*Cở sở lý luận: Cũng giống như các công ty sản xuất sản phẩm trực tiếp, để sản xuất ra những sản phẩm tốt, yếu tố đầu vào luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Đây chính là yếu tố nền tảng tạo nên một sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Với các công ty kinh doanh xuất khẩu, yếu tố đầu vào không phải là nguyên vật liệu mà nó chính là những sản phẩm đã hoàn chỉnh và đem đi xuất khẩu ngay. Chính vì thế, việc tạo ra một nguồn cung ứng sản phẩm đảm bảo các yếu tố về chất lượng, số lượng, giá cả là mục tiêu hàng đầu của các công ty. Hơn nữa, chính những yếu tố này sẽ tạo ra một ưu thế cạnh tranh cho công ty khi tham gia vào thị trường thế giới. Riêng với mặt hàng café, một mặt hàng phụ thuộc vào thời tiết và biến động liên tục trên thị trường thế giới thì ưu thế này càng trở nên rõ nét.
*Nội dung biện pháp: Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu café em xin đưa ra một số kiến nghị sau:
- Mở rộng các nhà cung cấp mới tại các khu trồng café:
Ngoài 3 đối tác lớn tại 3 tỉnh Gia Lai, Kom Tum, Tây Nguyên đã hợp tác trong suốt thời gian qua. Hiện tại do nhu cầu xuất khẩu café tăng cao nên số lượng nhà thu mua café của bà con nông dân cũng được tăng lên đáng kể để đáp ứng thị trường. Như chúng ta biết, mỗi vùng trồng café có một chủng loại café thế mạnh như: Tây
Nguyên nổi tiếng với café Arabica, Komtum với café Robusta còn café Cherii thuộc về Gia lai. Hiện tại Unimex đang xuất khẩu cả 3 mặt hàng này. Trong thời gian tới, sẽ chú trọng khai thác triệt để từng loại café trên các khu vực khác nhau.
Với Tây Nguyên, cần thiết lập thêm 2 cở sở cung cấp café cho công ty nâng tổng số nhà cung cấp lên con số 3 căn cứ vào các yếu tố sau:
+ Nhu cầu xuất khẩu café đứng thứ 2 về sản lượng café xuất khẩu toàn công ty và tập trung những bạn hàng lớn của Isaren và Palestin. Sản lượng café Arabica xuất khẩu của Unimex thường chiếm 30 % sản lượng café của toàn tỉnh.
+ Khả năng cung ứng: Toàn tỉnh có 7 nhà cung cấp café lớn với sản lượng trên 100 tấn / năm. Kí hợp đồng với 3 nhà cung ứng sẽ đảm bảo 30% nhu cầu xuất khẩu của công ty. Điều này nằm trong khả năng huy động vốn của công ty.
Phương châm mua tận gốc bán tận ngọn, sẽ tập trung hướng tới các công ty tiêu thụ café cấp 1. Đó là những công ty tư nhân thu mua trực tiếp từ bà con nông dân. Sở dĩ thời gian trước, công ty chưa tiếp cận theo góc độ này là do truyền thống hợp tác lâu năm theo phong cách nhà nước. Công ty chủ yếu lựa chọn đối tác là những nhà cung ứng của tỉnh mà chưa hợp tác với các cơ sở tư nhân. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến chất lượng bảo quản và tính chuyên nghiệp khi lựa chọn nhà cung ứng. Tất cả các nhà cung ứng phải đảm bảo chất lượng café, bảo quản theo quy định của Bộ y tế như: quy cách phẩm chất ( độ ẩm, tạp chất, hạt nguyên, hạt vỡ, hạt hư ), bao bì đóng gói và đặc biệt, công tác vận chuyển đến cảng giao hàng phải chính xác về thời gian và nhanh chóng, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong phong cách làm việc. Điều này rất quan trọng và hạn chế được rất nhiều trong quá trình xuất khẩu đặc biệt khâu kiểm tra giám sát.
