn về nội tiết. - Kèm theo rối loạn miễn nhiễm. - Và thường phối hợp với trầm cảm.

1- Nhiễm trùng: đề cập đến những loại siêu vi (lymphotropic, herpes virus, retrovirus và enterovirus).

2- Những rối loạn miễn dịch: người ta quan sát thấy trong những trường hợp này có sự gia tăng trong máu những kháng thể kháng nhân, suy giảm các immunoglobulines, những thay đổi về hoạt động của lympho bào …

3- Những rối loạn về nội tiết: Những công trình nghiên cứu gần đây cho thấy trên những hội chứng suy nhược mạn tính có sự suy giảm phóng thích các Corticotropine - releasing factors của não thùy, dẫn đến nồng độ trung bình Cortisone/máu của bệnh nhân thấp hơn người bình thường. Cũng theo giả thuyết trên thì sự bất thường về thần kinh nội tiết có thể có liên quan đến tình trạng thiếu sức lực và tính khí, tâm tính của bệnh nhân.

4- Tình trạng trầm uất được ghi nhận ở 2/3 trường hợp. Tình trạng trầm cảm này thường thấy ở các bệnh mạn tính. Tuy nhhiên, trong trường hợp hội chứng này thì tình trạng trầm cảm lại xuất hiện rất nhiều, vượt hơn nhiều tỷ lệ thường gặp trên các bệnh mạn tính khác (vì thế, có người cho rằng bệnh này có nguồn gốc tâm lý là cơ bản, những rối loạn thần kinh nội tiết và miễn nhiễm là thứ phát).

B- THEO YHCT:

Hội chứng suy nhược mạn tính biểu hiện lâm sàng rất phong phú. Những triệu chứng thường gặp trong hội chứng này như mệt mỏi, khó tập trung tư tưởng, đau đầu, đau nhức cơ khớp, dễ cáu gắt, nóng trong người, khó ngủ, sút cân … Những biểu hiện nói trên được thấy trong Tâm căn suy nhược của YHCT.

Như vậy, có thể tóm tắt các triệu chứng cơ năng thường gặp trong hội chứng suy nhược mạn gồm:

- Mệt mỏi: YHCT xếp vào chứng Hư gồm Khí hư, Huyết hư, Âm hư, Dương hư. - Hoa mắt, chóng mặt: YHCT xếp vào chứng Huyễn vậng hay còn gọi là Huyễn vựng. - Đau đầu: YHCT xếp vào chứng Đầu thống, Đầu trọng, Đầu trướng dựa vào những

biểu hiện khác nhau của nó.

- Những rối loạn tâm thần như hay quên, hoạt động trí óc giảm sút: YHCT xếp vào chứng Kiện vong.

- Nóng trong người, cơn nóng phừng mặt: YHCT xếp vào chứng Phát nhiệt. - Đánh trống ngực, hồi hộp: YHCT xếp vào chứng Tâm quý, Chính xung. - Khó ngủ: YHCT xếp vào chứng Thất miên.

- Đau ngực gọi là Tâm thống, hoặc kèm khó thở thì được gọi là Tâm tý, Tâm trướng. Qua việc phân tích cơ chế bệnh sinh toàn bộ các chứng trạng thường gặp của YHCT trong hội chứng suy nhược mạn, có thể biện luận về cơ chế bệnh sinh theo YHCT như sau: Nguyên nhân của bệnh lý này theo YHCT có thể là:

- Do thất tình (nội nhân) như giận, lo sợ gây tổn thương 3 tạng Tỳ, Can, Thận.

- Do mắc bệnh lâu ngày (nội thương), làm cơ thể suy yếu, Thận âm, Thận dương suy. Thận âm suy hư hỏa bốc lên. Thận dương suy chân dương nhiễu loạn ở trên.

- Do cơ địa yếu (Tiên thiên bất túc - không đầy đủ). -

Sơ đồ bệnh lý hội chứng suy nhược mạn theo YHCT

Một phần của tài liệu Tài liệu Bệnh tăng huyết áp pdf (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w