lao động, cả ở trong nước với nước ngoài. Việt Nam đã là thành viên của WTO, Việt Nam thực hiện mở cửa theo lộ trình nhất định như đã cam kết với tổ chức này, điêu đó đã, đang thu hút làn sóng đầu tư nước ngoài vào nước ta, kéo theo sự gia tăng số lượng doanh nghiệp hoạt động và thu hút ngày càng nhiều lao động.
- Mấy năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta đạt khá:năm 2004 (7.79%), năm 2005 (8.4%), năm 2006 (8.17%), 9 tháng đầu năm 2007 (8.16%). Tăng trưởng kinh tế là gốc tạo việc làm, tăng trương kinh tế là cơ sơ để tăng các nguồn đầu tư, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
- Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động
- Tình trạng thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị không được cải thiện so với năm 2005. Tỷ lê thất nghiệp của cả nước năm 2006 là 5.3% tăng so với năm 2005 (5.1%). Tỷ lệ thiếu việc làm lớn. Ở khu vực nông thôn, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động mới đạt khoảng 80%, nếu quy đổi từ số thiếu việc làm ra thì tỷ lệ thất nghiệp lên tới hai con số. Một trong những nguyên nhân quan trọng của nhiều tệ nạn xã hội cũng xuất phát từ trình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. Do vậy vấn đề giải quyết việc làm là vấn đề mang tính cấp thiết và lâu dài của toàn xã hội.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm: mặc dù lao động trong nhóm ngành nông nghiệp tăng cả về số lượng và tỷ trọng song vẫn còn rất lớn (55.7), trong khi ở nông thôn dân số tăng nhanh, số người đến tuổi lao động đông. Lao động trong nhóm ngành nông nghiệp tuy tăng nhưng vẫn còn chiêm tỷ trọng thấp (19.1%) lại phần lớn làm việc ở trong các ngành gai công, tính công nghiệp không cao, vốn chủ sở hữu ít.
- Thiếu lao động trình độ cao
Tính đến cuối năm 2006, Việt Nam có tổng cộng 45,3 triệu lao động, trong đó ba phần tư là lao động ở nông thôn
+ hiện mới chỉ có 32% số lao động là đã qua đào tạo và tỷ lệ lao động đã có chứng chỉ đào tạo ngắn hạn là 14,4%.
+ “Việt Nam thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành tài chính, ngân hàng, du lịch, bán hàng... nên nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài trong khi lao động xuất khẩu đa phần có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hoặc mới chỉ qua giáo dục định hướng”.
+ Theo đánh giá của một số chuyên gia về lao động, lĩnh vực thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng nhất là công nghệ thông tin, tài chính, kiểm toán, luật và hầu hết các ngành công nghiệp. Ngoài ra, nhiều người lao động chưa có trình độ ngoại ngữ đủ để làm việc, dù rằng trên thực tế tình trạng này đang
được cải thiện nhờ ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam cũng như một số người Việt được đào tạo ở nước ngoài quay về nước làm việc.
- Mặc dù hệ thống giao dịch thị trường lao động đa dạng về hình thức nhưng hoạt động của trung tâm giới thiệu việc làm còn hạn chế về khả năng tư vấn, giới thiệu việc làm và thu thập thông tin về cung - cầu trên thị trường, còn nặng nề về dạy nghề và dịch vụ thu phí
- Năng suất lao động của nước ta còn ở mức thấp so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới ( hiện nay năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn từ 2 đến 15 lần so với các nước ASEAN và so với các nước tiên tiến khác trên thế giới thì con số này con cao hơn nữa
Nguyên nhân của những hạn chế trên
- Công tác đào tạo nghề chưa được quy hoạch, các địa phương chưa quan tâm đúng mức đến dạy nghề nên lao động có tay nghề thấp. Mặt khác, đào tạo chưa gắn với nhu cầu thị trường nên khả năng làm việc còn hạn chế, kể cả xuất khẩu lao động.
- Hệ thống các chính sách về thị trường lao động mặc dù đã được đổi mới nhiều nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Còn thiếu những chính sách cần thiết để phát triển và thu hút đội ngũ lao động có hàm lượng chất xám cao, nâng cao sức cạnh tranh của thị trường lao động.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm: tỷ trọng nông nghiệp trong GDP trong các năm (năm 2005%: 21.02%, năm 2006: 20.4%, năm 2007: 20.06), tỷ trong ngành công nghiệp trong GDP trong các năm (năm 2005: 40.97%, năm 2006: 41.08%, năm 2007: 41.67%), tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP trong các năm (năm 2005: 38.01%, năm 2006: 38.08%, năm 2007: 38.27%) điều này tác động manh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động
Phần III: GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN CHO 3 NĂM 2008 - 2010 NĂM 2008 - 2010