- trong đó: CF Lãi vay 1161408 1029124 367
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh các kết quả đạt được công ty cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định đó là hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn còn chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của công ty, biểu hiện ở các mặt sau:
- Hệ số thanh toán hiện hành của công ty không ổn định qua các năm công ty không phải lúc nào cũng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Có những năm hệ số thanh toán nhỏ hơn 1 có những năm hệ số này lại quá cao
- Hệ số thanh toán nhanh của công ty thấp, công ty không có khả năng thanh toán các khoản nợ.
- Công ty duy trì một số dư ngân quỹ hàng năm với tỷ lệ rất lớn cho nên vốn bị ứ đọng, châm luân chuyển và rất lãng phí. Do đó, để vốn được sử dụng có hiệu quả hơn thì công ty nên duy trì một số dư ngân quỹ hợp lý sao cho đủ để thanh toán, phần còn thừa nên có kế hoạch đầu tư vào chứng khoán hoặc nhanh chóng đưa vào sản xuất kinh doanh.
- Doanh thu của công ty tăng cao qua các năm kéo theo các khoản phải thu của khách hàng tăng. Khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản lưu động của công ty, hằng năm đều lớn hơn 29%. Nếu các khoản phải thu khách hàng có một tỷ lệ nợ quá hạn hay nợ khó đòi thì vốn của công ty bị chiếm dụng do đó công ty nên có chính sách thu tiền thích hợp để hạn chế tối đa bị chiếm dụng vốn.
- Hàng tồn kho chiếm tỷ lệ cao. Trong đó, hàng hoá tồn kho chiếm tỷ trọng rất cao nếu bảo quản không tốt hàng hoá sẽ kém chất lượng, khó tiêu thụ sẽ dẫn đến tình trạng bị ứ đọng vốn thì khả năng luân chuyển chúng thành tiền là rất chậm.
- Chi phí sử dụng vốn cao vì công ty phải huy động vốn thêm từ nhiều nguồn khác nhau để đầu tư
- Kết cấu tài sản ngắn hạn của công ty chưa hợp lý, cụ thể là hàng tồn kho và các khoản phải thu quá cao trong tài sản ngắn hạn. Mặt khác, cơ cấu của tài sản cũng chưa hợp lý cụ thể là tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao so với tài sản cố định làm cho hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cũng như doanh lợi vốn lưu động chưa cao và thấp hơn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
- Nhận thức của lãnh đạo công ty về công tác quản lý tài sản ngắn hạn chưa thật tốt, từ đó làm cho công tác tổ chức quản lý mang tính khoa học chưa cao, làm giảm hiệu quả sử dụng của tài sản ngắn hạn.
- Chính sách quản lý tài sản chưa phù hợp, chưa có quy định rõ ràng trong việc phân cấp tài sản để quản lý làm cho hiệu quả sử dụng của tài sản không cao. - Hệ thống thông tin quản lý chưa đảm bảo yếu tố cập nhật thường xuyên, chưa đảm bảo tính hệ thống và chính xác. Những hạn chế trên đây cho thấy trình độ quản lý của công ty là không tốt. Hiện nay phòng tài chính và phòng kế toán nhập làm một, các nghiệp vụ tài chính đều do các kế toán thực hiện mà họ lại không có chuyên môn sâu về lĩnh vực tài chính gây ra sự quá tải trong công việc và giảm chất lượng công tác tài chính. Có thể nói đây là nguyên nhân chính tác động đến việc sử dụng không hiệu quả các loại tài sản lưu động.
Do khâu thẩm định chưa tốt và việc kiểm soát cấp tín dụng thương mại quá nhiều mà không hiệu quả làm cho khoản phải thu của công ty quá cao. Công ty chưa xác định được nhu cầu dự trữ một cách hợp lý đối với hàng nhập khẩu.
cũng trở thành vay ngắn hạn, do đó yêu cầu đặt ra đối với công ty là phải hạch toán kinh doanh hết sức cẩn thận nếu không sẽ gặp rủi ro.
Các nhà quản lý cần nâng cao trình độ để ra quyết định về việc lựa chọn cơ cấu nguồn vốn tài trợ hợp lý vừa đảm bảo khả năng sinh lời vừa phải an toàn.
Tín dụng thương mại là một chính sách quan trọng giúp công ty có thể giành thắng lợi trong cạnh tranh, việc cấp tín dụng thương mại sẽ thu hút được nhiều khách hàng nhưng hiện nay chính sách này chưa được công ty quan tâm nhiều đến. Để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận công ty đã cấp tín dụng thương mại một cách tràn lan dẫn đến tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn lớn.
Công ty không có đội ngũ cán bộ chuyên sâu trong lĩnh vực thẩm định tài chính và kiểm soát khách hàng nên không theo dõi được các khoản phải thu dẫn đến các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản lưu động, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi cao.
Trong những năm qua đầu tư ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ, đầu tư chứng khoán các năm đều bằng 0. Do thị trường chứng khoán ở Việt Nam chưa phát triển hơn nữa công ty chưa có cán bộ am hiểu về những ưu điểm về thị trường chứng khoán nên không dám mạnh dạn đầu tư vào.
Công ty đã nắm giữ một lượng vốn bằng tiền rất lớn để đảm bảo khả năng thanh toán gây ra sự lãng phí, và công ty mất đi chi phí cơ hội nếu đầu tư vào một dự án nào đó.
Hệ thống kênh phân phối sản phẩm và bộ phận marketing của công ty mới được thành lập nên các hoạt động marketing và các hình thức xúc tiến bán hàng chưa phát triển. Do vậy hiệu quả hoạt động bán hàng của công ty còn yếu, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao.
- Do thị trường công nghệ thông tin của nước ta còn non trẻ và đang ở rạng tiềm năng chứ chưa phát triển thực sự
Một trong những thách thức chung hiện nay là nguồn kinh phí nhở giọt, khó tạo điều kiện cho ngành CNTT- VT có lực để cất cánh thực sự
Sự phát triển của thị trường kèm theo sự ra đời của các công ty tin học trong và ngoài nước, làm cho thị trường đã nhỏ lại nhiều đối thủ cạnh tranh.
Xuất nhập khẩu Cơ chế chính sách tạo ra hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động, các doanh nghiệp phải tuân theo những quy định mà pháp luật ban hành. Tuy nhiên luật ban hành của Nhà nước còn chưa hoàn chỉnh, thường xuyên sửa đổi tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việt nam chưa hình thành được các giải pháp đồng bộ về thị trường, công nghệ, đầu tư để hỗ trợ cho các hoạt động thâm nhập thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp như các quyết định về thuế xuất nhập khẩu, thủ tục xuất nhập cảng của chúng ta còn rườm rà, phức tạp. Bên cạnh đó sự thiếu nghiêm minh, đồng bộ của hệ hệ thống pháp luật đã gây không ít khó khăn cho công ty
Thị trường tài chính chưa phát triển, chưa tạo điều kiện quản lý tài sản lưu động hiệu quả, cho nên việc huy động vốn thông qua thị trường tài chính vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó hoạt động không hiệu quả của các công ty chứng khoán đã làm cho công ty không tin tưởng để đầu tư chứng khoán. Điều đó đã hạn chế khả năng huy động vốn để đa dạng hoá cơ cấu nguồn vốn của công ty. Công ty mới chỉ huy động được từ nguồn ngân sách Nhà nước, vay ngân hàng, tín dụng thương mại... chứ chưa có cơ hội để áp dụng các hình thức huy động vốn mới như phát hành trái phiếu, mua bán nợ trên thị trường chứng khoán...
CHƯƠNG III