Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần tập đoàn HiPT

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT (Trang 48 - 61)

- trong đó: CF Lãi vay 1161408 1029124 367

2.2.3.Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần tập đoàn HiPT

Để hiểu rõ chính sách quản lý tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần tập

đoàn HiPT ta đi sâu vào phân tích các chính sách sau: 2.2.3.1. Chính sách quản lý ngân quỹ

Thực tế cho thấy tiền mặt là loại tài sản có tỷ lệ sinh lời rất thấp, hầu hết các công ty và khách hàng đều giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng, do đó công ty xuất nhập khẩu thường giữ lại một lượng tiền nhỏ để thanh toán hàng ngày, thanh toán lương cho công nhân hay tạm ứng...

Bảng 2.7 : Cơ cấu ngân quỹ của công ty

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.Tiền mặt 129861 5,25 4377448 30,79 3084654 10,72 2.Tiền gửi ngân hàng 2345906 94.75 9840490 69,21 28780347 89,28 3.Tiền đang chuyển 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 24757677 100 14217938 100 31865001 100

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2005- 2007 của công ty )

Nhưng số liệu trong bảng 2.7 cho thấy việc nắm giữ tiền mặt của công ty ngày càng tăng . Đặc biệt tăng manh trong năm 2006 với tỷ lệ tiền mặt nắm giữ năm 2005 là 5,25 % ; đến năm 2006 tỷ lệ này là 30,79% tăng 25,54% so với năm 2005. Năm 2007 vốn bằng tiền tăng mạnh gấp gần 14 lần năm 2005 và hơn 2 lần năm 2006. Tuy nhiên, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trên vốn bằng tiền là 10,72% giảm 20,09% so với năm 2006 và tăng 5,47% so với năm 2005.

Các doanh nghiệp gửi tiền ngân hàng nhằm mục đích thu được khoản tiền lãi đồng thời phục vụ trong việc giao dịch với các khách hàng và các công ty khác. Việc công ty nắm giữ tỷ lệ tiền mặt tăng lên đồng nghĩa với việc tỷ lệ tiền gửi ngân hàng giảm qua các năm.

Hiện nay công ty chưa áp dụng mô hình quản lý ngân quỹ cụ thể nào, chính sách quản lý ngân quỹ của công ty trong những năm qua chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tế cho nên còn nhiều hạn chế.

Là một công ty kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nên các quan hệ thanh toán hay các quan hệ với khách hàng của công ty rất đa dạng, phức tạp không chỉ giới hạn phạm vi trong nước mà còn mở rộng ra nước ngoài.

Việc quản lý vốn bằng tiền của công ty rất phức tạp, phải theo dõi thường xuyên từ đó duy trì một lượng tiền phù hợp và đăc biệt là có một cơ cấu vốn bằng tiền hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty, có như vậy mới đảm bảo an toàn đồng thời đảm bảo khả năng sinh lợi cho công ty.

2.2.1.3. Các khoản phải thu

Các khoản phải thu tăng điều đó thể hiện hàng hoá của công ty được tiêu thụ tăng nhưng việc tăng khoản phải thu sẽ ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của công ty.

Các khoản phải thu là các khoản bán chịu hay giá trị tài sản của công ty bị các đối tác chiếm dụng. Để đảm bảo sử dụng các khoản phải thu hiệu quả một mặt công ty phải có chính sách bán hàng thích hợp để vừa kích thích đối tác trả tiền nhanh vừa hạn chế tối đa bị chiếm dụng hay không để tình trạng nợ khó đòi xảy ra. Tuy nhiên, đã nói đến kinh doanh thì phải chấp nhận nợ, vấn đề là các nhà quản lý tài chính phải làm thế nào để hạn chế tối đa bị chiếm dụng vốn và xem xét số vốn bị chiếm dụng đó có hợp lý hay không để có biện pháp xử lý thích hợp.

Bảng 2.8: Cơ cấu các khoản phải thu

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.P/thu khách hàng 8788854 71,59 32974651 81,05 120423617 74,80

2.Trả trước người bán

3261113 26,56 2475551 6,08 15716036 9,76

3.Phải thu nội bộ 0 500000 0,0012 0

4.Phải thu khác 226833 1,85 5566261 13,68 25293209 15,71

5.Dự phòng phải thu khó đòi

0 -331901 -0,82 -442130 -0,27

Tổng cộng 12276800 100 40685063 100 160990732 100

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2005- 2007 của công ty )

Theo bảng trên cho thấy các khoản phải thu của công ty chủ yếu là phải thu từ khách hàng. Các khoản phải thu khách hàng cao là do sản phẩm, dịch vụ của công ty được bán trực tiếp cho các đối tác với hình thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc ghi nợ theo điều kiện của từng hợp đồng nhưng thường là ghi nợ. Đối với khách hàng khi mua hàng, dịch vụ trả tiền ngay hoặc thanh toán đúng hạn thì công ty áp dụng hình thức chiết khấu thanh toán theo tỷ lệ được ghi trong hợp đồng. Ngược lại, các khách hàng có nợ quá hạn hay nhiều lần thanh toán không đúng hạn thì công ty có thể ngưng cung cấp hàng.

