VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH TRONG CÁC BỆNH BIẾN DƯỠNG: 1-Viêm đa dây thần kinh do tiểu đường:

Một phần của tài liệu Tài liệu Bệnh tăng huyết áp pdf (Trang 63 - 64)

D- VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH TRONG CÁC BỆNH CẬN UNG THƯ:

F-VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH TRONG CÁC BỆNH BIẾN DƯỠNG: 1-Viêm đa dây thần kinh do tiểu đường:

1- Viêm đa dây thần kinh do tiểu đường:

Tổn thương thần kinh ngoại biên là biến chứng thường gặp. Những nghiên cứu dịch tễ học gần đây nhất cho thấy dấu lâm sàng khách quan của biến chứng thần kinh gặp ở 13% bệnh nhân tiểu đường dưới 60 tuổi, 33% bệnh nhân tiểu đường trên 60 tuổi; dấu lâm sàng chủ quan của biến chứng thần kinh gặp ở 28% bệnh nhân tiểu đường dưới 60 tuổi, 48% bệnh nhân tiểu đường trên 60 tuổi. Ảnh hưởng trên tần số xuất hiện bệnh, ngoài yếu tố tuổi tác nêu trên, còn có yếu tố về thời gian mắc bệnh tiểu đường và vấn đề kiểm soát biến dưỡng.

Lâm sàng:

a- Thể rối loạn cảm giác:

- Tê 2 chi dưới, đối xứng, ngọn chi nặng hơn gốc chi.

- Đau dữ dội như cháy bỏng, đau như xoắn vặn sâu trong cơ. - Cảm giác khách quan ít khi bị rối loạn, trừ cảm giác sâu.

- Phản xạ gân cơ mất. Rối loạn vận mạch và teo cơ, kèm theo loét lòng bàn chân. Ra nhiều mồ hôi.

b- Thể rối loạn vận động - cảm giác:

- Liệt đối xứng 2 chi dưới của các cơ mặt ngoài và trước cẳng chân. Liệt 2 bên (bàn chân rũ) và tiến triển nhanh.

- Rối loạn cảm giác khách quan rất mơ hồ. Ít có rối loạn dinh dưỡng.

- Bệnh diễn tiến kéo dài và việc điều trị bệnh tiểu đường ở giai đoạn này thường ít có hiệu quả.

c- Thể giả bệnh Tabès:

- Đau giống như trong bệnh Tabès (đau rất dữ dội). - Rối loạn cảm giác sâu (loạng choạng).

- Mất phản xạ gân cơ.

- Ngoài ra, những bệnh liệt tứ chi bán cấp cũng được ghi nhận, hình thể lâm sàng giống viêm đa rễ và dây thần kinh.

Điều trị:

- Điều trị đúng mức bệnh nguyên (tiểu đường) có giá trị phòng ngừa biến chứng Viêm đa dây thần kinh, nhất là thể chí có rối loạn cảm giác.

- Sinh tố B1, B12 liều cao.

- Thuốc giảm đau trong trường hợp đau nhiều. Thuốc dãn mạch ít có tác dụng. - Chú ý ngăn ngừa biến dạng khớp do teo cơ.

2- Viêm đa dây thần kinh do Porphyrine:

Là bệnh biến dưỡng, mang tính di truyền rõ rệt.

Dấu chứng chẩn đoán:

- Bệnh thường xuất hiện nhân cơ hội dùng 1 loại thuốc nào đó. - Bệnh xảy đến cấp thời trong vài giờ (ít khi kéo dài nhiều ngày). - Khởi đầu với triệu chứng tê, đau nhức cơ ở chi và thân.

- Liệt lan rộng ở tứ chi, hoặc trội hơn ở chi trên. Tổn thương dây thần kinh VII, các dây vận nhãn.

- Rối loạn cảm giác trong 50% trường hợp, thường ở gốc chi (như mặc áo tắm). Phân ly cảm giác (cảm giác sâu còn).

- Tổn thương thực vật: thường là rối loạn cơ vòng, rối loạn tim mạch, có thể diễn tiến tăng dần.

- Các rối loạn thần kinh khác: rối loạn tâm thần (40%), cơn động kinh (20%). - Biểu hiện khác: đau bụng, da dễ nhạy cảm với ánh nắng.

- Điện cơ: tổn thương sợi trục, nhưng không ảnh hưởng đến vận tốc dẫn truyền.

- Xét nghiệm nước tiểu: trong thực hành lâm sàng, rối loạn chuyển hóa Porphyrin có thể được xác định khi để nước tiểu ngoài không khí lâu 24 giờ: nước tiểu có màu nâu đỏ.

- Có thể đo lượng Porphobilinogen/phân.

Diễn tiến:

- Tử vong 20 - 30% do ngưng tim hoặc ngưng hô hấp.

- Nếu sống, bệnh diễn tiến 2 - 3 tuần, thời gian lui bệnh chậm, phục hồi không hoàn toàn.

Điều trị:

- Truyền Hématine (làm ngưng tổng hợp Porphyrin).

- Điều trị triệu chứng: giảm đau, an thần, rối loạn tâm thần, động kinh, hồi sức tích cực (trong suy hô hấp và rối loạn tim mạch).

Một phần của tài liệu Tài liệu Bệnh tăng huyết áp pdf (Trang 63 - 64)