Cách thức quản lý phần mềm

Một phần của tài liệu nhập môn linux và phần mềm mã nguồn mở (Trang 74 - 75)

Quản lý phần mềm

8.1.3Cách thức quản lý phần mềm

Các phần mềm sử dụng các thư viện phần mềm chung, có các chức năng chung do đó phụ thuộc lẫn nhau. Như vậy khi thực hiện các thao tác trên phần mềm chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các phần mềm khác. Do đó cần quản lý sự ràng buộc giữa các phần mềm, đảm bảo các thành phần của phần mềm luôn luôn sẵn sàng. Có một số cách tiếp cận để quản lý phần mềm:

Độc lập Các phần mềm tự quản lý việc thực hiện các thao tác trên phần mềm. Tự kiểm tra các thư viện phần mềm, các tệp cấu hình thiếu/thừa,

nếu cần thì sẽ cài đặt. Nhược điểm của phương pháp này là người tạo ra các phần mềm sẽ phải quan tâm đến nhiều vấn đề không liên quan gì đến chức năng chính của phần mềm.

Sử dụng kịch bản Để cho thuận tiện, các thao tác kiểm tra cài đặt ở trên được tập hợp lại thành các script, sử dụng chung bởi các nhà phát triển phần mềm. Như vậy sẽ giảm bớt khối lượng công việc cần thực hiện để tạo các module kiểm tra và cài đặt nói trên. Tuy nhiên, các kịch bản này không có đủ khả năng để có thông tin về các phần mềm khác cần thiết cho hoặc dựa vào phần mềm đang xem xét.

CSDL về phần mềm Để thực hiện được các thao tác kiểm tra và cài đặt, cần có một CSDL chung, lưu trữ các thông tin về các phần mềm cài đặt trên hệ thống, đặc biệt là ràng buộc giữa các phần mềm. Kịch bản kiểm tra, cài đặt và gỡ bỏ sẽ được chuẩn hóa cho tất cả các phần mềm, nhà phát triển sẽ không cần phải quan tâm đến nữa.

Công cụ quản lý chung Một bước tiếp theo là quản lý tất cả các phần mềm bằng công cụ quản lý chung, có CSDL phần mềm, có đầy đủ các công cụ cho phép kiểm tra, cấu hình, cài đặt và gỡ bỏ các phần mềm.

Trong mục này đã đề cập đến các khái niệm cơ bản nhất về quản lý phần mềm trong hệ thống. Các mục tiếp theo sẽ đề cập đến việc thực hiện, sử dụng các cơ chế quản lý phần mềm trong hệ điều hành Linux.

Một phần của tài liệu nhập môn linux và phần mềm mã nguồn mở (Trang 74 - 75)