Phải thu khách hàng chiếm một tỷ trọng khá lớn trên tổng các khoản phải thu, nếu năm 2005 là 71,59% thì đến năm 2006 con số này là 81,05%, tăng 9,46%, không những tăng về tỷ trọng mà còn tăng mạnh về giá trị đạt mức 32,9 đồng gấp gần 4 lần giá trị năm 2005. Năm 2007 tỷ trọng là 74,8% giảm 7,15% so với năm 2006 nhưng về giá trị tăng gần 4 lần so với năm 2006 và gần 15 lần so với năm 2005. Giá trị các khoản phải thu tăng mạnh qua từng năm điều đó thể hiện hàng hoá,dịch vụ của công ty được tiêu thụ tăng. Tuy nhiên tăng các khoản

phải thu sẽ ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của công ty,nó có thể đem lại rủi ro cho công ty trong trường hợp khó thu hồi lại những khoản phải thu đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các khoản trả trước của người bán là các khoản công ty ứng tiền trước để đặt cọc cho mỗi phần giá trị của lô hàng hoặc một phần của hợp đồng nào đó để được hưởng lợi thế hoặc chiết khấu cao khi nhận hàng. Cho dù được hưởng những ưu đãi như thế nào, công ty cũng nên cân nhắc việc ứng tiền trước khi mua hàng vì như vậy sẽ bị chiếm dụng vốn vì đối tác nhận được tiền trước khi mua hàng. Năm 2005 tỷ trọng là 26,56%, một tỷ trọng khá lớn, tỷ trọng này giảm mạnh xuống còn 6,08% trong năm 2006, giá trị các khoản trả trước cũng giảm khoảng 8 tỷ. Năm 2007 tỷ trọng là 9,76% tăng 3,68% so với năm 2007, giảm so với năm 2005 16,8% ,nhưng giá trị tăng lên khoảng 12,45 tỷ so với năm 2005 và hơn năm 2006 là 13,24 tỷ.

Các khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong bảng cân đối kế toán của công ty, cụ thể năm 2006 là 13,68%, năm 2007 là 15,71%, mặc dù năm 2005 tỷ trọng này là 1,85% .

Qua số liệu trên đây ta thấy tỷ lệ các khoản phải thu của khá cao, công ty cần đẩy nhanh tiến trình thu hồi nợ, bên cạnh đó các nhà quản lý tài chính cần phải thực hiện việc phân tích, thẩm định khách hàng trước khi cấp tín dụng thương mại. Đây là một việc làm hết sức cần thiết tránh trường hợp cho những đối tượng khách hàng vay mà không có khả năng chi trả.

Để quản lý và sử dụng hiệu quả các khoản phải thu thì điều quan tâm trước tiên của các nhà quản trị doanh nghiệp là phải quả lý chặt khoản phải thu khách hàng, có nghĩa là phải đưa ra chính sách bán hàng và thu hồi nợ hợp lý để kích thích khách hàng thanh toán nhanh, tránh bị chiếm dụng vốn. Mặt khác,

2.2.1.4. Hàng tồn kho của công ty

Hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến ra một cách thường xuyên và liên tục. Hàng tồn kho ở công ty bao gồm: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất; chi phí sản xuất kinh doanh dở dang; thành phẩm sản xuất; hàng hoá nhập khẩu và mua trong nước để bán.

Công ty chuyển giao công nghệ từ nước ngoài về Việt Nam tức là nhập khẩu các công nghệ máy móc thiết bị từ nước ngoài về để tiêu thụ. Do đó công ty rất quan tâm đến việc dự trữ hàng hóa cho kinh doanh, cho quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra liên tục. Tuy nhiên việc dự trữ hàng hóa quá cao có thể gây ra tình trạng ứ đọng vốn cho công ty. Để khắc phục tình trạng này hàng năm công ty đã cố gắng để làm giảm tỷ trọng này xuống, năm 2005 tỷ trọng này là 64,68%, sang năm 2006 giảm xuống 40,32% còn 24,36% giá trị giảm khoảng 9 tỷ, năm 2007 tiếp tục giảm 4,2% còn 20,16% , tuy nhiên giá trị tăng khoảng 48 tỷ đồng. Qua bảng 2.9 cho thấy hàng tồn kho của công ty chủ yếu là hàng hóa. Hàng hoá của công ty bao gồm hàng hóa nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài và hàng hóa mua của các đơn vị trong nước để bán lại. Cụ thể, năm 2005,2006 hàng hóa chiếm 100% tổng giá trị hàng tồn kho.

