1. Chính sách:
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về lao động - việc làm và Chương trình xây dựng pháp luật: Quy định về bảo hiểm thất nghiệp; trình quốc hội ban hành Luật xuất khẩu lao động, Luật dạy nghề; nghiên cứu để sửa đổi Bộ luật lao động; sửa đổi, bổ sung xơ chế về quản lý, sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm theo các nội dung của Chương trình.
2. Cơ chế:
Cơ chế sử dụng nguồn vốn: phân vốn theo khả năng tạo chỗ làm việc mới thông qua các dự án vay vốn, ưu tiên các tỉnh đạt hiệu quả cao trong hoạt động vay vốn, nơi có nhiều đồng bào dân tộc; nơi có diện tích đất nông nghiệp lớn chuyển sang đất phi nông nghịêp.
Cơ chế phối hợp: tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm trong việc giao vốn vay cho các tổ chức đoàn thể; trong việc lập kế hoạch sử dụng vốn vay hàng năm, trách nhiệm của Ngân hàng chính sách xã hội trong việc quản lý, cho vay, bảo quản và tăng trưởng của Quỹ.
Cơ chế phân cấp: tăng cường phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương, trong đó coi trọng phân cấp cho cấp huyện trong việc tổ chức va thực hiện các dự án cho vay đối với các đối tượng.
Cơ chế lồng ghép: Các dự án cho vay vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm có thể gắn với một số dự án thuộc các Chương trình quốc gia khác như xoá đói giảm nghèo, dự án dạy nghề, nếu xét thấy việc lồng ghép đó đạt hiệu quả cao hơn, giúp người lao động có việc làm tốt hơn, hiệu qủa hơn.
Cơ chế giám sát, đánh giá:
+ Liên bộ và UBND cấp tỉnh phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức cho vay theo các dự án, đặc biệt là các dự án cho vay với số tiền
lớn, ở những nơi có khả năng xảy ra rủi ro cao do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, hoặc do môi trường kinh doanh ít thuận lợi
+ Chấn chỉnh hoạt động của Ban chủ nhiệm và nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương.
Cơ chế huy động vốn từ ngân sách Trung ương là chủ yếu, trong giai đoạn 2006-2010 sẽ huy động đa nguồn vốn ( bao gồm từ dân, ngân sách địa phương và các tổ chức quốc tế ) để thực hiện Chương trình