Với Komtum: Để đưa ra phương hướng cần căn cứ vào những yếu tố sau: + Nhu cầu café Robusta là mặt hàng thường chiếm tỷ lệ cao nhất ( khoảng 50%) trong tổng sản lượng xuất khẩu café hàng năm của toàn công ty. Theo các chuyên gia về café, Robusta ở Việt nam ngon nhất thế giới. Hiện nay hàng năm, trung bình Komtum cung cấp ra thị trường 5000 tấn café Robusta và sản lượng xuất khẩu café
Robusta của Unimex chiếm 20 % sản lượng của cả tỉnh nhưng mới đáp ứng 75% nhu cầu khách hàng của Unimex
+ Khả năng cung ứng : Komtun không có những nhà cung cấp lớn đảm bảo khối lượng sản phẩm dồi dào đáp ứng tất cả nhu cầu xuất khẩu. Năm 2007 có 10 nhà cung cấp lớn bán buôn café với sản lượng từ 200 đến 300 tấn /1 năm còn lại là những nhà cung ứng nhỏ lẻ khác. Như vậy, 4 nhà cung cấp café với dự kiến 25 % sản lượng toàn tỉnh sẽ giúp công ty đáp ứng nhu cầu xuất khẩu
+ Uy tín và quy mô công ty cho phép việc mở rộng nhà cung ứng khả thi trên 2 phương diện : đảm bảo vốn và uy tín hợp tác
Tận dụng lợi thế mặt hàng café của Kom tum cũng như khắc phục nhược điểm của các nhà cung cấp, công ty sẽ liên kết thêm với 3 nhà cung ứng chuyên thu mua của bà con nông dân trên địa bàn tỉnh. Như vậy, 4 nhà cung cấp café với dự kiến 25 % sản lượng toàn tỉnh sẽ giúp công ty đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Các tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng vẫn phải đảm bảo các yếu tố: Tất cả các nhà cung ứng phải đảm bảo chất lượng café, bảo quản theo quy định của Bộ y tế như: quy cách phẩm chất ( độ ẩm, tạp chất, hạt nguyên, hạt vỡ, hạt hư ), bao bì đóng gói và đặc biệt, công tác vận chuyển đến cảng giao hàng phải chính xác về thời gian và nhanh chóng, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong phong cách làm việc
Với Gia lai: Café Cherii là thế mạnh của Gia lai nhưng không phải là thế mạnh của Việt nam. Chất lượng café loại này chưa thể cạnh tranh được với Brazin và các nước xuất khẩu café khác. Vì vậy, mặt hàng này có sản lượng xuất khẩu hàng năm thấp hơn so với 2 loại café kể trên nhưng vẫn tồn tại tình trạng nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Việc mở rộng nhà cung ứng vẫn là điều cần thiết trước nhu cầu ngày càng gia tăng của thế giới. Tuy nhiên, do sản lượng xuất khẩu thấp hơn và tại đây có nhiều nhà cung ứng lớn, đảm bảo khối lượng xuất khẩu nên tìm kiếm thêm 1 nhà cung cấp tại tỉnh sẽ hợp lý về chi phí và hiệu quả.