Bảng 2.9: Hàng tồn kho của công ty

Đvt:1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.Hàng hóa 27139242 100 18082781 100 24087831 36,63

2.Hàng gửi bán 0 0 0 0 41088228 62,48

3.CF SXKDD 0 0 0 0 581647 0,89

4.DPGG HTK 0 0 0 0 0

Tổng cộng 27139242 100 18082781 100 65757707 100

( Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2005 - 2007của công ty)

Năm 2007 hàng hóa tồn kho giảm xuống còn 36,63%, do lượng hàng gửi bán tăng lên 62,48%. Tuy nhiên giá trị hàng hóa tồn kho tăng so với năm 2006 khoảng 6 tỷ. Trị giá hàng tồn kho lớn giúp công ty luôn cung ứng hàng hóa kịp thời cho hoạt động kinh doanh. Nhưng hàng tồn kho là hàng hóa có tính thanh khoản không cao, dễ xảy ra tình trạng tồn kho ứ đọng. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định được lượng tồn kho hợp lý và sử dụng chúng có hiệu quả.

Bảng 2.10: Hệ số vòng quay hàng tồn kho

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu thuần 104165983 125327264 329702161

Hàng tồn kho bình quân 38977485 22611011,5 41920244

Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 2,7 5,5 7,8

Chu kỳ lưu kho( ngày) 135 65 46

( Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2005 - 2007của công ty)

Vòng quay hàng tồn kho của công ty năm 2005 là 2,7 vòng tương ứng với chu kỳ lưu kho là 135 ngày, năm 2006 vòng quay hàng tồn kho là 5,5 vòng tăng 2,8 vòng so với năm 2005 đồng thời chu kỳ lưu kho giảm tương ứng xuống còn 65 ngày. Sang năm 2007 vong quay hàng tồn kho tăng thêm 2,3 vòng so với năm

lưu kho ở mức cao nhất( 135 ngày), tiếp đến là năm 2006 (65 ngày), thấp nhất là năm 2007(46 ngày). Năm 2006,2007 tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho cũng khá nhanh cho thấy hiểu quả sử dụng hàng tồn kho cao góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho trong tổng tài sản lưu động. Để nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho công ty cũng cần quan tâm hơn đến việc bảo quản và luân chuyển hàng tồn kho.

2.2.3.4. Chính sách tài trợ tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần tập đoàn HiPT được tài trợ từ hai nguồn chính đó là nguồn vốn huy động từ bên trong và nguồn vốn huy động từ bên ngoài doanh nghiệp. Nếu công ty huy động được nguồn vốn lớn từ nhiều nguồn khác nhau mà trình độ quản lý và sử dụng kém thì dễ dẫn đến thất thoát vốn, không có khả năng hoàn trả. Ngược lại, nếu công ty có nhu cầu sử dụng một lượng vốn nhất định để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh mà không tìm được nguồn tài trợ thích hợp thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Nguồn vốn huy động từ bên trong công ty:

Qua bảng ta thấy nguồn vốn huy động từ bên trong công ty tương đối lớn và tăng nhanh qua các năm. Cụ thể năm 2005 nguồn vốn chủ sở hữu là 14,5 tỷ chiếm 14,24% tổng nguồn vốn sang năm 2006 đã tăng lên mức 36,7 tỷ chiếm 25,88% tổng nguồn vốn, tăng 22,2 tỷ đồng thời tăng 11,64% so với năm 2005.

Bảng 2.11: Bảng cơ cấu vốn

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn tự có 14534109 14,24 36769565 25,88 294923767 68,32

Vốn vay 41209020 40,37 44531505 31,34 66549349 15,42

NV chờ TT 46330947 45,39 60773390 42,78 70221284 16,26

Tổng 102074076 100 142074460 100 431694400 100

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2005- 2007 của công ty)

Năm 2006 mức vốn tăng mạnh đạt mức 294,9 tỷ chiếm 68,32% tổng nguồn vốn, về giá trị nó gấp 8 lần năm 2006 và khoảng 20 lần năm 2005. Có thể nói đây là mức tăng đột biến sở dĩ có điều này là do năm 2007 mức thặng dư vốn cổ phần tăng nhanh. Nhận thấy tiềm năng phát triển của công ty các cổ đông đầu tư mạnh làm tăng vốn chủ sở hữu.

