III. LỌC DỮ LIỆU.
2. Lọc bằng chế độ Advancded Filter.
Nếu bạn phải lọc dữ liệu với tiêu chuẩn lọc phức tạp thì bạn nên sử dụng Advanced Filter. Kết quả cũng như lọc với AutoFIlter tuy nhiên không có các mũi tên bên cạnh tên trường. Để sử dụng Advanced Filter bạn phải tạo một vùng tiêu chuẩn lọc (vùng dữ liệu điều kiện lọc hoàn toàn giống với vùng dữ liệu điều kiện của các hàm cơ sở dữ liệu đã giới thiệu ở trên, bạn nên tham khảo lại). Tốt nhất bạn nên bạn nên đặt vùng tiêu chuẩn lọc (điều kiện lọc) lên trên đỉnh hay dưới đáy danh sách.
Các bước thực hiện lọc bằng phương pháp Advanced Filter:
1. Nếu chưa có vùng tiêu chuẩn lọc, hãy tạo nó theo nguyên tắc nêu trên
2. Chọn một ô bất kỳ (hoặc chọn vùng) trong cơ sở dữ liệu. Lên Data menu → Filter → Advanced Filter.
3. Trong cửa sổ Advanced Filter, khai báo các thông số cần thiết. Các thông số trong cửa sổ Advanced Filter
+ Copy to another Location: Chọn mục này nếu bạn muốn copy kết quả lọc ra một vùng khác trên cùng một bảng tính. Nếu bạn chọn mục này thì mục Copy To sẽ tự động bật sáng.
+ List Range : Khai báo địa chỉ vùng CSDL (bao gồm cả tên trường) + Criteria Range: Khai báo địa chỉ vùng tiêu chuẩn lọc (cả tên trường) + Copy To: Chỉ định ô đầu tiên của vùng bạn định đưa kết quả ra đó + Unique Record Only : Nếu có nhiều bản ghi giống nhau thì chỉ giữ lại một bản.
3. Outline.
- Outline dùng để hiển thị bảng tính hay báo cáo theo các mức chi tiết khác nhau. Ví dụ với một báo cáo bán hàng, bạn muốn in mức chi tiết khác biệt tuỳ thuộc vào việc báo cáo để gửi cho ai đó. Với tính năng outline ta có thể tạo đến 8 cấp chi tiết theo hàng hay cột.