- Tăng dự trữ để đảm bảo nguồn cung ứng trước sự biến động:
Đây là việc làm để hạn chế tối đa rủi ro từ thị trường và thời tiết đem lại. Sở dĩ đến thời điểm này, công ty mới áp dụng biện pháp dự trữ này bởi lẽ, café là một mặt
hàng xuất khẩu của Unimex trong 5 năm trở lại đây. Việc phân tích thị trường cũng như các nguồn lực thời kì trước chưa đáp ứng được cho công tác dự trữ. Hơn nữa, xu thế biến động mạnh trong thời gian gần đây buộc lòng công ty phải tính đến phương án này. Trong một bài phát biểu, một chuyên gia đã nói: “ Lệ thuộc vào thời tiết và nguồn dự trữ luôn được giữ bí mật nên thị trường cà phê thế giới hàng năm có sự trồi sụt khó lường”. Hạn chế sự biến động khó lường này, Công ty nên đưa ra 1 số chiến lược dự trữ café vào những điểm thời vụ. Để làm được điều này sẽ phải đi đôi với công tác bảo quản. Do đó, một cách hiệu quả nhất là công ty sẽ làm hợp đồng mua café và thuê kho chứa của các công ty đó đồng thời chịu trách nhiệm luôn phần bảo quản. Việc làm này sẽ buộc phát sinh tăng chi phí nhưng sẽ bảo đảm nguồn cung ứng dồi dào cho việc xuất khẩu đặc biệt sẽ giúp công ty thu được lợi nhuận đáng kể truớc sự biến động về giá trên thị trường.
* Điều kiện thực hiện: Để các biện pháp trên khả thi thì các điều kiện thực hiện các biện pháp phải được các nhà hoạch định chính sách đưa ra và yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt. Mỗi biện pháp cụ thể sẽ tương ứng với những điều kiện khác nhau.
- Điều kiện để áp dụng việc mở rộng các nhà cung cấp tại khu vực trồng café: Qua phân tích, chúng ta đã thấy đây là một việc làm cần thiết và phải thực hiện gấp rút trong thời gian tới. Tuy nhiên, để làm tốt nhiệm vụ này đòi hỏi các nhà nhà quản lý kinh doanh phải nghiên cứu, tìm kiếm các công ty chuyên thu mua trực tiếp của các bà con nông dân. Sau đó cần đưa ra hội đồng bàn bạc xem xét để lựa chọn được nhà cung cấp hợp lý và có chất lượng. Cần thiết phải thành lập các tiêu chí đánh giá các nhà cung cấp theo thang điểm và mức độ ưu tiên về các yếu tố của nhà cung cấp như: Chất lượng, tính chuyên nghiệp, sản lượng…Tuỳ vào yêu cầu và đặc điểm của từng loại café mà tiêu chí đánh giá các nhà cung cấp khác nhau nhưng tất cả phải đảm bảo một yêu cầu tiên quyết : Nguồn cung ứng ổn định, đảm bảo chất lượng, sản lượng và giá cả.
Mức độ đánh giá
10 điểm 0 điểm Chất lượng (trọng số 0,4) Sản lượng ( trọng số 0,3 ) Tính chuyên nghiệp (trọng số 0,3 )
Điểm đánh giá = ∑ Qi * Điểm đánh giá * trọng số
Ví dụ minh họa:
*Theo đánh giá của nhân viên điều tra thị trường Công ty A có điểm sau : Chất lượng : 7 điểm
Sản lượng cung ứng ổn định và dồi dào: 6 điểm Tính chuyên nghiệp trong phục vụ : 5 điểm
→ Điểm đánh giá của công ty A: 7 * 0.4 + 6 * 0.3 + 5 * 0.3 = 6.1
* Theo đánh giá của nhân viên điều tra thị trường Công ty B có điểm sau: Chất lượng : 6.5 điểm
Sản lượng cung ứng ổn định và dồi dào : 6.5 điểm Tính chuyên nghiệp trong phục vụ: 6 điểm
→ Điểm đánh giá của công ty B : 6.5 * 0.4 + 6.5 * 0.3 + 6*0.3 = 6.35
Lựa chọn nhà cung cấp B vì có điểm đánh giá cao hơn
- Điều kiện để thực hiện biện pháp tăng dự trữ café: Quyết định tăng dự trữ café là hành động táo bạo nhưng rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Nhưng để đem lại hiệu quả, các nhà quản lý cần phải tính toán kỹ các yếu tố sau đây:
