Về cung lao động

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển cán bộ quản lý trong doanh nghiệp thông qua các chương trình liên kết giữa doanh nghiệp với các trường đại học (Trang 38 - 41)

II. Giải pháp về tổ chức, thực hiện

2.Về cung lao động

Các giải pháp tác động đến “cung” lao động cần phải hướng đến đảm bảo được hai mục tiêu: (i) kiểm soát số lượng lao động cung ứng; và (ii) nâng cao chất lượng của lực lượng lao động. Đối với mục tiêu thứ nhất, giải pháp then chốt là quản lý tốt quá trình phát triển dân số. Do “cung” lao động là một bộ phận cấu thành chính của dân số, cho nên nhiệm vụ giảm sinh là một thành tố quan trọng trong các giải pháp phát triển thị trường lao động trên phương diện “cung”. Bên cạnh đó, cần điều tiết có hiệu quả quá trình di cư. Do hậu quả khác nhau về quá trình dân số và nhu cầu lao động ở các vùng, phải chủ động thúc đẩy quá trình di dân phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Di dân có ảnh hưởng tích cực và được coi như một công cụ điều hoà lao động.

Về phát triển chất lượng của lực lượng lao động, hay nói chung hơn là phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu về việc làm trong nền kinh tế, cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau đây:

chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tếư xã hội của đất nước. Mục tiêu chủ yếu của chiến lược là nhằm tạo ra lực lượng lao động có thể đáp ứng tốt nhu cầu của nền kinh tế. Những tư tưởng chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực có thể là:

+ Lấy phát triển bền vững con người là tư tưởng trung tâm.

+ Mỗi con người là một cá nhân độc lập làm chủ quá trình lao động của mình (tất nhiên có hợp tác, có kỹ năng lao động theo nhóm).

+ Lấy lợi ích của người lao động làm nguyên tắc cơ bản của quản lý lao động (trong sự hài hoà với lợi ích của cộng đồng, xã hội).

+ Bảo đảm môi trường dân chủ thuận lợi cho tiến hành giao lưu đồng thuận (kỹ năng làm việc theo nhóm).

+ Chú trọng phát huy tiềm năng của người lao động, bảo đảm hiệu quả của công việc.

+ Phát triển nguồn nhân lực bám sát yêu cầu của thị trường lao động. Những tư tưởng chỉ đạo này cần được quán triệt trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của từng ngành, lĩnh vực và tổ chức.

-Thứ hai, thực hiện cải cách mạnh mẽ và triệt để hơn giáo dục và đào tạo. ở nước ta, giáo dục và đào tạo được coi là đóng vai trò trung tâm trong

việc phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, những yếu kém của lĩnh vực này trong nhiều năm qua đang trực tiếp đặt ra những yêu cầu cải cách toàn diện.

Trong đó, cần đặc biệt tập trung vào những điểm mấu chốt sau đây: + Xác định rõ phương hướng phát triển giáo dụcư đào tạo để đạt tới mục tiêu tổng quát là nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực (ở đây là sự phát triển toàn diện, bao gồm cả kiến thức, kỹ năng, đạo đức, thể chất và thẩm mỹ). Cụ thể về phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo phải hướng tới hình thành đội ngũ các nhà quản lý nhà nước tinh thông nghiệp vụ, trung thành, trung thực và tận tuỵ với công việc; đội ngũ doanh nhân giỏi, năng động, nhạy bén và sáng tạo; đội ngũ trí

thức có trình độ cao, tâm huyết; và đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề theo kịp yêu cầu phát triển đất nước đi dần tới hiện đại hoá và nền kinh tế tri thức.

+ Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm phần chủ yếu. Trong những năm tới, cần tăng tỷ trọng chi tiêu ngân sách cho giáo dụcư đào tạo, tập trung mạnh vào đầu tư phát triển cơ sở vật chất, sắp xếp lại hệ thống trường học, cải tiến chương trình, giáo trình, đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao trình độ và đãi ngộ đối với giáo viên, cử sinh viên và chuyên gia đi học tập và nghiên cứu ở nước ngoài,… Song song với việc tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước, cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp xã hội hoá giáo dục đào tạo, mở cửa dịch vụ giáo dụcư đào tạo để thu hút các nguồn đầu tư khác trong nước và đầu tư nước ngoài. Liên quan đến vấn đề này, trong chừng mực nào đó, chúng ta phải thừa nhận tính chất “thị trường” của dịch vụ giáo dục và đào tạo, từ đó có các giải pháp phát triển thị trường giáo dục đào tạo trên cơ sở bình đẳng giữa giáo dụcư đào tạo công lập và ngoài công lập.

+ Đổi mới căn bản công tác quản lý nhà nước về giáo dụcư đào tạo theo hướng phân cấp mạnh mẽ hơn cho các địa phương và các cơ sở đào tạo, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở này. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ nên quản lý chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo, chứ không nên áp đặt chỉ tiêu tuyển sinh của các trường, không làm việc cấp bằng mà chỉ theo dõi việc cấp bằng qua các cơ sở đào tạo.

+ Thực hiện các biện pháp khắc phục triệt để những tiêu cực trong nhà trường và trong hệ thống giáo dụcư đào tạo đang diễn ra rất bức xúc như: học giả cấp bằng thật; dạy thêm, học thêm tràn lan; chạy theo thành tích; gian lận trong thi cử;…

+ Thực hiện các biện pháp nhằm xây dựng cả nước thành một xã hội học tập. Ngoài các biện pháp nêu trên đây, cần phát huy mạnh mẽ truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc, dựa vào đường lối đại đoàn kết dân tộc.

Đặc biệt, trong việc đổi mới các chương trình, giáo trình, phương pháp dạy và học, cần hết sức chú ý đến vấn đề xây dựng xã hội học tập. Các sách giáo khoa, giáo trình, bài giảng ở nhà trường phải thấm đượm tinh thần trang bị một phương pháp học tập suốt đời, học tập ở mọi nơi, học tập mỗi khi có cơ hội. Đây là một vấn đề mới và phức tạp, vì vậy cần thiết phải có sự đầu tư cho các công trình nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về vấn đề này.

- Thứ ba, thực hiện có hiệu quả các chính sách tạo việc làm, cán bộ, lao động, tiền lương, khen thưởng,… nhằm động viên lực lượng lao động cho công cuộc phát triển đất nước. Trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách, cần tạo động lực kích thích tính tích cực lao động, tính tích cực xã hội của người lao động, làm cho họ năng động, thiện chí, cầu tiến, từ đó đi đến chỗ sáng tạo, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. Bên cạnh việc tạo động lực về lợi ích vật chất, cần quan tâm đến việc tạo động lực về tinh thần như tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, sự say mê và lương tâm nghề nghiệp, niềm tin, quyền tự do, dân chủ, tính công bằng xã hội,… Những nội dung này cần được quan tâm trong chính sách cán bộ của mỗi ngành, lĩnh vực, mỗi cơ quan, tổ chức.

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển cán bộ quản lý trong doanh nghiệp thông qua các chương trình liên kết giữa doanh nghiệp với các trường đại học (Trang 38 - 41)