• Nguồn vốn huy động từ bên ngoài công ty

Nguồn vốn huy động từ bên ngoài công ty thường gồm hai phần chính đó là nguồn vốn vay và nguồn vốn chờ thanh toán hay còn gọi là nguồn vốn huy động từ các khoản nợ phải trả trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Nguồn vốn vay:

Căn cứ vào hoạt động thực tế của công ty cổ phần tập đoàn HiPT nguồn vốn vay bao gồm: vay ngắn hạn ở các ngân hang thương mại, vay dài hạn để đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh.

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Sổ tiền % Sổ tiền % Sổ tiền %

Vay ngắn hạn 35250000 85,54 40772485 91,56 64990329 97,66

Vay dài hạn 5959020 14,46 3759020 8,44 1559020 2,34

Tổng 41209020 100 44531505 100 66549349 100

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2005 - 2007 của công ty)

Theo bảng 2.12 trên có thể dễ dàng nhận thấy qua các năm thì nguồn vốn vay ngắn hạn tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn vay. Năm 2005 vốn vay của công ty là 41,2 tỷ đồng thì nguồn vốn vay ngắn hạn là 35,2 tỷ chiếm 85,54% tổng nguồn vốn vay, vay dài hạn chiếm 14,46%. Năm 2006 mức vốn vay tăng lên mức 44,5 tỷ hơn năm 2005 3,3 tỷ , trong đó vay ngắn hạn là 40,7 tỷ chiếm 91,56% tăng 6,02% so với năm 2006, mức vay dài hạn chỉ đạt 3,7 tỷ chiếm 8,44% tổng vốn vay. Sang năm 2007 mức vay dài hạn giảm đáng kể chỉ còn chiếm 2,34% , hầu như vốn vay là vay ngắn hạn với 97,66% tăng 6,01% so với năm 2006. Tổng mức vốn vay cũng tăng 22 tỷ đạt mức 66,5 tỷ. Do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh nên nguồn vốn vay tăng lên để đáp ứng nhu cầu đó. + Nguồn vốn chờ thanh toán:

Nguồn vốn này bao gồm các khoản nợ phải trả từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng chưa đến hạn trả như: các khoản phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước, các khoản phải nộp ngân sách, các khoản lương thưởng phải trả công nhân viên, các khoản phải trả khác.

Bảng 2.13: Cơ cấu nguồn vốn chờ thanh toán

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Phải trả người bán 20217369 43,64 20393263 33,56 26998445 38,45

Người mua trả trước 4549401 9,82 3314774 5,45 11452681 16,31 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuế phải nộp NS 271503 0,59 1445666 2,37 5676900 8,08

Phải trả nhân viên 0 127674 0,21 442124 0,63

Phải trả khác 21292675 45,95 35492013 58,41 25651134 36,53

Tổng 46330948 100 60773390 100 70221284 100

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2005 - 2007 của công ty)

Theo bảng trên cho thấy trong năm 2005 nguồn vốn chờ thanh toán là 46,3 tỷ đồng; sang năm 2006 là 60,7 tỷ đồng tăng 14,4 tỷ đồng. Chỉ tiêu này cũng tăng trong năm 2007 với mức 70,2 tỷ đồng tăng 9,5 tỷ đồng so với năm 2006 và tăng 23,9 tỷ đồng so với năm 2005.

Là doanh nghiệp kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nên quá trình kinh doanh phát sinh rất nhiều các hoạt động, các khoản chi phí. Chính vì thế các khoản phải trả khác của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn chờ thanh toán. Năm 2005 các khoản phải trả khác là 21,3 tỷ chiếm 45,95%, tiếp theo là khoản phải trả người bán 43,64%, các khoản người mua trả trước 9,82%, các khoản phải trả nhà nước ít nhất chỉ chiếm 0,59%. Các khoản phải trả khác trong năm 2006 cao nhất đạt mức 35,5 tỷ đồng cao hơn năm 2005 14,2 tỷ đồng và năm 2007 là 9,9 tỷ đồng, chiếm 58,41% trong tổng nguồn vốn chờ thanh toán. Kế đến là khoản phải trả người bán chiếm 33,56%, người mua trả trước chiếm 5,45%, các khoản phải nộp ngân sách nhà nước chiếm 2,37%, khoản phải trả công nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT (Trang 48 - 61)