+ Thời điểm mua vào dự trữ: Việc dự trữ để tránh rủi ro trước sự biến động. Nó sẽ phản tác dụng nếu việc phân tích thị trường không tốt và sẽ làm tăng chi phí dự trữ. Vì vậy, các động thái mua vào dự trữ phải được thông qua sự phân tích xu hướng thị trường. Café chỉ có theo mùa ( từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ) nên việc dự trữ phải tiến hành nhanh chóng khi thời điểm café thu hoạch dồi dào và đó cũng là thời điểm café có giá thấp hơn nhưng đây cũng chỉ là trên lý thuyết cung cầu và mọi động
thái mua vào dự trữ cần tính đến thêm các yếu tố khác như: xu hướng giá café trên thị trường , sản lượng cung ứng trong giai đoạn tiếp theo. Cụ thể như: Nếu trong tương lai theo xu thế thị trường, giá café sẽ tăng cao thì ngay từ thời điểm lượng café dồi dào và giá thấp nên dự trữ để đảm bảo cung ứng và tăng lợi nhuận. Ngược lại, qua phân tích thị trường thấy giá café sẽ còn hạ trong những tháng tới và sản lượng dồi dào hơn thì đây chưa phải là thời điểm tốt để mua vào dự trữ
+ Khối lượng dự trữ: Phân tích xu hướng biến động cung cầu, tăng giảm giá của thế giới và thị trường trong nước để đưa ra khối lượng dự trữ đảm bảo hiệu quả nhưng hạn chế tối đa rủi ro và không làm tăng chi phí. Theo quy luật thị trường, sản lượng café được tiêu thụ nhiều hơn vào cuối năm. Do đó, thị trường xuất khẩu café sẽ sôi động và có nhu cầu cao hơn trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 11. Vì vậy, từ những tháng trước đó công ty cần có khối lượng dự trữ nhất định. Sản lượng xuất khẩu năm ngoái sẽ là cơ sở quan trọng để làm căn cứ dự trữ cho năm tiếp theo. Để đảm bảo cung ứng cho thị trường và tối thiểu hóa chi phí khối lượng dự trữ nên chiếm khoảng 1/5 sản lượng xuất khẩu của cùng thời điểm năm trước căn cứ vào những lý do sau:
· Đảm bảo khối lượng café cung ứng cho những nhà nhập khẩu lớn tránh những biến động của thị trường
· Không phát sinh nhiều chi phí dự trữ: chi phí vốn, chi phí bảo quản, chi phí kho bãi…
+ Nhân sự: Đây là việc làm đòi hỏi sự phân tích rất cao. Năng lực phân tích phán đoán thị trường có quyết định rất lớn đến công việc dự trữ nên cần những nhà am hiểu chuyên nghiệp. Hiện tại, công ty chưa có được những chuyên gia đảm nhận tốt công việc này nên có thể sẽ hợp tác với các chuyên gia café đầu ngành trong nước. Họ sẽ phân tích thị trường và cố vấn cho công ty trước các xu thế biến động.
+ Vốn: Dự trữ để hạn chế sự biến động của thị trường nhưng đồng nghĩa với việc phải tăng chi phí đặc biệt chi phí vốn. Vì vậy, để tiến hành chiến lược dự trữ café, công ty cần có một nguồn vốn nhất định. Thông thường khi xuất khẩu, nguồn vốn thường ngắn hạn và chủ yếu từ vay ngân hàng nhưng khi dự trữ cần một lượng
vốn dài ngày hơn. Xuất phát từ đặc điểm đó, việc vay ngân hàng sẽ làm tăng chi phí kinh doanh và khó khả thi. Do vậy, nguồn vốn để đảm bảo dự trữ nên được trích từ nguồn vốn sở hữu của công ty hoặc từ ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho công ty để giảm chi phí và hạn chế rủi ro.
2.1.1.2 Thành lập đội ngũ cán bộ thu nhận và giám sát quá trình xuất khẩu café tại cảng Sài Gòn.